Thứ ba 26/11/2024 09:34
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thu hút FDI hướng đến chất lượng

12/10/2020 00:00
Năm 2020, Chính phủ đặt mục tiêu thu hút 35 - 36 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đây cũng là nội dung được các đại biểu quan tâm khi thảo luận về Dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 tại Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hà

Phóng viên: Trước cuộc thương chiến Mỹ - Trung, nhiều chuyên gia kinh tế tin rằng, Việt Nam sẽ là điểm đến của doanh nghiệp FDI, khi mà nhiều doanh nghiệp chuyển dịch đầu tư ra khỏi Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, chưa có sự đột biến trong thu hút FDI trong 9 tháng vừa qua, thưa ông?

TS. Trần Anh Tuấn: Trong 9 tháng đầu năm 2019, Việt Nam thu hút được khoảng 2.760 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký gần 11 tỷ USD, nếu cộng cả vốn đăng ký tăng thêm thì thu hút được khoảng 15,763 tỷ USD. Như vậy, về số dự án tăng 26,4%, còn về vốn lại giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2018.

TS. Trần Anh Tuấn, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Số vốn đăng ký không quan trọng bằng số vốn thực hiện. 9 tháng đầu năm, vốn thực hiện tăng 7,3%, với khoảng 14,2 tỷ USD đã được đầu tư. Số tiền 14,2 tỷ USD thực hiện này là chưa tính 10,4 tỷ USD của nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước. Số tiền góp vốn, mua cổ phần này đã đi ngay vào nền kinh tế, như vốn thực hiện trong đầu tư trực tiếp. Như vậy, nếu tính hết thì thu hút đầu tư nước ngoài 9 tháng đầu năm nay có thể coi là điểm sáng.

Năm 2018, chúng ta thu hút được 36,4 tỷ USD vốn FDI, nhưng vốn thực hiện chỉ đạt khoảng 19 tỷ USD. Trước cuộc thương chiến Mỹ - Trung, nhiều chuyên gia kinh tế tin rằng, khi các nhà đầu tư nước ngoài ngoảnh mặt với thị trường 1,4 tỷ dân, thậm chí rất nhiều doanh nghiệp rời bỏ thị trường này, thì Việt Nam chính là điểm đến hấp dẫn, vậy năm 2019, tại sao không đặt mục tiêu thu hút FDI cao hơn con số 30 tỷ USD?.

Tôi cho rằng, mục tiêu đặt ra khá sát với thực tế, vì trong chiến lược thu hút FDI thời gian tới, vấn đề chất lượng quan trọng hơn số lượng theo đúng tinh thần Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Ông cho rằng, thu hút FDI đã đi đúng định hướng Nghị quyết 50-NQ/TW?

Tôi nghĩ là thu hút FDI đã đi đúng định hướng.

Cụ thể, năm 2018, chúng ta thu hút 36,4 tỷ USD vốn FDI đăng ký, nhưng năm 2019 chỉ đặt mục tiêu thu hút 30 tỷ USD, trong khi thông thường, ở hầu hết các lĩnh vực khi đặt ra kế hoạch năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước.

Mục tiêu thu hút vốn FDI đăng ký năm 2019 giảm tới 6,4 tỷ USD so với năm 2018, nhưng vốn thực hiện đặt mục tiêu là 18,2 tỷ USD, tức là chỉ thấp hơn vốn thực hiện năm 2018 khoảng 900 triệu USD. Trong 9 tháng đầu năm, vốn FDI đã giải ngân 14,2 tỷ USD, với những diễn biến này, năm nay dự kiến thu hút FDI và giải ngân đều đạt và vượt kế hoạch.

Năm 2020, Việt Nam đứng trước nhiều lợi thế để tăng thu hút FDI cả vốn đăng ký lẫn vốn giải ngân, nhưng Chính phủ dự kiến chỉ đặt mục tiêu thu hút 35 - 36 tỷ USD vốn FDI và giải ngân 19 tỷ USD, tức chỉ tương đương mức ước thực hiện năm 2019.

Đặt ra mục tiêu không quá cao là chúng ta đã hướng đến chất lượng dự án FDI, chứ không phải số lượng và đã theo đúng tinh thần của Nghị quyết 50-NQ/TW là chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu.

Việt Nam đứng trước nhiều lợi thế để tăng thu hút FDI. Thưa ông, đó là những lợi thế nào?

Ngoài lợi thế “truyền thống” như lực lượng lao động dồi dào, chi phí nhân công thấp, thị trường gần 97 triệu dân; Việt Nam đã tham gia, thực thi, ký kết 13 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 2 FTA thế hệ mới là CPTPP và EVFTA; môi trường đầu tư, kinh doanh liên tục được cải thiện, thì Việt Nam có thêm 3 lợi thế nữa.

Thứ nhất, là cuộc chiến thương mại giữa các nền kinh tế lớn, đặc biệt là cuộc thương chiến Mỹ - Trung, chắc chắn môi trường thu hút FDI của Trung Quốc sẽ giảm, nhiều doanh nghiệp FDI đang đầu tư ở Đại lục sẽ “di tản” đến các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Thứ hai, là Nghị quyết 50-NQ/TW với những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thu hút FDI rất rõ ràng. Nghị quyết đã đặt ra yêu cầu xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh quốc tế tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao… Những chính sách này chắc chắn sẽ thu hút “đại bàng về làm tổ”.

Thứ ba, là Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới tăng 10 bậc, lên thứ hạng 67/141 nền kinh tế được xếp hạng. Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế có năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới. Các doanh nghiệp FDI chắc chắn rất quan tâm đến chỉ số này khi quyết định đầu tư vào Việt Nam.

Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI rất khốc liệt như hiện nay, thưa ông, vấn đề là làm sao giữ chân được doanh nghiệp FDI?

Nghị quyết số 50-NQ/TW đã khẳng định, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác.

Thực hiện quan điểm này, các cơ chế, chính sách đã, đang và tiếp tục được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung sẽ tiếp tục khai thác các thế mạnh, lợi thế của Việt Nam.

Tất nhiên, để giữ chân doanh nghiệp FDI, các cơ chế, chính sách chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là Việt Nam phải phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ đủ mạnh, bảo đảm cung cấp nguyên liệu, phụ liệu, chi tiết, phụ tùng máy móc, thiết bị và tham gia vào chuỗi sản xuất, lưu thông của doanh nghiệp FDI. Khi làm được điều này, thì khả năng giữ chân doanh nghiệp FDI rất cao ngay cả trong trường hợp các nước đưa ra chính sách thu hút FDI hấp dẫn hơn.

Tin bài khác
Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Bình Dương tìm thị trường mới

Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Bình Dương tìm thị trường mới

Ngành công thương nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp Bình Dương tìm kiếm thị trường mới, thị trường còn tiềm năng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa.
Bộ Công an sẽ triển khai xác thực danh tính trên sàn thương mại điện tử

Bộ Công an sẽ triển khai xác thực danh tính trên sàn thương mại điện tử

Tại Công điện 119/CĐ-TTg Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an đóng vai trò chủ chốt trong việc bảo đảm tính minh bạch và an toàn trên các nền tảng thương mại điện tử.
Các phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đều ảnh hưởng tới sản xuất ngành bia

Các phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đều ảnh hưởng tới sản xuất ngành bia

Đây là kết quả nghiên cứu trong Báo cáo đánh giá tác động của Dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia công bố chiều 25/11 tại Hà Nội.
Việt Nam thúc đẩy chiến lược thâm nhập thị trường Halal Trung Đông

Việt Nam thúc đẩy chiến lược thâm nhập thị trường Halal Trung Đông

Việt Nam đang tăng cường xuất khẩu thị trường Halal bằng cách tận dụng thế mạnh nông nghiệp và nâng cấp hệ thống chứng nhận để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu, đặc biệt tại các thị trường Trung Đông.
Đưa hồ tiêu thành ngành nông nghiệp xanh, sinh thái và bền vững

Đưa hồ tiêu thành ngành nông nghiệp xanh, sinh thái và bền vững

Trong bối cảnh ngành hồ tiêu Việt Nam chuyển mình theo hướng nông nghiệp xanh và bền vững, thị trường Halal toàn cầu được đánh giá là một cơ hội lớn.
Thanh tra Chính phủ bật “còi” báo động về cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành GTVT

Thanh tra Chính phủ bật “còi” báo động về cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành GTVT

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kế luận nhiều vi phạm trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành giao thông vận tải trong giai đoạn 2011-2021.
Đề xuất hỗ trợ tài chính các dự án BOT giao thông gặp khó khăn

Đề xuất hỗ trợ tài chính các dự án BOT giao thông gặp khó khăn

Chính phủ đang cân nhắc bổ sung quy định về sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ các dự án BOT giao thông gặp khó khăn tài chính để tiếp tục triển khai hợp đồng.
Thanh Hoá: Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, động lực của chuyển đổi số

Thanh Hoá: Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, động lực của chuyển đổi số

Tại Hội thảo "Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa" diễn ra vừa qua, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa Đỗ Hữu Quyết cho biết, tỉnh luôn đặt người dân, doanh nghiệp làm trung tâm chủ thể và là mục tiêu, động lực của chuyển đổi số.
Tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh

Tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2030.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh  Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Duy Đông, khẳng định chuyển đổi xanh là cơ hội quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.
Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kỳ vọng tạo hành lang pháp lý ổn định, thúc đẩy hiệu quả quản lý và tối ưu hóa nguồn lực Nhà nước.
5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

Thực hiện phát triển xanh, giảm phát thải khí nhà kính không chỉ là trách nhiệm mà là niềm tự hào của mỗi người, đi đầu phải là các doanh nghiệp, người dân.
Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Đề xuất tăng thuế đối với xe ô tô pick-up đang gây tranh cãi. Nhiều đại biểu cho rằng, quyết định này có thể ảnh hưởng đến người lao động, doanh nghiệp và thị trường ô tô trong nước.
Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Một nội dung hoàn toàn mới trong dự thảo luật là miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.
Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã trình bày dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó đưa nước giải khát có đường vào danh mục chịu thuế 10%.