Lắng nghe thêm ý kiến, kiểm tra xem sự hỗ trợ đã đến nơi, đến chốn?Nhấn mạnh việc dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, trong đó mức độ thiệt hại đối với cộng đồng doanh nghiệp rất nặng nề, có những ngành bị ảnh hưởng rất lớn, như: du lịch, vận tải, dịch vụ ăn uống… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, không chỉ các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp Nhà nước mà cả doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn chồng chất.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của nhân dân thì bảo vệ lực lượng sản xuất để kinh tế không bị đổ gãy là nhiệm vụ cấp bách hiện nay |
“Nếu không nhìn thấy, không có sự động viên, khích lệ, hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, sự vươn lên của doanh nghiệp thì doanh nghiệp, nhân tố quan trọng đóng góp cho tăng trưởng, giải quyết việc làm, sẽ bị ảnh hưởng rất lớn” – Người đứng đầu Chính phủ quyết liệt và cho rằng, tiếp theo các gói hỗ trợ thì việc có một hội nghị với doanh nghiệp toàn quốc để lắng nghe thêm ý kiến, để kiểm tra xem sự hỗ trợ của chúng ta đã đến nơi, đến chốn chưa, có gì vướng mắc để có quyết sách đúng là rất cần thiết.Thủ tướng nêu rõ, việc đầu tiên trong giai đoạn hiện nay là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, nhưng nhiệm vụ thứ hai rất quan trọng đối với Chính phủ là bảo vệ lực lượng sản xuất, trước hết là các loại hình doanh nghiệp để kinh tế không bị đổ gãy.Tại cuộc họp hôm nay, thống nhất sự cần thiết của việc tổ chức hội nghị, đại diện các Bộ, ngành cho rằng, mục tiêu là động viên, khích lệ cộng đồng doanh nghiệp bình tĩnh, tự tin, vững bước vượt qua khó khăn, thách thức; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới.Cần giải pháp khả thi, đi vào từng nội dung cụ thểLưu ý các Bộ, ngành tập trung vào chủ đề hướng vào tái khởi động nền kinh tế sau dịch Covid-19 tại hội nghị sắp tới, Thủ tướng yêu cầu cần có các báo cáo về tình hình doanh nghiệp hiện nay và các định hướng lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển các loại hình doanh nghiệp, giữ nhịp độ phát triển.Chi tiết với từng Bộ, ngành, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo, làm rõ những tác động của các chính sách tài khoá, bao gồm cả thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc đề nghị và quyết định, thực hiện công cụ này. Trong khi đó, với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu làm rõ về những chính sách tiền tệ với những giải pháp cụ thể, quyết liệt hơn với quan điểm ngân hàng cùng doanh nghiệp…
Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, VCCI… |
Với trách nhiệm của Bộ Công Thương, Thủ tướng nhấn mạnh về vấn đề thị trường, tái cơ cấu thị trường, việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, cùng với việc tổ chức thực hiện tốt công tác phát triển thị trường trong nước với gần 100 triệu dân.“Không chỉ có Nhà nước làm công tác thị trường, Bộ Công Thương, các tham tán thương mại làm công tác thị trường mà các doanh nghiệp cũng phải làm thị trường, tham gia tái cơ cấu lại thị trường” – Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu trong báo cáo của Bộ Công Thương cần làm rõ các giải pháp để thực hiện tốt yêu cầu này và lưu ý thêm, cần phát động toàn hệ thống doanh nghiệp Việt Nam hưởng ứng chủ trương phát triển kinh tế đất nước.Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý, các giải pháp đưa ra phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là những chỉ tiêu quan trọng, trong đó có lạm phát.Tái cơ cấu doanh nghiệp; ứng dụng khoa học công nghệ; ứng dụng thương mại điện tử, phát triển nền kinh tế số… cũng là những nội dung quan trọng được Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành tập trung làm rõ trong hội nghị sắp tới. Đồng thời là ý kiến của các cơ quan tư pháp trên tinh thần không hình sự hoá quan hệ kinh tế, giảm bớt thanh tra, kiểm tra, điều tra những việc không cần thiết… nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng.Kết luận, về sản phẩm sau hội nghị, Thủ tướng gợi ý, có thể là một quyết định về chương trình hành động tái khởi động nền kinh tế hoặc một nghị quyết nêu các biện pháp cần thiết thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
Hoàng Châu