Tổ chức tín dụng chịu sức ép lớn từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp quy mô nhỏ
- 212
- Thị trường - Tài chính
- 23:55 24/04/2022
DNHN - Việc thị trường TPDN phát triển minh bạch, hiệu quả giúp cân bằng, hài hòa theo hướng vốn ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ dựa vào hệ thống ngân hàng, vốn trung dài hạn dựa vào thị trường vốn. Từ đó giảm rủi ro chênh lệch kỳ hạn, tạo thuận lợi cho hệ thống TCTD phát triển lành mạnh, hiệu quả.
Tại Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế ngày 22/04, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng nêu rõ: Thị trường vốn và thị trường tiền tệ là hai phân khúc quan trọng của thị trường tài chính, trong đó thị trường tiền tệ (ngắn hạn) thuộc chức năng tổ chức, điều hành của NHNN.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của Việt Nam có quy mô còn nhỏ so với các nước trong khu vực. Bởi vậy, doanh nghiệp dựa rất nhiều vào vốn tín dụng ngân hàng, kể cả vốn trung dài hạn (năm 2021, quy mô tín dụng đạt 124,3% GDP).

Thực trạng này đã và đang tạo sức ép và rủi ro lớn cho hệ thống tổ chức tin dụng (TCTD) khi nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn (tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn chiếm khoảng 82% tổng huy động vốn).
Do đó, việc thị trường TPDN phát triển minh bạch, hiệu quả giúp cân bằng, hài hòa theo hướng vốn ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ dựa vào hệ thống ngân hàng, vốn trung dài hạn dựa vào thị trường vốn.
Từ đó giảm rủi ro chênh lệch kỳ hạn, tạo thuận lợi cho hệ thống TCTD phát triển lành mạnh, hiệu quả. Về phía doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đầu tư, sản xuất kinh doanh với nguồn vốn trung dài hạn.
Các nhà đầu tư TPDN như các doanh nghiệp bảo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán chưa khẳng định vai trò chủ đạo trên thị trường; hệ thống quỹ hưu trí tự nguyện, các quỹ tương hỗ chưa phát triển, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường TPDN còn hạn chế.
Nhà đầu tư cá nhân có xu hướng gia tăng mua, nắm giữ TPDN nhưng khả năng phân tích, đánh giá và quản trị rủi ro khi mua TPDN, đặc biệt trong bối cảnh thị trường thiếu vắng các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nên cũng hạn chế đáng kể việc đánh giá và ra quyết định của các nhà đầu tư.
Trong điều kiện thị trường hiện nay, hầu hết TPDN chưa được niêm yết, phát hành riêng lẻ, nhà đầu tư khó nắm bắt thông tin, khả năng thanh khoản thấp, giao dịch trên thị trường thứ cấp còn hạn chế.
Bên cạnh đó, chưa có thị trường TPDN chuyên biệt nên khi phát sinh nhu cầu mua, bán TPDN trên thị trường thứ cấp nhà đầu tư và nhà phát hành phải chào mua, chào bán tới từng tổ chức, cá nhân.
Việc xây dựng được thị trường TPDN chuyên biệt theo thông lệ quốc tế đòi hỏi phải hình thành đồng bộ được các yếu tố cấu thành bao gồm cơ sở pháp lý, cơ sở hạ tầng, hệ thống thanh toán, bù trừ chuyên biệt, các thành viên giao dịch chuyên nghiệp... là những nội hàm quan trọng để thị trường TPDN có thể phát triển bền vững trong thời gian tới và hoàn thành mục tiêu cân đối vốn trung dài hạn cho nền kinh tế.
PV
Bài liên quan
- Bảo quản sữa tươi, sữa chua đúng cách – Điều đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua
- Giải thưởng Chất lượng quốc tế vinh danh nhà sản xuất sữa tươi sạch từ đồng đất Việt
- Khẩn trương tổ chức đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương
- Quy định mới về lộ trình lựa chọn nhà thầu tham gia mua sắm thuốc
- Sẽ xử lý các cá nhân, đơn vị không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
- "Phản pháo" về nghi vấn "làm đẹp" số liệu chỉ số CPI
- Ngành hàng không Việt Nam có tốc độ phục hồi trong top 10 các thị trường hàng không trên thế giới
- VNDirect nhận định tác động lớn từ chính sách của Fed đến nền kinh tế Việt Nam
- Hàng tồn kho sản xuất đạt kỷ lục 1,8 tỷ đô la trên toàn thế giới
- Bukalapak của Indonesia dự kiến mức thua lỗ sẽ lớn hơn trong năm 2022
- Cộng đồng doanh nghiệp gồng gánh "cơn khát" nhân lực và áp lực giá nguyên vật liệu, chi phí logistics
- Lợi nhuận ngành công nghiệp Trung Quốc trong tháng 5 đã có cải thiện mặc dù tiếp tục sụt giảm do hạn chế COVID-19
- Thị trường IPO Nhật Bản sụt giảm trầm trọng trước nỗi lo suy thoái
#trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp tháng 5: Ngân hàng lên ngôi, bất động sản mất hút
Nếu tính riêng phát hành thị trường trong nước, nhóm ngành ngân hàng chiếm phần lớn tỷ trọng phát hành trong nửa đầu tháng 5.

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định
Các chuyên gia cho rằng, để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định, cần có sự nhận diện đúng vai trò của trái phiếu doanh nghiệp.

Đề xuất 7 giải pháp phát triển, lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển sẽ góp phần làm lành mạnh, cân đối hệ thống tài chính Việt Nam, giảm bớt áp lực cho vay trung dài hạn đối với các tổ chức tín dụng. Nhóm tác giả đề xuất 7 giải pháp xây thị trường.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp quý II, III sẽ tiếp tục trầm lắng?
Theo VnDirect, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể trầm lắng trong một, hai quý tới do thị trường đang chờ đợi những thay đổi về mặt chính sách, pháp lý được cơ quan quản lý nhà nước ban hành trong thời gian tới.

Đề nghị Chính phủ báo cáo rõ nợ xấu trong bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ phải báo cáo rõ về nợ xấu trong các lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán, tín dụng tiêu dùng, trái phiếu doanh nghiệp, cho vay BOT; lãi dự thu, sở hữu chéo…

Trái phiếu doanh nghiệp: Quan trọng nhưng thiếu cơ chế kiểm soát
Tuy trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn quan trọng với nền kinh tế nhưng thời gian qua, thị trường trái phiếu DN cũng xuất hiện nhiều bất cập. Do đó, việc điều chỉnh quy phạm pháp luật của chúng ta hiện nay là cần thiết.
Đọc thêm Thị trường - Tài chính
Lợi nhuận ngành công nghiệp Trung Quốc trong tháng 5 đã có cải thiện mặc dù tiếp tục sụt giảm do hạn chế COVID-19
Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc- công xưởng lớn nhất thế giới, đã tiếp tục giảm với tốc độ chậm hơn trong tháng 5 sau khi giảm mạnh vào tháng 4, khi hoạt động ở các trung tâm sản xuất lớn được nối lại, tuy nhiên các hạn chế COVID-19 vẫn đè nặng lên sản xuất và làm giảm tỷ suất lợi nhuận của các nhà máy.
Anh Sơn (Nghệ An): Kịp thời truyền tải hiệu quả nguồn vốn chính sách theo Nghị quyết số 11 của chính phủ đến với người dân
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã và đang tập trung truyền tải kịp thời, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11 của chính phủ đến với người dân trên địa bàn huyện này…
Thuê bao Vinaphone có thể vay ứng lương qua VNPT Money
Người lao động thuê bao mạng Vinaphone có thể sử dụng ứng dụng VNPT Money để đăng ký nhận ứng tiền từ 2 đến 3 triệu đồng từ Cake by VPBank, và hoàn ứng trong vòng 7-30 ngày. Mức phí và lãi suất của khoản ứng lương chỉ từ 8%/năm.
Ngân hàng JP Morgan trao giải thưởng chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc cho Eximbank
Eximbank tiếp tục nhận giải thưởng Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc do ngân hàng JP Morgan trao tặng.
Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2022
Theo Báo cáo Dự báo Kinh tế Toàn cầu mới nhất của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) và Oxford Economics, Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng cao ở mức trên 6,5% trong khu vực.
Áp dụng mức lãi suất mới khi rút trước hạn tiền gửi
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 04/2022/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Chứng khoán BIDV ra mắt ứng dụng đầu tư chứng khoán BSC Smart Invest
Ngày 13/06/2022 vừa qua, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) chính thức giới thiệu tới khách hàng ứng dụng đầu tư chứng khoán thế hệ mới - BSC Smart Invest - trên thiết bị di động. Với nhiều tính năng nổi trội, ứng dụng mới hứa hẹn là công cụ tiện lợi, thông minh, hiệu quả và hỗ trợ đắc lực cho người dùng.
Quy định mới về rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 04/2022 quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn, thay thế Thông tư 04/2011 trước đó, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2022.
Nhiều lãnh đạo cấp cao LienVietPostBank đăng ký mua mạnh cổ phiếu LPB
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (mã cổ phiếu LPB) vừa công bố thông tin cho biết, hầu hết các thành viên Ban Tổng Giám đốc của Ngân hàng và một số thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát đã đăng ký mua vào cổ phiếu.
Đề án tái cơ cấu ngân hàng: Xử lý nợ xấu, phân nhóm, hiện đại hóa và lại… tái sắp xếp
Đề án lần này tiếp tục nhấn mạnh việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu, với mục tiêu giữ tỷ lệ nợ xấu nội bảng và ngoại bảng dưới 3%, giống như Đề án 1058 cho giai đoạn 2016-2020; ngoài ra cũng đặt mục tiêu trọng tâm phấn đấu đến năm 2025 giảm số lượng các TCTD thông qua khuyến khích hợp nhất, sáp nhập (M&A) tự nguyện mà Đề án 254 cho giai đoạn 2011-2015 đã từng nêu ra.