Tiến bộ vaccine có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế?

15:23 19/07/2021

Dữ liệu thăm dò toàn cầu của Ipsos năm 2020 cho thấy, 74% người dân ở 27 quốc gia sẵn sàng tiêm vaccine. Trong đó, quốc gia có mức độ hỗ trợ tiêm chủng cao nhất là Trung Quốc đạt 97%. Hoa Kỳ và Nga lần lượt ở mức 67% và 54%. Trong thời kỳ đối phó với tác động của làn sóng đại dịch mới, sự tiến bộ của vaccine đã nhận được mối quan tâm sâu rộng của thị trường và người dân thế giới.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Ngày 8 tháng 12, Vương quốc Anh đi đầu khởi động chương trình tiêm chủng mới; ngày 14 tháng 12, người dân Mỹ bắt đầu tiêm vaccine. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Quốc gia Gamaleya của Nga, Günzburg, cho biết, tính tới ngày 10 tháng 12 rằng đã có hơn 150.000 người dân nước này được tiêm vaccine Sputnik V; ngoài ra, Trung Quốc cũng bắt đầu tiêm chủng hàng loạt sớm hơn dự kiến.

Dữ liệu thăm dò toàn cầu của Ipsos năm 2020 cho thấy, 74% người dân ở 27 quốc gia sẵn sàng tiêm vaccine. Trong đó, quốc gia có mức độ hỗ trợ tiêm chủng cao nhất là Trung Quốc đạt 97%. Hoa Kỳ và Nga lần lượt ở mức 67% và 54%.

Tiến bộ vaccine sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế toàn cầu?

Báo cáo triển vọng kinh tế do OECD công bố vào tháng 12 dự đoán rằng GDP toàn cầu sẽ giảm 4,2% vào năm 2020 và tăng 4,2% vào năm 2021 (trở lại mức của năm 2019). Trước đó, các nhà kinh tế học của Bloomberg là Shu Chang, Jamie Rush và Roye chỉ ra trong những trường hợp lạc quan, vaccine có thể mang lại 3,7 điểm phần trăm cho GDP toàn cầu, thu hẹp khoảng cách đáng kể với xu hướng trước khi có dịch. 

Mặc dù kết quả nghiên cứu và phát triển vaccine vượt qua mong đợi của thị trường nhưng hiện tại vẫn còn khoảng cách lớn trong việc mua, vận chuyển và tiêm chủng giữa các quốc gia. Từ đó có thể nhận định rằng tăng trưởng kinh tế của các nước có thu nhập cao sẽ tăng tốc sau quý I / 2021. Lấy Hoa Kỳ làm ví dụ, khi sản xuất trở lại bình thường, nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tăng cao. Hiệu ứng kích thích tiền tệ của Mỹ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong nước. Đồng thời, các nước thu nhập thấp và trung bình sẽ phục hồi chậm hơn các nước thu nhập cao do nguy cơ bùng phát một đợt dịch khác.

Nền kinh tế Trung Quốc sẽ diễn biến ra sao? 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Việc sản xuất và tiêm chủng quy mô lớn sẽ mang lại bốn tác động tích cực đối với sự phục hồi kinh tế trong nước. Đầu tiên, điều này có lợi cho gia tăng các nguồn cung liên quan đến vaccine, từ đó sẽ thúc đẩy sức mạnh tổng thể của ngành y tế. Nhiều công ty nghiên cứu và phát triển vaccine sẽ được chấp thuận niêm yết và cấp vốn, đẩy mạnh lực sản xuất vaccine của nước này.

Thứ hai, hỗ trợ xuất khẩu thiết bị y tế của Trung Quốc. Ngay cả khi nền kinh tế thế giới suy thoái, xuất khẩu vaccine được các nước trên toàn thế giới hoan nghênh. Ngoài vaccine, khẩu trang, quần áo bảo hộ, nước khử trùng đại đa số là hàng "Made in China", tạo tiền để khôi phục sức sống vốn có của "công xưởng thế giới".

Thứ ba, phổ biến tiêm chủng toàn cầu đồng nghĩa với tốc độ phục hồi kinh tế thế giới tăng lên, nhu cầu mua hàng của các nước mạnh mẽ trở lại. Do đó, tiến trình vaccine của Trung Quốc đóng vai trò trong sự phục hồi chung của nền kinh tế toàn cầu. Thứ tư, Chính phủ Trung Quốc hiện mong muốn thu hút đầu tư nước ngoài, sản xuất vaccine quy mô lớn dự kiến hấp dẫn thêm lượng lớn vốn ngoài nước, đẩy giá đồng nhân dân tệ tăng cao.

Ngoài ra, Zhong Zhengsheng, nhà kinh tế trưởng của Ping An Securities cho rằng, trước khi đẩy mạnh vaccine, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ vẫn được hưởng lợi từ sự ổn định của chuỗi cung ứng, sự gia tăng thị phần xuất khẩu và sự phục hồi dần dần của nền kinh tế toàn cầu. 

Trong lĩnh vực sản xuất, ông cũng đưa ra một giả thuyết lạc quan: Nếu mức tăng đầu tư sản xuất hàng quý từ quý 4 năm 2020 đến quý 4 năm 2021 bằng với mức tăng từ quý 4 năm 2018 đến quý 4 của năm 2019, tốc độ tăng đầu tư sản xuất năm 2021 cũng có thể đạt 3,2%. Dựa trên phân tích trên, Zhong Zhengsheng dự đoán rằng, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc vào năm 2021 có thể đạt khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Về bất động sản, dữ liệu trong tháng 12 cho thấy tốc độ tăng trưởng giao dịch nhà ở hàng năm tại 30 thành phố tăng đáng kể lên 7,5%. Zhong cho hay vẫn có khả năng phục hồi nhất định trước sự suy thoái của đầu tư bất động sản.

Stephen Morrison, Giám đốc Trung tâm Chính sách Y tế Toàn cầu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Hoa Kỳ, nhận xét trong một bài báo trên tạp chí Khoa học: "Đây là một chiến lược được suy nghĩ kỹ lưỡng và thực hiện cẩn thận. Một trong những mục tiêu chiến lược của chính phủ Trung Quốc là sẽ đạt được tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh tế sinh học trong mười năm tới".

TL