Thứ tư 02/07/2025 06:25
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

TP. Hồ Chí Minh "ra tối hậu thư" giải ngân vốn đầu tư công: Chậm trễ, xử lý nghiêm!

Trước tình hình giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo mạnh mẽ, yêu cầu các sở, ban, ngành tăng tốc giải ngân, phấn đấu đạt mục tiêu 100% kế hoạch vốn.

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân đầu tư công

Mới đây, UBND TP. HCM vừa có văn bản chỉ đạo khẩn trương các sở, ban, ngành và địa phương tăng tốc phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt 100% kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được nhấn mạnh vai trò then chốt của việc giải ngân vốn đầu tư công, xác định đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, đòi hỏi sự tập trung cao độ trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện từ thủ trưởng các đơn vị. Các cá nhân và tổ chức liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố và Chủ tịch UBND Thành phố về hiệu quả của công tác này.

Văn bản chỉ đạo yêu cầu các đơn vị phải triển khai các giải pháp một cách linh hoạt, sáng tạo, kịp thời và quyết liệt để thúc đẩy giải ngân. Đặc biệt, tiến độ của các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, đường cao tốc, các dự án liên vùng và có tính lan tỏa cao cần được đẩy nhanh. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cũng lưu ý rằng việc đẩy nhanh tiến độ phải đi đôi với việc đảm bảo chất lượng công trình, dự án, kiên quyết phòng chống tiêu cực, thất thoát, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật.

tiến độ của các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, đường cao tốc, các dự án liên vùng
Đẩy nhanh tiến độ của các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, đường cao tốc, các dự án liên vùng.

Để đạt được mục tiêu này, các đơn vị được yêu cầu xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án, nhiệm vụ, với khối lượng giải ngân cụ thể theo từng tháng, quý. Ưu tiên hàng đầu là giải quyết các vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng, thi công, đất đai và tài nguyên.

UBND TP. Hồ Chí Minh cũng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ công tác thúc đẩy giải ngân đầu tư công do Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường đứng đầu. Đồng thời, kỷ luật và kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công sẽ được tăng cường, với các chế tài xử lý nghiêm đối với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu, tổ chức, cá nhân cố tình gây chậm trễ.

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị chưa hoàn tất việc trình, thẩm định, quyết định đầu tư các dự án chuẩn bị đầu tư phải nghiêm túc kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân gây ra sự chậm trễ, ảnh hưởng đến công tác phân bổ vốn đầu tư công của thành phố. Sở Nội vụ được giao nhiệm vụ tổng hợp báo cáo kết quả và đề xuất các biện pháp xử lý lên UBND TP. Hồ Chí Minh.

Tính đến cuối tháng 4/2025, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của TP.HCM mới chỉ đạt khoảng 7,2%, tương đương 6.068 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự cấp thiết của những chỉ đạo mạnh mẽ từ UBND Thành phố.

“Gỡ rối” đầu tư công trong quá trình sáp nhập

Cùng với nỗ lực đẩy nhanh giải ngân, trước đó UBND TP. Hồ Chí Minh cũng vừa ban hành Kế hoạch thực hiện chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong bối cảnh sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp của Thành phố.

Mục tiêu của kế hoạch này là đảm bảo sự liên tục và nhất quán trong quản lý và triển khai các nhiệm vụ đầu tư công, không để xảy ra đình trệ hoặc gián đoạn do việc sáp nhập, chia tách các đơn vị hành chính. Tất cả các thủ tục liên quan đến đầu tư công, từ khâu thẩm định, phê duyệt, giải phóng mặt bằng, đấu thầu, nghiệm thu cho đến thanh toán, đều phải được tiến hành thông suốt cho đến khi có quyết định chính thức về tổ chức bộ máy mới.

Đường Nguyễn Thị Định sau khi được mở rộng sẽ tăng cường kết nối với nút giao An Phú, nút giao Mỹ Thuỷ.
Đường Nguyễn Thị Định, một trong hai dự án trọng điểm của TP. Thủ Đức sau khi được mở rộng sẽ tăng cường kết nối với nút giao An Phú, nút giao Mỹ Thuỷ.

Kế hoạch nhấn mạnh nguyên tắc tuyệt đối không để công tác đầu tư công bị gián đoạn với lý do "chờ sáp nhập" hay "bỏ cấp hành chính". Các cán bộ và đơn vị gây ra sự chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công sẽ phải chịu trách nhiệm và bị xử lý nghiêm theo quy định.

TP. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện bàn giao và tiếp nhận đầy đủ, đúng phạm vi quản lý, kèm theo hồ sơ tài liệu chi tiết, bao gồm cả các khoản tạm ứng, nợ phải thu và phải trả. Các cơ quan liên quan phải phân công rõ ràng trách nhiệm để tránh tình trạng chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ.

Đặc biệt, đối với các dự án đầu tư đang triển khai nhưng cần điều chỉnh mục tiêu hoặc công năng sử dụng để phù hợp với cơ cấu tổ chức mới, các đơn vị phải chủ động báo cáo cấp có thẩm quyền để được điều chỉnh kịp thời. Cấp quyết định đầu tư sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành dự án, không để xảy ra tình trạng dở dang gây lãng phí nguồn lực.

Kế hoạch chuyển tiếp quản lý đầu tư công của TP. Hồ Chí Minh sẽ được triển khai theo ba giai đoạn, bao gồm giai đoạn chuẩn bị trước sáp nhập (hoàn tất rà soát trước ngày 15/6), giai đoạn triển khai sáp nhập, chia tách (từ 30/6 đến 30/7), và giai đoạn sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy (từ 30/7 đến 15/8). Công tác này sẽ được theo dõi và điều phối bởi tổ công tác hoặc ban chỉ đạo liên ngành.

UBND Thành phố đã giao Sở Tài chính phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của Bộ Tài chính để tham mưu xây dựng kế hoạch chi tiết cho giai đoạn triển khai sáp nhập, chia tách và giai đoạn sau khi hoàn tất sắp xếp tổ chức bộ máy.

Những động thái quyết liệt này cho thấy quyết tâm cao của chính quyền TP. Hồ Chí Minh trong việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời đảm bảo sự ổn định và liên tục trong quá trình chuyển đổi bộ máy hành chính, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của thành phố.

Tin bài khác
Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hôm nay (1/7/2025) cả 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Thời điểm này đánh dấu cuộc chuyển mình to lớn về quản trị quốc gia để phù hợp với kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Sau khi hoàn tất sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Đà Nẵng đã hoàn thiện bộ máy lãnh đạo, với đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn và lý lịch chính trị vững vàng.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Sáng ngày 30/6, Tại Hội trường Thành ủy Nha Trang, diễn ra Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, khởi đầu cho chính quyền hai cấp mới từ 1/7/2025. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Từ 1/7/2025, Quảng Trị và Quảng Bình hợp nhất thành tỉnh Quảng Trị. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt hành chính - phát triển, mở ra cơ hội liên kết vùng và phát triển bền vững.
Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Từ ngày 1/7/2025, tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
Bước ngoặt lịch sử: Phú Thọ vận hành bộ máy mới sau sáp nhập 3 tỉnh

Bước ngoặt lịch sử: Phú Thọ vận hành bộ máy mới sau sáp nhập 3 tỉnh

Lễ công bố tổ chức hành chính mới của tỉnh Phú Thọ diễn ra ngày 30/6, đánh dấu bước chuyển lịch sử với mô hình phát triển đa trung tâm, tích hợp cao.
Hân hoan trong ngày vui lớn

Hân hoan trong ngày vui lớn

Hôm nay 30/6/2025 đã được xác định là thời điểm trọng đại, khi các tỉnh thành công bố sự kiện hợp nhất địa giới, chung hòa đơn vị hành chính. Nhiều hoạt động chào mừng, ghi nhận đang sôi nổi diễn ra.
Hải Phòng – Hải Dương công bố nghị quyết sáp nhập hành chính: Dấu ấn cải cách từ Trung ương đến cơ sở

Hải Phòng – Hải Dương công bố nghị quyết sáp nhập hành chính: Dấu ấn cải cách từ Trung ương đến cơ sở

Sáng 30/6/2025, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng diễn ra Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã; kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện; thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, xã, phường, đặc khu đã diễn ra trọng thể.
Giang sơn được sắp xếp lại: Không chỉ gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn

Giang sơn được sắp xếp lại: Không chỉ gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn

Sau Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu, từ ngày 1/7/2025, tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động, giảm 29 đơn vị so với trước. Cuộc “sắp xếp lại giang sơn” được nhìn nhận “không chỉ để gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn…”.
Sáp nhập tinh giản hành chính có làm đánh mất địa danh?

Sáp nhập tinh giản hành chính có làm đánh mất địa danh?

Có một nhận định chung đang rất được lan tỏa với cộng đồng, là từ ngày 01/7, nhiều địa danh tỉnh thành sẽ mất đi, khi chính quyền thay đổi cấp bậc quản lý hành chính và tinh giản địa giới một số địa phương. Song điều đó có thật không, hay chúng ta cần cởi mở góc nhìn để nhìn nhận vấn đề?
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập thành phố, Đảng bộ và lãnh đạo TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập thành phố, Đảng bộ và lãnh đạo TP.HCM

8h sáng nay 30-6, tất cả các tỉnh, thành cả nước đồng loạt tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia: Động lực mới cho chuyển đổi số

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia: Động lực mới cho chuyển đổi số

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 160/2025/NĐ-CP về việc thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia – bước đi chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển, khai thác và ứng dụng dữ liệu trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.