Một trong số những nguyên nhân dẫn đến thành công lớn ở Trung Quốc đến từ việc chính phủ Trung Quốc muốn người dân đều có thể tiếp cận sự sang trọng. Với viễn cảnh lạc quan này, các thương hiệu quốc tế cao cấp quốc tế phát triển mạnh trong nước đã khai sinh ra một mô hình bán lẻ: Neighborhood store.
Hiểu một cách đơn giản đây là hình thức mở cửa hàng có ý nghĩa phù hợp môi trường xung quanh, đặc biệt phục vụ các nhu cầu và mong muốn của địa phương. Nike là nhãn hàng tiên phong khởi đầu hiện tượng này với hai của hàng, một ở Taikoo Hui ở Thượng Hải và một ở Sanlitun ở Bắc Kinh vào năm ngoái. Cả hai địa điểm hoạt động ngày càng thành công và là minh chứng cho mô hình hiệu quả cao trong việc thu hút người tiêu dùng trẻ Trung Quốc mua sắm nhiều hơn.
Về cơ bản, chiến lược này nhằm cung cấp cho người tiêu dùng trải nghiệm tuyệt vời, ngay cả trong không gian hạn chế. Ngoài ra, mọi thứ được trưng bày trong các neighborhood store phải là những gì người dân xung quanh mong đợi từ các thương hiệu yêu thích. Chloe Reuter, đối tác sáng lập tại Gusto Luxe & Gusto Collective, cho biết: "Các thương hiệu luôn tìm kiếm những cách thức mới và thú vị để kết nối và tương tác. Điều đó càng đúng hơn ở Trung Quốc, một trong những thị trường sôi động và cạnh tranh nhất trên thế giới đối với các thương hiệu xa xỉ. Mở các cửa hàng lân cận ở những vị trí dân cư, khu thương mại quy mô nhỏ sẽ mang lại giá trị bất ngờ".
Theo một cuộc khảo sát do S&P Global Inc. thực hiện năm nay, gần 50% người dân ở Mỹ vẫn thích đến các cửa hàng truyền thống sau khi tình hình dịch bệnh giảm bớt. Mặc dù hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là cứu cánh khi toàn bộ hoạt động bị gián đoạn nghiêm trọng nhưng sức hút của các cửa hàng mặt đất chưa hoàn toàn mất đi. Theo báo cáo mới nhất của PwC, mong muốn ra ngoài và mua sắm tại cửa hàng vẫn rất mạnh ở Trung Quốc, với 53% người tiêu dùng tỏ ra sẵn sàng đến cửa hàng thực ít nhất một lần một ngày hoặc một tuần. Trong đó, 51% người được hỏi tin rằng tận tay nhìn thấy sản phẩm rất quan trọng với họ.
Trong khi đó, các thương hiệu Trung Quốc cũng đang hình thành các cửa hàng mới ở khu vực lân cận để thu hút người tiêu dùng gen Z. Một trong số đó là nhà bán lẻ thời trang trực tuyến dành cho phụ nữ Short Fishing đã mở cửa hàng đầu tiên trên đường Anfu, Thượng Hải vào đầu năm nay để làm hài lòng những người khách hàng. Guan Lin, người đã thành lập nhãn hiệu vào năm 2015, tin rằng cửa hàng 100 mét vuông hoàn toàn mới sẽ đạt được kỳ vọng biến thành địa điểm mua sắm thân quen ở khu dân cư giàu có. Liền kề với cửa hàng của Lin là một cửa hàng đồ nội thất có tên là Cabana, tọa lạc tại Trung tâm Kerry ở Thượng Hải. Đây là vị trí đắc địa tập hợp các dịch vụ lân cận như tiệm may, phòng trưng bày, sửa chữa,... bất cứ dịch vụ gì mà người dân cần.
Giờ đây, ý tưởng về một cửa hàng lân cận không chỉ giới hạn trong thời trang và đồ nội thất. Ví dụ, Nio House, một thương hiệu về phong cách sống đã mở 28 chi nhánh khắp Trung Quốc, cung cấp trải nghiệm đa diện bao gồm các khu vực tổ chức sự kiện & triển lãm, ẩm thực cao cấp, đọc sách và tranh luận, v.v. Quan trọng nhất, mục đích là tạo ra cảm giác chung giữa những người mua. Nói cách khác, cửa hàng giống như ngôi nhà thứ hai của khách hàng. Đường Chunxi của Thành Đô là một khu phố nổi tiếng khác, nơi người tiêu dùng có thể đến và tận hưởng thú vui. Tuy nhiên, các thương hiệu cần phải chọn một khu vực có tất cả các điều kiện tiên quyết để đáp ứng mục tiêu nhưng cũng không kém phần rủi ro để có thể tìm ra một vị trí đắc địa.
TL