Nền kinh tế xanh góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế
Chương trình Môi trường của Liên hiệp Quốc năm 2011 đã xác đinh kinh tế xanh là nền kinh tế mang lại những giá trị tất yếu cho nhân loại, đặc biệt phải kể đến niềm phấn khởi, sự công bằng xã hội, an toàn sinh thái trong môi trường tự nhiên mà con người được thừa hưởng trong chính không gian sống của mình. Bởi lẽ quan trọng nhất là sự giảm thải khí carbon, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên… là những câu chuyện đang diễn biến tích cực trong bức tranh phát triển “Kinh tế xanh” dần dần được chú trọng hóa.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã cụ thể hóa nội dung thực hiện như sau: đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào lĩnh vực sản xuất, vận dụng sâu sát, đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực dựa vào thành tựu cuộc Cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi ngành công nghiệp thâm dụng tài nguyên, năng lượng sang các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp phát thải carbon thấp.
Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 là Chiến lược Quốc gia đầu tiên trong việc phát động, thúc đẩy phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam. Đây cũng là tiền đề kinh tế quan trọng, làm điều kiện căn cứ pháp lý cho việc thi hành, quan triệt cách thức thực hiện Chiến lược quan trong lần này của các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 về Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030. Đó là những căn cứ có giá trị hiện thực hóa cao và bắt buộc tuân thủ về quy tắc phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Việt Nam nói chung và Đồng Tháp, một tỉnh phát triển mạnh về ngành nông nghiệp nói riêng luôn chú trọng, thúc đẩy hóa sự phát triển kinh tế xanh tại đơn vị. Đồng Tháp theo dõi sát sao về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, phát triển du lịch, chú trọng thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giải quyết triệt để vấn đề nguồn lao động bằng cách đưa người lao động đi xuất khẩu nước ngoài có thời hạn. Năm 2023 vừa qua là một năm biến chuyển với những kết quả đáng mong chờ đối với tình hình diễn biến kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng Tháp hoàn thành vượt mốc các chỉ tiêu đã đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2023 tăng 5,66%; quy mô kinh tế ước đạt hơn 109.000 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người ước đạt 68,4 triệu đồng (tương đương 2.861 USD). Những con số trên đã phản ánh chính xác, phản ánh sự tiến bộ không ngừng nghỉ của nền kinh tế - xã hội của một đơn vị tỉnh của đất nước hình chữ “S”.
Hơn nữa, Đồng Tháp còn được dự đoán sẽ bùng nổ hơn nữa trong những năm tháng tiếp theo với sự nỗ lực tập trung phát triển kinh tế xanh. Theo những phương hướng đã đề ra và thống nhất, UBND tỉnh sẽ ban hành Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Đây là một khâu chuyển mình đáng tự hào, hướng đến mục tiêu đó là nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, môi trường bền vững, đạt được sự công bằng, bình ổn xã hội, có sự đóng góp đáng kể về hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Cụ thể mục tiêu đến năm 2030, giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GRDP ít nhất 15% so với năm 2014. Đến năm 2050, cường độ phát thải khí nhà kính trên GRDP giảm ít nhất 30% so với năm 2014...
Phát triển kinh tế xanh theo hướng bền vững
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, các mô hình sản xuất hiệu quả như “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiệm nước ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”, sử dụng các thiết bị cảm biến tự động trong giám sát sâu rầy, tưới nước tiết kiệm; mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình sản xuất hữu cơ, mô hình kinh tế tuần hoàn, mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp khai thác loại hình du lịch sinh thái… được nhân rộng hiệu quả. Địa phương cũng đã hỗ trợ để hoàn thiện thực hiện 15 mô hình (điện mặt trời áp mái, trạm bơm điện an toàn và hiệu quả…) và hỗ trợ 11 cơ sở áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn. Kết quả hiện thực đã giúp cho mức tiêu thụ năng lượng so với dự báo nhu cầu năng lượng của tỉnh giảm khoảng 5,2%.
Vừa qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) phối hợp với Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Đồng Tháp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp) tổ chức các chương trình diễn đàn,tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn như: “Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp theo hướng hữu cơ, an toàn, bền vững”; “Lợi ích việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong sản xuất nông nghiệp”; “Hiệu quả từ các mô hình nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh Đồng Tháp”. Từ đó nâng cao nhận thức cho các cán bộ, hội viên, tổ hợp tác xã, đặc biệt là người nông dân hiểu hơn về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Trong thời gian tới, để thực hiện thúc đẩy phát triển kinh tế xanh hiệu quả, Đồng Tháp cần tăng cường sự giám sát, tuyên truyền đến cộng đồng, xã hội, nắm bắt tâm lý của người dân để hiện thực hóa các phần việc phải hoàn thành. Nhất là phải có những chính sách cụ thể, chương trình chi tiết và đề án chỉnh chu để tăng tính trọng lượng hóa về cách hiểu, cách thực hành của người dân. Đào tạo nguồn nhân lực có trí, lực, nhiệt tâm trong việc truyền tải hóa các thông tin qua các hội sáng kiến để tạo được hiệu ứng làm việc và có được lòng tin của nhân dân; có chính sách thu hút sự đầu tư quốc tế và huy động được nhiều nguồn lực hơn nữa nhất là các doanh nghiệp, người dân sản xuất, tiêu dùng xanh và bền vững... hỗ trợ công tác thực hiện hóa, thúc đẩy hóa phát triển kinh tế xanh của địa phương.
Thúy Quyên