Thứ năm 15/05/2025 03:07
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp triển khai sắp xếp đơn vị hành chính

Chiều 14/5, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu đã tổ chức hội nghị quan trọng nhằm đánh giá tiến độ và kết quả bước đầu của công tác sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.
Bài liên quan
Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao
VRG và Becamex IDC: Hai trụ cột chiến lược trong phát triển bền vững của Bình Dương

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, nhấn mạnh việc ba địa phương đã phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng bộ chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính nhằm tinh giản bộ máy, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị và kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Hội nghị đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tiếp theo, với mục tiêu thực hiện hiệu quả chủ trương tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương.

Theo các báo cáo trình tại hội nghị, TP. Hồ Chí Minh đã hoàn tất việc xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Sau khi sáp nhập, tổng số đơn vị hành chính cấp xã của TP. Hồ Chí Minh sẽ giảm mạnh từ 441 xuống còn 168 đơn vị, gồm 113 phường, 54 xã và 1 đặc khu – tương đương mức giảm 61,9%. Trong đó, số lượng phường, xã, thị trấn được giảm từ 273 xuống còn 102 đơn vị, tương đương 63%.

Tương tự, tỉnh Bình Dương sẽ giảm từ 91 phường, xã, thị trấn xuống còn 36 đơn vị – giảm 60%; trong khi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến sáp nhập từ 77 xuống còn 30 phường, xã, đặc khu – giảm 61%.

TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi và Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Viết Thanh chủ trì hội nghị. Ảnh Việt Dũng

Triển khai đồng bộ từ trung ương đến cơ sở

Để triển khai hiệu quả, Ban Thường vụ Thành ủy, Tỉnh ủy các địa phương đã chỉ đạo Ban Tổ chức và các cơ quan chuyên môn tổ chức hàng loạt hội nghị quán triệt, tuyên truyền sâu rộng chủ trương sắp xếp đến toàn bộ hệ thống chính trị, từ cấp tỉnh đến cơ sở. Đồng thời, ba địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc, xây dựng quy chế hoạt động và kế hoạch triển khai chi tiết đề án.

Quá trình xây dựng đề án được thực hiện nghiêm túc, có sự thống nhất về việc sắp xếp các đơn vị hành chính đi đôi với việc tổ chức lại bộ máy đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cả cấp tỉnh và cấp xã. Các địa phương cũng đã lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, trình Hội đồng Nhân dân thông qua và hoàn tất hồ sơ trình Chính phủ đúng thời hạn trước ngày 1-5.

Bố trí hợp lý cơ sở hành chính, nhân sự và tài sản công

Một trong những nội dung trọng tâm được bàn thảo kỹ lưỡng là phương án bố trí trụ sở làm việc, sử dụng tài sản công, nhân sự và sắp xếp đội ngũ cán bộ. Theo đề án, trụ sở chính trị - hành chính sẽ được đặt tại TP. Hồ Chí Minh, đồng thời duy trì hai cơ sở tại Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm ổn định tổ chức trong giai đoạn đầu sau sắp xếp. Việc điều chỉnh, phân bổ nhân lực sẽ được thực hiện linh hoạt, phù hợp với yêu cầu phát triển, đặc biệt ưu tiên giữ lại và phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao.

Các địa phương cũng thống nhất việc xây dựng báo cáo tổng thể về đội ngũ cán bộ, đồng thời xây dựng phương án nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP. Hồ Chí Minh sau khi sáp nhập theo Chỉ thị 45, Kết luận 150 và Hướng dẫn 31 của Trung ương. Đối với các địa bàn trọng điểm, có quy mô dân số lớn và tiềm năng phát triển mạnh, có thể bố trí các Ủy viên Ban Thường vụ hoặc Ban Chấp hành cấp tỉnh giữ vai trò Bí thư cấp xã nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo.

TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi phát biểu. Ảnh Việt Dũng

Đảm bảo chính sách, tư tưởng cán bộ và người lao động

Trong bối cảnh sáp nhập, việc bảo đảm tâm tư và quyền lợi của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được xem là ưu tiên hàng đầu. Các tỉnh, thành đã chủ động nắm bắt tâm lý, đề xuất chính sách hỗ trợ phù hợp. Riêng TP.HCM đã tiếp nhận 186 đơn xin giải quyết chế độ theo Nghị định 178/2024, trong đó đã có quyết định giải quyết cho 124 trường hợp, gồm 35 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.

Công tác chính trị, tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, công chức cũng được tăng cường. Các cấp ủy, cơ quan, đơn vị được chỉ đạo triển khai nghiêm túc chế độ, chính sách, đồng thời quán triệt định hướng tư tưởng, tuyên truyền kịp thời nhằm tạo sự đồng thuận, ổn định tâm lý trong toàn hệ thống chính trị và nhân dân.

Đảm bảo an ninh, tiếp tục chuyển đổi số

Trong quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, ba địa phương xác định rõ yêu cầu tăng cường an ninh chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội, kiên quyết phòng ngừa và xử lý các thông tin sai lệch, hoạt động chống phá, gây hoang mang dư luận trên không gian mạng. Đồng thời, tập trung quán triệt Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Ba địa phương cam kết sẽ tiếp tục phối hợp hoàn thiện hạ tầng, kết nối dữ liệu, đảm bảo hoạt động hành chính của các đơn vị sau sáp nhập diễn ra đồng bộ, xuyên suốt và hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Toàn thể lãnh đạo TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu khẳng định quyết tâm chính trị cao trong thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, bám sát tiêu chí và tiến độ do Trung ương đề ra. Việc sắp xếp đơn vị hành chính không chỉ là yêu cầu cải cách tổ chức bộ máy, mà còn là bước đi chiến lược nhằm tạo nền tảng vững chắc cho phát triển đô thị, kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả phục vụ nhân dân trong giai đoạn mới.

Tin bài khác
Thủ tướng Chính phủ: Phát động chiến dịch truy quét hàng giả quy mô lớn

Thủ tướng Chính phủ: Phát động chiến dịch truy quét hàng giả quy mô lớn

Sáng ngày 14/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành và cơ quan Trung ương, chính thức phát đi thông điệp cứng rắn: từ ngày 15/5 đến 15/6, cả nước sẽ đồng loạt ra quân trong một đợt cao điểm truy quét các hành vi buôn lậu, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng nhái và hàng hóa không rõ nguồn gốc.
Trung ương siết chặt xử lý lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng

Trung ương siết chặt xử lý lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng

Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa ký ban hành Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW của Ban Chỉ đạo hướng dẫn về một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí.
Nghi lễ thượng cờ, hạ cờ trên Quảng trường Ba Đình sẽ có quy định riêng

Nghi lễ thượng cờ, hạ cờ trên Quảng trường Ba Đình sẽ có quy định riêng

Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định tổ chức Nghi lễ thượng cờ, hạ cờ quốc gia trên Quảng trường Ba Đình.
Dự kiến có 38 khối tham gia lễ diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh 2/9

Dự kiến có 38 khối tham gia lễ diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh 2/9

Dự kiến lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9 sẽ có 38 khối tham gia.
TPHCM: Bổ nhiệm Giám đốc và Phó GĐ Sở Nông nghiệp và Môi trường

TPHCM: Bổ nhiệm Giám đốc và Phó GĐ Sở Nông nghiệp và Môi trường

Sáng 12/5, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường đã trao quyết định của UBND TPHCM về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở NN&MT TP.HCM. Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm, kể từ ngày 1/5.
Hai nhóm công chức bắt buộc nghỉ việc trước hạn theo Nghị định 178/2024 và 67/2025

Hai nhóm công chức bắt buộc nghỉ việc trước hạn theo Nghị định 178/2024 và 67/2025

Bộ Nội vụ xác định hai nhóm cán bộ, công chức, viên chức dôi dư buộc phải nghỉ việc trước hạn theo Nghị định 178/2024 và 67/2025, trong bối cảnh cả nước đang tinh gọn bộ máy và giảm hơn 110.000 biên chế cấp xã.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đà Nẵng sắp xếp tổ chức Đảng, lập 15 đảng bộ phường, xã mới

Đà Nẵng sắp xếp tổ chức Đảng, lập 15 đảng bộ phường, xã mới

Đà Nẵng tái cơ cấu tổ chức Đảng cấp xã, thành lập 15 đảng bộ mới và 1 chi bộ đặc khu Hoàng Sa, hoàn tất sắp xếp tổ chức trước ngày 1/7.
Quy định mới về chính sách giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư cấp xã

Quy định mới về chính sách giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư cấp xã

Bộ Nội vụ chính thức công bố quy định chuyển tiếp liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức dôi dư. Hai nhóm đối tượng buộc phải nghỉ việc trước khi kết thúc lộ trình sắp xếp bộ máy hành chính.
Đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho tỉnh, xã và đặc khu

Đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho tỉnh, xã và đặc khu

Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được trình bày tại Kỳ họp thứ 9 nhằm đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho chính quyền cấp tỉnh, xã và đặc khu, bảo đảm bộ máy hoạt động hiệu quả, đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Cởi trói lần hai, đột phá thể chế, khai phóng kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Cởi trói lần hai, đột phá thể chế, khai phóng kinh tế tư nhân

Sau gần 40 năm kể từ Đổi mới 1986, Việt Nam đã có bước chuyển mình lớn trong nhận thức và chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Ngày 04/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW, được ví như “lần cởi trói thứ hai” cho khu vực tư nhân, đánh dấu một giai đoạn mới, định vị rõ vai trò và sứ mệnh chiến lược của khu vực này.
Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.
Trực tiếp: Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Trực tiếp: Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là Kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Bước ngoặt lịch sử trong công tác lập pháp và phát triển đất nước

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Bước ngoặt lịch sử trong công tác lập pháp và phát triển đất nước

Đây là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII – một hội nghị mang tính lịch sử, thảo luận những quyết sách chiến lược đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên phát triển mới.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH", Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.