Thứ hai 16/06/2025 23:48
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Trái phiếu Chính phủ quý I: Hoàn thành 26,2% kế hoạch cả năm 2023

16/04/2023 23:21
Kho bạc Nhà nước đã phát hành 104,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, gấp 2,5 lần lượng phát hành trong quý I/2022, hoàn thành 26,2% kế hoạch cả năm 2023.

Trong tháng 3, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã phát hành 35,4 nghìn tỷ đồng (- 3,1% MoM) trái phiếu chính phủ (TPCP). Thanh khoản hệ thống dồi dào thúc đẩy nhu cầu TPCP với khối lượng đặt thầu gấp 3,5 lần khối lượng gọi thầu.

Tính đến cuối tháng 3, KBNN đã phát hành 104,9 nghìn tỷ đồng TPCP, gấp 2,5 lần lượng phát hành trong quý 1/2022, hoàn thành 97,1% kế hoạch quý 1/2023 và 26,2% kế hoạch cả năm 2023.

Trái phiếu Chính phủ quý I đã hoàn thành 26,2% kế hoạch cả năm 2023
Trái phiếu Chính phủ quý I đã hoàn thành 26,2% kế hoạch cả năm 2023.

Trong các phiên đấu thầu TPCP gần nhất của tháng 3, lợi suất trúng của kỳ hạn 10 năm và 15 năm (chiếm 75% tổng lượng phát hành trong tháng 3) đều giảm khoảng 70 điểm cơ bản so với tháng trước (MoM) xuống lần lượt 3,45% và 3,60% - mức thấp nhất kể từ tháng 9/2022 .

Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp cũng giảm 90 – 115 điểm cơ bản so với tháng trước, nhờ một số yếu tố như thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạ lãi suất điều hành vào ngày 14/03 và lợi suất trái phiếu toàn cầu giảm.

Vào cuối tháng 3, lợi suất các kỳ hạn 5 năm và 10 năm lần lượt giao dịch mức 2,95% (-93 điểm cơ bản MoM) và 3,24% (-114 điểm cơ bản MoM) - mức thấp nhất kể từ tháng 7/2022.

Lợi suất TPCP tiếp tục giảm nhẹ vào đầu tháng 4 trong bối cảnh lợi suất trái phiếu toàn cầu giảm (đặc biệt là lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ). Tuy nhiên, đà giảm lợi suất TPCP trong nước có thể suy yếu do thanh khoản hệ thống đã thu hẹp so với tháng 3.

Lợi suất giao dịch bình quân của Trái phiếu Chính phủ do KBNN phát hành tăng nhiều nhất ở các kỳ hạn 10-15 năm và 25-30 năm, tăng tương ứng 17,45% và 13,54% so với cùng kỳ tháng trước, hiện đạt mức lợi suất bình quân tương ứng khoảng 4,18% và 4,88%; giảm nhiều nhất ở kỳ hạn 3 năm, 1 năm và 5 năm, giảm tương ứng 10,24%, 7,95% và 7,55% so với cùng kỳ tháng trước, hiện đạt mức lợi suất bình quân tương ứng khoảng 3,6%; 3,66% và 3,47%.

Xét về kỳ hạn giao dịch, các kỳ hạn trung và dài hạn từ 7 năm trở lên là các kỳ hạn được giao dịch nhiều nhất toàn thị trường. Theo đó, được giao dịch nhiều nhất trong tháng là kỳ hạn 10 năm, 15 năm, và 7 năm với tỷ trọng so với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường tương ứng là 23,96%; 18,38% và 12,26%.

Trong tháng 3/2023, thị phần giao dịch của khối Ngân hàng thương mại chiếm tương ứng về giá trị giao dịch Outright và Repos so với toàn thị trường là 66,94% và 96,72%, khối Công ty Chứng khoán là 33,06% và 3,28%.

PV (t/h)

Bài liên quan
Tin bài khác
Vai trò “trú ẩn an toàn” của đồng USD đang dần phai nhạt?

Vai trò “trú ẩn an toàn” của đồng USD đang dần phai nhạt?

Dù căng thẳng ở Trung Đông gia tăng, đồng USD không còn phản ứng mạnh như trước. Giới đầu tư đang đặt câu hỏi liệu vai trò “trú ẩn an toàn” của USD có đang dần phai nhạt?
Ngày không tiền mặt 2025: Lan tỏa lối sống số, thúc đẩy phát triển kinh tế

Ngày không tiền mặt 2025: Lan tỏa lối sống số, thúc đẩy phát triển kinh tế

Ngày 14/6, sự kiện khai mạc Ngày không tiền mặt 2025 và Hội thảo “Thanh toán không tiền mặt: Động lực tăng trưởng kinh tế số” chính thức diễn ra tại TP.HCM, thu hút sự tham dự của hơn 300 lãnh đạo các bộ ngành, chuyên gia, doanh nghiệp. Đây là năm thứ 7 liên tiếp sự kiện được tổ chức, minh chứng cho tính cấp thiết và ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của hình thức thanh toán hiện đại này đối với tiến trình phát triển kinh tế số.
LOTTE Finance đổ thêm vốn, khẳng định vị thế tại Việt Nam

LOTTE Finance đổ thêm vốn, khẳng định vị thế tại Việt Nam

LOTTE Finance vừa tăng vốn điều lệ lên 4.912 tỷ đồng, khẳng định cam kết đầu tư dài hạn vào Việt Nam. Mở rộng mạnh mẽ các dịch vụ tài chính, củng cố vị thế.
Xu hướng “phi đô la hóa”: Châu Á đang tách rời khỏi đồng USD

Xu hướng “phi đô la hóa”: Châu Á đang tách rời khỏi đồng USD

Từ ASEAN đến BRICS, ngày càng nhiều nền kinh tế châu Á giảm sử dụng đồng USD trong thương mại và dự trữ ngoại hối, phản ánh lo ngại địa chính trị và biến động chính sách tiền tệ Mỹ.
Chính sách tiền tệ 2025-2026: Dòng tiền, lãi suất sẽ ra sao?

Chính sách tiền tệ 2025-2026: Dòng tiền, lãi suất sẽ ra sao?

Chính sách tiền tệ 2025-2026 của Việt Nam đang được Ngân hàng Nhà nước linh hoạt điều chỉnh. Các động thái này được kỳ vọng sẽ định hình lại dòng vốn và lãi suất.
Đồng rúp Nga: “Hiện tượng lạ” giữa cơn bão cấm vận và giá dầu giảm

Đồng rúp Nga: “Hiện tượng lạ” giữa cơn bão cấm vận và giá dầu giảm

Bất chấp chiến tranh, lạm phát và trừng phạt, đồng rúp Nga đã ghi nhận mức tăng hơn 40%, trở thành đồng tiền tăng mạnh nhất toàn cầu tính đến nay trong năm 2025.
Nhà đầu tư ngoại mua ròng 284 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Nhà đầu tư ngoại mua ròng 284 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 5/2025, HNX đã tổ chức 17 phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, huy động được tổng cộng 18.049,5 tỷ đồng.
Tiền kỹ thuật số và bài toán khó của các ngân hàng trung ương

Tiền kỹ thuật số và bài toán khó của các ngân hàng trung ương

Khi các ngân hàng trung ương lớn vẫn loay hoay với tiền kỹ thuật số, những nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc hay Brazil lại đang âm thầm dẫn đầu cuộc đua số hóa tiền tệ.
Bài học từ Thụy Sĩ: Đồng tiền mạnh không phải "kẻ thù" của ngành sản xuất

Bài học từ Thụy Sĩ: Đồng tiền mạnh không phải "kẻ thù" của ngành sản xuất

Dù sở hữu đồng tiền mạnh nhất thế giới, nhưng Thụy Sĩ vẫn luôn giữ vững vị thế quốc gia xuất khẩu hàng đầu nhờ vào chất lượng, công nghệ và năng suất, và là bài học cho các nền kinh tế phát triển.
Morgan Stanley: Đồng đô la có thể giảm 9% trong năm tới

Morgan Stanley: Đồng đô la có thể giảm 9% trong năm tới

Morgan Stanley dự báo chỉ số DXY sẽ giảm 9% trong năm tới, kéo đồng đô la Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ đại dịch Covid-19, trong bối cảnh Fed được kỳ vọng sẽ cắt giảm mạnh lãi suất.
Liệu vàng có thể trở lại “ngai vàng” tiền tệ?

Liệu vàng có thể trở lại “ngai vàng” tiền tệ?

Dù đã bị loại khỏi hệ thống tiền tệ từ năm 1971, vàng vẫn được nhắc đến trong các chiến lược tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, để vàng trở lại “ngai vàng” tiền tệ như trước đây là điều khó xảy ra.
Đồng USD hướng đến tháng giảm giá thứ năm liên tiếp

Đồng USD hướng đến tháng giảm giá thứ năm liên tiếp

Đồng USD đang hướng đến tháng giảm giá thứ năm liên tiếp, khi nhà đầu tư toàn cầu lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ và chờ đợi dữ liệu lạm phát PCE.
Giá vàng nội cao ngất, người dân giữ vàng hay chờ mở cửa nhập khẩu?

Giá vàng nội cao ngất, người dân giữ vàng hay chờ mở cửa nhập khẩu?

Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới lên tới 15 triệu đồng/lượng. Nhập khẩu hay lập sàn vàng đang trở thành hai hướng đi then chốt, song đâu là giải pháp căn cơ?
Chủ tịch ECB: Đồng euro có thể trở thành lựa chọn thay thế USD

Chủ tịch ECB: Đồng euro có thể trở thành lựa chọn thay thế USD

Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho rằng đồng euro có thể thay thế USD trong vai trò toàn cầu, nếu châu Âu cải tổ mạnh mẽ về tài chính và an ninh.
Đẩy mạnh tài chính xanh, hoàn thiện thị trường vốn hướng Net-Zero

Đẩy mạnh tài chính xanh, hoàn thiện thị trường vốn hướng Net-Zero

Mặc dù còn nhiều thách thức, Việt Nam đang từng bước xây dựng hạ tầng thị trường vốn xanh để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh và cam kết Net-Zero đến năm 2050.