Chủ nhật 22/12/2024 13:20
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024

05/04/2024 22:56
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 32/CĐ-TTg ngày 5/4/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.
Ảnh minh họa

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, điều hành chủ động, linh hoạt, hài hòa, kịp thời, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là lãi suất, tỷ giá, tín dụng để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 18/CĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2024 về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng đến tháng 3 và Quý I năm 2024 mới đạt khoảng 0,9%. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:

a) Tiếp tục theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả hơn; thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, nhất là về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 18/CĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2024 và các văn bản liên quan nhằm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.

b) Khẩn trương thực hiện quyết liệt, hiệu quả, kịp thời các giải pháp tăng trưởng tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân; chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế truyền thống như tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu và thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo…; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục có chính sách đột phá các gói tín dụng ưu đãi góp phần tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp, người dân.

c) Khẩn trương rà soát toàn diện, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng kết quả thực hiện hạn mức tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, từng ngành, từng lĩnh vực để theo thẩm quyền và quy định của pháp luật có biện pháp điều hành hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2024 hiệu quả, khả thi, kịp thời hơn nữa, tuyệt đối không để ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm, bảo đảm thực hiện được các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra trong năm 2024 và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; trường hợp có nội dung vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền theo quy định.

d) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp phù hợp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay gắn với tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng, phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 18/CĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2024.

đ) Chỉ đạo, yêu cầu các tổ chức tín dụng:

- Thực hiện công khai mặt bằng lãi suất cho vay, việc triển khai các gói tín dụng trước ngày 10 tháng 4 năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thường thực Chính phủ tại Thông báo số 134/TB-VPCP ngày 02 tháng 4 năm 2024; tổ chức nào không thực hiện thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý nghiêm theo thẩm quyền và công khai theo quy định của pháp luật.

- Tiếp tục tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số…, nỗ lực phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay để góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân và không ngừng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh triển khai hiệu quả và bảo đảm công khai, minh bạch các gói tín dụng ưu đãi phù hợp với đặc thù của từng tổ chức tín dụng đối với các lĩnh vực quan trọng góp phần thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; phát huy vai trò, tăng cường trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong việc thấu hiểu, chia sẻ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; trên tinh thần cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển bền vững, lâu dài.

e) Chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước nghiên cứu ngay việc xây dựng và cung cấp gói tín dụng cho người mua nhà ở xã hội có thời hạn đến 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn cho vay thương mại thông thường và cho các doanh nghiệp, các chủ đầu tư xây nhà ở xã hội vay với lãi suất ưu đãi hơn để các đối tượng có thu nhập thấp có cơ hội, động lực để mua nhà hoặc thuận lợi trong việc thuê hoặc thuê mua; tiếp tục nghiên cứu, xem xét hạ mức lãi suất, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho việc vay nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng phù hợp tình hình thực tiễn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 123/TB-VPCP ngày 27 tháng 3 năm 2024.

g) Đẩy mạnh, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng và có giải pháp hiệu quả kịp thời xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.

2. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tập trung chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

3. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao./.

Theo chinhphu.vn

Tin bài khác
Quy hoạch mở rộng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị

Quy hoạch mở rộng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị

Theo phương án điều chỉnh ranh giới, KKT Đông Nam Quảng Trị sẽ có tổng diện tích 26.092 ha, tăng 2.300 ha so với quy hoạch cũ.
Bộ Xây dựng: Yêu cầu quản lý chặt việc chuyển công năng công trình

Bộ Xây dựng: Yêu cầu quản lý chặt việc chuyển công năng công trình

Bộ Xây dựng yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm soát việc chuyển đổi công năng các công trình nhà ở và đảm bảo an toàn cháy nổ theo quy định pháp luật.
Lãi suất ngân hàng ngày 21/12/2024: Nhiều ngân hàng có lãi suất trên 7,4%

Lãi suất ngân hàng ngày 21/12/2024: Nhiều ngân hàng có lãi suất trên 7,4%

Lãi suất ngâng hàng ngày 21/12/2024, một số ngân hàng đưa ra lãi suất đặc biệt lên đến 9,5%, thu hút sự chú ý lớn từ khách hàng với những điều kiện đặc biệt.
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất đến hết năm 2025

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất đến hết năm 2025

Việc gia hạn và điều chỉnh bảng giá đất lần này không chỉ bảo đảm tính minh bạch, công bằng mà còn là bước đệm quan trọng cho việc xây dựng bảng giá đất mới giai đoạn 2026-2030 của Hà Nội.
Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng về phát triển công nghiệp trên địa bàn, với tổng quy mô các khu công nghiệp dự kiến đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030.
Hà Nội: 9 mô hình quản lý, khai thác, sử dụng lòng đường, vỉa hè

Hà Nội: 9 mô hình quản lý, khai thác, sử dụng lòng đường, vỉa hè

Tổ soạn thảo Đề án quản lý, khai thác, sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đề xuất 9 mô hình tùy theo khu vực, diện tích vỉa hè.
Các doanh nghiệp bất động sản đang

Các doanh nghiệp bất động sản đang ''sống nhờ'' hoạt động tài chính

Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang phụ thuộc vào hoạt động tài chính thay vì bán hàng. Điều này có thể dẫn tới rủi ro thanh khoản và chất lượng dự án.
Vì sao phân khúc bất động sản kho xưởng “đắt hàng”?

Vì sao phân khúc bất động sản kho xưởng “đắt hàng”?

Bất động sản kho xưởng đang trở thành phân khúc "hot" trên thị trường. Vì sao phân khúc này lại được săn đón mạnh mẽ trong những năm gần đây?
TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) và đường cao tốc TP. HCM - Mộc Bài, nhằm đảm bảo giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2024.
Bộ Xây Dựng: Mục tiêu hoàn thành 100.000 căn nhà ở xã hội năm 2025

Bộ Xây Dựng: Mục tiêu hoàn thành 100.000 căn nhà ở xã hội năm 2025

Bộ Xây dựng đặt mục tiêu hoàn thành hơn 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025, với các chỉ tiêu quan trọng nhằm cải thiện chất lượng sống và đô thị hóa tại Việt Nam.
Giải bài toán nhu cầu nhà ở từ cả ba phía

Giải bài toán nhu cầu nhà ở từ cả ba phía

Nhu cầu nhà ở tại các đô thị lớn vẫn là bài toán khó. Để giải quyết, cần sự phối hợp chặt chẽ từ chính phủ, doanh nghiệp và người dân, đồng thời khai thác các giải pháp tài chính hiệu quả.
Phát triển nhà ở xã hội bằng cách khai thác nguồn lực vốn tiềm tàng

Phát triển nhà ở xã hội bằng cách khai thác nguồn lực vốn tiềm tàng

Việt Nam có thể khai thác và sử dụng các nguồn vốn công và tư cho phát triển NOXH đang rất tiềm tàng trong xã hội bằng những thể chế và công cụ khai thác cụ thể.
Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Cơ hội phát triển mới cho địa phương và vùng Đông Nam Bộ

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Cơ hội phát triển mới cho địa phương và vùng Đông Nam Bộ

Ngày 14/12, tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã diễn ra với sự tham gia của nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và đại diện các tỉnh trong khu vực.
Bảng giá đất mới tác động thế nào đến bất động sản công nghiệp?

Bảng giá đất mới tác động thế nào đến bất động sản công nghiệp?

Bất động sản công nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng bảng giá đất mới và chi phí thuê đất đang tạo thách thức lớn cho doanh nghiệp. Cần điều chỉnh hợp lý để duy trì đà phát triển.
Mô hình TOD sẽ là tương lai cho thị trường bất động sản Việt Nam

Mô hình TOD sẽ là tương lai cho thị trường bất động sản Việt Nam

Mô hình TOD đang trở thành hướng điều tương lai cho bất động sản Việt Nam, góp phần tối ưu hóa quy hoạch đô thị và gia tăng thanh khoản các dự án.