
TP Hà Nội: Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số
Sáng 20/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số thành phố chủ trì phiên họp trực tuyến lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Tại hội nghị, Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo dự thảo kế hoạch “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, triển khai chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025” và kế hoạch năm 2022; Đề án "Xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"; Kế hoạch “Phát triển kinh tế số thành phố Hà Nội đến năm 2025”. Đồng thời, Ban Chỉ đạo cũng rà soát tiến độ triển khai thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06) trên địa bàn thành phố.

Thảo luận tại phiên họp, các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã đã đóng góp ý kiến vào các kế hoạch, đề án, đồng thời đề xuất một số nội dung thực hiện trong năm 2022. Đáng chú ý, với thực tế giao thoa lĩnh vực, dễ dẫn đến chồng chéo, đan xen trong thực hiện nhiệm vụ, các thành viên Ban Chỉ đạo đề xuất gộp 3 Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và Ban Chỉ đạo Đề án 06 TP thành một Ban Chỉ đạo chung nhằm bảo đảm công tác điều hành tập trung. Đồng thời đề xuất đề ra các mốc thời gian cụ thể để các sở, ban, ngành triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, chuyển đổi số là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đối với Thủ đô còn là nhiệm vụ cấp bách, thiết thực đối với các cấp, ngành, địa phương. “Đích của chuyển đổi số phải hướng tới kết quả cụ thể, thực chất, người dân và doanh nghiệp phải là trung tâm”, ông Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.
Ông Chu Ngọc Anh yêu cầu, quá trình thực hiện chuyển đổi số phải bảo đảm đồng bộ, nhất quán, thể chế và nghiệp vụ phải đi trước một bước. Bên cạnh đó, công tác triển khai toàn bộ nền tảng chính quyền số phải thông suốt theo kiến trúc tổng thể để bảo đảm hiệu quả đầu tư; hệ thống nền tảng dùng chung bảo đảm tích hợp các yêu cầu chuyên môn của các đơn vị.
Yêu cầu xuyên suốt là đẩy mạnh quản trị công dựa trên dữ liệu hỗ trợ điều hành, tiến tới thành phố chuyển đổi số, thành phố thông minh”, Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh và cho rằng, tinh thần này phải được thể hiện trong các kế hoạch, được cụ thể hóa triển khai trong thực tế.
Về dự thảo các kế hoạch, đề án, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh yêu cầu, Sở Thông tin và Truyền thông (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo) tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo trình Ban chỉ đạo xem xét, ban hành. Trong đó, cần làm rõ trách nhiệm, đầu việc cụ thể của các sở, ban, ngành tổ chức thực hiện.
Đối với việc thực hiện Đề án 06, ông Chu Ngọc Anh đề nghị, tiếp tục phát huy trách nhiệm người đứng đầu trong tổ chức thực hiện, đồng thời, nếu có khó khăn, vướng mắc, cần báo cáo ngay về thành phố giải quyết, báo cáo Ban Chỉ đạo trung ương các nội dung vượt thẩm quyền. Chủ tịch UBND thành phố cũng đồng tình với việc tích hợp 3 Ban Chỉ đạo thành phố, giao các cơ quan liên quan tham mưu sớm kiện toàn, thống nhất tổ chức để bảo đảm hiệu quả hoạt động.
PV
Cùng chuyên mục


Nghệ An chỉ đạo tập huấn kỹ năng thương mại điện tử xuyên biên giới cho các doanh nghiệp

Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò nòng cốt trong quá trình chuyển đổi số

Dự báo giá trị kinh tế số của Việt Nam đạt khoảng 120-200 tỷ USD vào năm 2030

Ngành Thuế Phú Thọ đẩy mạnh chuyển đổi số để phục vụ người dân và doanh nghiệp

Phú Thọ: Đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản