Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu
- 436
- Vấn đề
- 11:03 28/05/2022
DNHN - Chiều ngày 27/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã kiểm tra Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La) tại tuyến đầu dự án (Km29 đường Hòa Lạc - Hòa Bình, phường Kỳ Sơn - TP Hòa Bình). Tham gia đoàn công tác có ông Nguyễn Văn Thể, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT.

Đón tiếp và làm việc với đoàn công tác có ông Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.
Dự án đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La), điểm đầu: Km0 khoảng Km29 đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, tại địa phận phường Kỳ Sơn, TP Hòa Bình; điểm cuối: Km84+600 trùng với Km69+800 trên QL.43, thuộc địa phận xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu (Sơn La). Tổng chiều dài 84,6 km, địa phận tỉnh Hòa Bình dài 53 km, địa phận tỉnh Sơn La dài 31,6 km. Tuyến đi qua địa phận TP Hòa Bình, các huyện Đà Bắc, Mai Châu và 2 huyện Vân Hồ, Mộc Châu (Sơn La).
Giải phóng mặt bằng tuyến đường theo quy mô quy hoạch 4 làn xe cao tốc. Thiết kế giai đoạn 1 đầu tư phân kỳ với quy mô đường cấp III đồng bằng. Dự án được phân chia làm 3 dự án vận hành độc lập để triển khai thực hiện. Trong đó trên địa phận tỉnh Hòa Bình là Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu), có đoạn Km0-Km19 theo quy hoạch cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu đã được UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 497/QĐ-UBND ngày 16/3/2022, hiện đang triển khai bước lập bản vẽ thi công. Dự án đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn từ Km19-Km53, trên địa phận tỉnh Hòa Bình, được Quốc hội thống nhất đưa vào chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại Nghị quyết số 44/2022/QH15.
Đối với dự án đường liên kết vùng, trong đó đoạn Km0-Km19 theo quy hoạch cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu có tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) khoảng 4.120 tỷ đồng, bao gồm: ngân sách T.Ư 2.500 tỷ đồng; ngân sách địa phương 1.620 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến từ 2022-2027.
Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn từ Km19-Km53, trên địa phận tỉnh Hòa Bình sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 9.777 tỷ đồng. Hiện đã dự kiến bố trí nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH khoảng 4.650 tỷ đồng; nguồn kinh phí còn lại khoảng 5.127 tỷ đồng, trong số này vốn cho công tác giải phóng mặt bằng tỉnh sẽ bố trí và còn thiếu khoảng 4.700 tỷ đồng, vướng nhất đến thời điểm này là vấn đề thủ tục.
Để dự án sớm được triển khai thuận lợi, tỉnh Hòa Bình đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định giao UBND tỉnh là cơ quan chủ quản Dự án từ Km19-Km53 đoạn qua địa phận tỉnh Hòa Bình. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định phân bổ chính thức các nguồn vốn ngân sách T.Ư cho dự án; đồng thời tiếp tục quan tâm hỗ trợ tỉnh đối với phần vốn còn thiếu để đầu tư hoàn thiện đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn Km19-Km53, trên địa phận tỉnh Hòa Bình.
Trực tiếp kiểm tra, thị sát tại điểm đầu dự án, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ sẽ bố trí vốn cho địa phương. Tỉnh cần chủ động phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ GTVT để tháo gỡ vướng mắc về vấn đề thủ tục. Thủ tướng yêu cầu tỉnh Hòa Bình và Sơn La phải tích cực phối hợp, đấu nối lại, phát động phong trào thi đua triển khai thực hiện dự án thì mới có thể nhanh và đảm bảo thông tuyến theo kế hoạch. Tinh thần là 2 tỉnh phải thống nhất, có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm và bố trí ngân sách địa phương phù hợp cho dự án. Các công ty tư vấn phải làm sớm, làm nhanh để khi các cấp có thẩm quyền duyệt được vốn thì cho triển khai ngay. Đối với các thủ tục cần xem xét lại, cái gì phải đề xuất với các cấp có thẩm quyền về mặt cơ chế thì sớm đề xuất. Thực tế việc đầu tư dự án qua địa bàn tỉnh cũng có những thuận lợi về vật liệu, giá đất, mặt bằng mới hoàn toàn và tuyến quốc lộ 6 vẫn được sử dụng bình thường.
Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành chức năng tích cực phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ địa phương để triển khai dự án. "Với phương châm T.Ư và địa phương cùng làm và phải có trách nhiệm rất cao. Công trình vừa đảm bảo chất lượng, vừa phải có thẩm mỹ, nhất là với các cây cầu bắc qua sông Đà cần được tính đến cả hiệu quả kinh tế, muốn vậy phải thiết kế đẹp, hiện đại, theo hướng kết hợp làm du lịch".
Đức Phượng - VPĐD Hòa Bình
Bài liên quan
- Mỗi năm phải sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa để bảo đảm an ninh lương thực
- Đặt mục tiêu đưa nợ xấu toàn hệ thống về dưới mức 3%
- Các chủ nhà máy thép của Trung Quốc đang cảm thấy tồi tệ khi nhu cầu bị ảnh hưởng
- Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2022
- Đầu tư công: Căn bệnh “bốc thuốc” và sợ trách nhiệm
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Chọn cán bộ không vội vàng"
- Chính phủ đặt mục tiêu nợ công của Việt Nam tới năm 2030 không quá 60% GDP
- Việt Nam đã chiếm 9,6% thị phần cà phê nhập khẩu của Hoa Kì
- Khách du lịch đổ xô trở lại Đông Nam Á, nhưng sự phục hồi mạnh mẽ đang có dấu hiệu rạn nứt
- Đề xuất các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
- UAE - thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam
- ASEAN - Canada: Nâng tầm và phát triển toàn diện quan hệ đối tác
- UOB: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có thể ở mức 3,7% vào năm 2022
- Các công ty fintech triển khai hệ thống thanh toán mới tại thị trường Đông Nam Á
- Ấn Độ được coi là một giải pháp thay thế để đầu tư chip trong bối cảnh rủi ro khu vực
- Lạm phát ở Anh đạt kỷ lục 40 năm, cao nhất trong nhóm G7
- Doanh nghiệp chưa thụ hưởng chương trình hỗ trợ lãi vay 2%
- Triển vọng báo chí số: Sự lên ngôi của phát thanh
- Hơn 1 thập kỷ TH true MILK: Dòng sữa sạch từ trang trại đạt kỷ lục thế giới
- Tập đoàn TH: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới
Đọc thêm Vấn đề
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình cho ý kiến vào những nội dung quan trọng phát triển KT-XH của tỉnh
Ngày 24/6, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình, chủ trì hội nghị BTV Tỉnh ủy tháng 6/2022 cho ý kiến đối với một số dự thảo báo báo và tờ trình quan trọng.
Chưa giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính nói gì?
Lý giải về việc chưa đề nghị giảm thuế TTĐB với xăng, Bộ Tài chính cho biết, xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo cần phải sử dụng tiết kiệm nên theo thông lệ quốc tế luôn thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.
Mỗi năm phải sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa để bảo đảm an ninh lương thực
Thời gian tới, nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hóa nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu
Đặt mục tiêu đưa nợ xấu toàn hệ thống về dưới mức 3%
Phấn đấu đến cuối năm 2025, đưa nợ xấu toàn hệ thống (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém) ở mức dưới 3%, bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu.
Tăng cường thực hiện các giải pháp kiểm soát lạm phát
Quốc hội yêu cầu tăng cường thực hiện các giải pháp kiểm soát lạm phát; nâng cao chất lượng tổng hợp, phân tích, dự báo, theo dõi sát tình hình kinh tế, chính trị, diễn biến lạm phát, giá cả các mặt hàng nguyên, nhiên liệu đầu vào và các vật tư chiến lược.
Hà Tĩnh chỉ đạo khắc phục hạn chế, nâng cao các chỉ số PAR Index, SIPAS
UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu kỹ các báo cáo, công bố Chỉ số PAR Index, SIPAS của Bộ Nội vụ và báo cáo phân tích chi tiết của Sở Nội vụ.
Thúc đẩy sản xuất trong nước, thay thế cho nhập khẩu chống "bão giá"
Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị sản xuất bám sát diễn biến thị trường, nhu cầu thị trường, thúc đẩy sản xuất trong nước, thay thế cho nhu cầu nhập khẩu trong bối cảnh mặt bằng giá cả thế giới tăng cao.
Việt Nam sẽ có 45.000 hợp tác xã vào năm 2030
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 có khoảng 140.000 tổ hợp tác, 2 triệu thành viên; 45.000 hợp tác xã với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp hợp tác xã với 1.700 hợp tác xã thành viên.
Đầu tư công: Căn bệnh “bốc thuốc” và sợ trách nhiệm
Trong các phiên thảo luận về chủ đề đầu tư công tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 15, rất nhiều đại biểu bày tỏ ý kiến lo ngại về vấn đề lập dự toán các dự án đầu tư công theo kiểu “bốc thuốc” dẫn đến đội vốn tràn lan cũng như tình trạng thừa vốn đầu tư mà không giải ngân được.
Yêu cầu xây dựng Nghị quyết triển khai 5 dự án giao thông quan trọng
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo về việc xây dựng các Nghị quyết của Chính phủ để thực hiện 5 dự án hạ tầng giao thông được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 vừa qua.