Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Chọn cán bộ không vội vàng"
- 455
- Sự kiện
- 09:28 24/06/2022
DNHN - Tại cuộc tiếp xúc cử tri các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng (Hà Nội) để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XV, được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại trụ sở quận Ba Đình và kết nối trực tuyến đến 55 điểm cầu, sáng 23/6, Tổng Bí thư nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phòng chống tham nhũng. Tổng Bí thư cho rằng, cần chính sách để anh không thể, không dám, không cần, không muốn tham nhũng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri.
Với tư cách là thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trân trọng tiếp thu các ý kiến sâu sắc, đề cập nhiều vấn đề, ngắn gọn, thiết thực, xác đáng, thể hiện trách nhiệm của cử tri, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội.
Về kết quả kỳ họp thứ 3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, sau 19 ngày làm việc sôi nổi, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét một khối lượng công việc lớn, quyết định nhiều nội dung quan trọng không chỉ cho năm 2022 mà cho cả giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo: thông qua 5 luật, 17 nghị quyết; cho ý kiến về 6 dự án luật khác và quyết định nhiều nội dung quan trọng khác.
Liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà cử tri nêu ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải làm một cách kiên trì, nhân văn, có lý, có tình, bài bản và thuyết phục.
Quy trình xử lý cán bộ vi phạm được thực hiện chặt chẽ từ xử lý về mặt Đảng, đến xử lý hành chính và xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
Các bước thực hiện đều được cân nhắc một cách dân chủ, công bằng, công khai theo nguyên tắc của Đảng và các quy định pháp luật, để người vi phạm cũng nhận ra sai sót, khuyết điểm. Xử lý nghiêm cán bộ sai phạm là bài học răn đe, cảnh tỉnh, cảnh báo để những người khác không vi phạm.
Tổng Bí thư nói: "Vừa rồi đã bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, phê chuẩn cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế do liên quan đến Công ty Việt Á và kỷ luật cả ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội mà trước đây công tác ở Bộ Khoa học và Công nghệ. Với tinh thần như tôi đã nói là xử lý công tác phòng chống tham nhũng rất kiên trì, rất nhân văn, có lý, có tình. Vừa rồi 2 đồng chí này đều là Ủy viên Trung ương Đảng và như ông Chu Ngọc Anh còn là 3 khóa, nhưng đã xử lý khai trừ ra khỏi Đảng. Quá trình này được làm rất bài bản rất nghiêm túc nhân văn, nhân ái, nhân tình chứ không có ghét bỏ gì cả".
Tổng Bí thư nói cụ thể hơn, sau khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan xử lý rất nhanh, trong có 1 ngày rưỡi, chiều hôm trước, Bộ Chính trị họp xem xét 2 trường hợp này và đã thảo luận rất kỹ, 100% biểu quyết số phiếu yêu cầu kỷ luật cả 2, cách tất cả các chức. Hôm sau, triệu tập Ban chấp hành Trung ương họp bất thường và thảo luận, hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Bộ Chính trị. Ban Chấp hành Trung ương cũng bỏ phiếu gần như tuyệt đối phải khai trừ ra khỏi Đảng. Nhưng đó mới là kỷ luật Đảng, còn ngay sáng ngày hôm sau họp Quốc hội, đưa ra bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, đồng thời, Chính phủ tối phải họp đề nghị Quốc hội cách chức luôn Bộ trưởng Bộ Y tế. Cả 2 ông lúc đầu chưa nhận thức hết đâu, nhưng cuối cùng đều nhận thức, hứa hẹn sẽ sửa chữa. Sau khi mất hết chức Ủy viên Trung ương, Bộ trưởng, ngay chiều hôm đó, cơ quan Công an mới khởi tố, bắt tạm giam để tiếp tục điều tra, làm rất bài bản như thế. Hiện đang trong giai đoạn điều tra.
"Chính bản thân hai người đã nhận ra sai phạm, xin lỗi Đảng, xin lỗi Tổng Bí thư", Tổng Bí thư nói thêm với cử tri.
Đề cập ý kiến cho rằng, kỷ luật cán bộ như vậy thì lấy ai để làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, dân gian có câu “con chị nó đi, con dì nó lớn”, vắng ông trưởng thì phó cứ tạm quyền đi rồi chuẩn bị người thay, chọn người cho đúng, cho chính xác chứ không phải vội vàng.
"Phải chọn người cho đúng, quan trọng vẫn là công tác cán bộ", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Tại cuộc tiếp xúc, Tổng Bí thư cũng cho biết, cuối tháng này, Trung ương sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng để nhìn lại giai đoạn từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trực thuộc Bộ Chính trị.
Một lần nữa, Tổng Bí thư khẳng định rõ quan điểm xử lý nghiêm cán bộ sai phạm là nhằm làm bài học răn đe chung, cảnh tỉnh để những người khác không vi phạm; đúng như Bác Hồ từng dạy là vì sự nghiệp chung, không thể không làm, cắt một vài cành sâu để cứu cả cây.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phòng tham nhũng, Tổng Bí thư cho rằng, cần chính sách để anh không thể, không dám, không cần, không muốn tham nhũng.
"Lấy lý do khó khăn thế này thế khác rồi làm việc vừa sai pháp luật, vừa trái đạo lý không đúng phẩm chất đạo đức là không được. Tôi hy vọng sắp tới sẽ có giai đoạn phát triển mới, tiến bộ hơn về phòng, chống tham nhũng", Tổng Bí thư phát biểu.
Trao đổi với cử tri về ý kiến cho rằng “kỷ luật nhiều cán bộ như vậy thì lấy ai để làm việc", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh quan trọng là phải chọn đúng cán bộ, phải làm thật chính xác, không được vội vàng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, hiện nhiều địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Sắp tới, Trung ương sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chính là bồi dưỡng cho Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, làm theo cách thống nhất từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm ở đâu cũng “đúng vai, thuộc bài," hướng tới giai đoạn phát triển mới về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tiến bộ hơn để cán bộ “không thể tham nhũng” “không dám tham nhũng", “không cần tham nhũng” và “không muốn tham nhũng."
Bích Khê (t/h)
Bài liên quan
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Việt đầu tư vốn ra nước ngoài tăng gấp đôi so với năm trước
- Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
- Vướng mắc về kinh doanh cá cược bóng đá quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
- Hơn 55.000 doanh nghiệp kết nối cơ chế một cửa quốc gia
- Mức xuất siêu của Việt Nam còn thấp và thiếu tính bền vững
- Gỡ khó trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho doanh nghiệp
- ASEAN luôn là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
Đọc thêm Sự kiện
Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia
Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ tổ chức thẩm định quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về Quy hoạch và pháp luật về Bảo vệ môi trường.
Phó Thủ tứng Vũ Đức Đam: Cần có giải pháp mạnh mẽ hơn nữa đối với phát triển ngành dịch vụ, du lịch
Phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 10/8,, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Ngành du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, nhiều giải pháp đã đặt ra để phát triển ngành kinh tế này, nhưng đến nay hướng triển khai còn chậm; các bộ, ngành, địa phương còn chưa quán triệt đầy đủ tinh thần du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
Bộ trưởng VH-TT&DL muốn kéo dài chính sách hỗ trợ ngành du lịch đến năm 2023
Theo Bộ trưởng Bộ trưởng VH-TT&DL, các giải pháp để tháo gỡ du lịch phải đồng bộ. Trong đó, các chính sách hỗ trợ, giảm thuế, giảm tiền điện đã triển khai.
Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư 100.000 tỷ đồng xây dựng đường Vành đai 4
Ngày 9/8, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã ký quyết định giao Sở Giao thông vận tải Thành phố chuẩn bị đầu tư dự án đường Vành đai 4 đoạn cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn) với chiều dài khoảng 17 km được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Bảo vệ tài nguyên số và chiến lược an toàn, an ninh mạng trước thách thức toàn cầu mới
Hội thảo và triển lãm quốc tế An toàn thông tin khu vực phía Nam năm 2022 với chủ đề “Bảo vệ tài nguyên số và chiến lược an toàn, an ninh mạng trước thách thức toàn cầu mới” do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) – Chi hội phía Nam phối hợp cùng Cục An toàn Thông tin, Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM đồng tổ chức là sự kiện quan trọng thu hút sự quan tâm của giới khoa học công nghệ trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) và An toàn thông tin (ATTT) cũng như sự quan tâm của lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp
Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo máy và linh kiện, công nghiệp hỗ trợ
Triển lãm sản xuất công nghiệp quốc tế - Vietnam Manufacturing Expo có sự góp mặt của các đơn vị triển lãm đến từ hơn 10 quốc gia cùng gần 200 thương hiệu công nghệ và máy móc, thiết bị trong lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ.
Xúc tiến Thương mại Hà Nội - Viêng Chăn: Hợp tác cùng phát triển
Vừa qua, UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 207/KH-UBND về việc tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại giữa Hà Nội và Viêng Chăn tại hội nghị tổ chức không gian triển lãm ảnh, trưng bầy giới thiệu sản phẩm Hà Nội - Viêng Chăn.
Chương trình hội nghị khách hàng Sharp 2022: “Hướng tới chuẩn sống thịnh vượng"
Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam (Sharp Electronics Vietnam Co., LTD) tổ chức chương trình Hội nghị Khách Hàng 2022 đánh dấu chặng đường 110 năm phát triển của Tập đoàn Sharp trên toàn cầu và 13 năm gắn bó tại Việt Nam.
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế lần thứ 3 về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam – VIMEXPO 2022
Triển lãm quốc tế lần thứ 3 về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam – VIMEXPO 2022 do Bộ Công Thương chỉ đạo, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp - Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương chủ trì, Công ty Quảng cáo và Hội chợ Triển lãm C.I.S Vietnam tổ chức sẽ chính thức trở lại từ ngày 16 - 18/11/2022 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE Hanoi.
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa tiếp cựu Thủ tướng Israel
Sáng 8-8, ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa và ông Hà Quốc Trị - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp ông Ehud Barak - cựu Thủ tướng Israel.