Thứ bảy 19/04/2025 17:24
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thông điệp thời chiến, hiến kế thời bình

12/10/2020 00:00
Việt Nam phải làm gì với đại dịch Covid-19? Nếu tham gia vào một trận bóng đá mà không biết khi nào trọng tài thổi còi kết thúc trận đấu, các huấn luyện viên và cầu thủ sẽ làm gì? Phải dốc toàn lực chiến đấu hết sức? Thắng lợi sẽ đến nếu trận đấu kết

Thông điệp thời chiến, hiến kế thời bình

Ảnh minh họa

Một tóm lược hữu ích trên tờ The Economist từ nghiên cứu mới đây của Weder di Mauro, tác giả quyển sách kinh tế học thời khủng hoảng dịch bệnh, “mọi thứ thay đổi quá nhanh, suy nghĩ cũng phải thế”, có thể là lời giải đầu tiên cho câu hỏi trên.

Phải quyết liệt từ các cấp và nhanh chóng thay đổi não trạng

Không thể phủ nhận ngay từ đầu Chính phủ đã phản ứng nhanh và chính xác theo kiểu tình huống bên miệng hố chiến tranh với Covid-19. Dù vậy những ngày gần đây các ca nhiễm bệnh có xu hướng ngày càng tăng lên đáng ngại và khó kiểm soát.

Một vài hình ảnh các quán nhậu dưới 20 người xuất hiện trên một số trang báo để né lệnh cấm của Chính phủ trông thật phản cảm. Đáng lý khi xuất hiện những hình ảnh này, chính quyền phải có phản ứng chế tài ngay lập tức. Chỉ cần 1 trong số hàng ngàn quán nhậu ở cả nước như trên trở thành ổ dịch, mọi thành quả bấy lâu sẽ tan biến.

Phong tỏa sân bay, bến cảng, các đường mòn lối mở dọc biên giới cần phải được thực hiện quyết liệt và toàn diện hơn nữa; cần phải đặt tội danh mức hình sự đối với những ai vi phạm cách ly và giữ khoảng cách xã hội cho dù là các hàng quán dưới 20 người.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có lệnh phong tỏa thành công vào giai đoạn đầu của đại dịch, nhưng nay xem ra đã bắt đầu thua xa nhiều nước. Phải chăng đã bắt đầu xuất hiện tư tưởng chủ quan khi chúng ta tự hào có ca nhiễm thấp nhất so với các nước và cuộc chiến chống dịch đang đến hồi kết?

Covid-19 là một cuộc khủng hoảng sức khỏe-kinh tế chưa từng tồn tại trong trí nhớ con người. Chúng tấn công trực diện vào hệ thần kinh con người, làm tê liệt mọi hoạt động kinh tế-xã hội. Phải sử dụng công cụ chính sách nào? Các lý thuyết kinh tế tiền tệ và kinh nghiệm quá khứ hầu như không có giá trị nhiều để chống lại con virus corona, thậm chí còn không tác dụng. Đây là bài học thứ hai mà các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần tham khảo.

Chỉ cách đây vài tuần, các nhà kinh tế hầu như mặc định chức năng của ngân hàng trung ương là “người cho vay cuối cùng”. Nhưng nay mọi thứ đã đảo chiều, chức năng của ngân hàng trung ương giờ đây lại trở thành “người mua cuối cùng”.

Chẳng hạn, với phương châm thà làm gì đó còn hơn để nền kinh tế rơi tự do, Ngân hàng trung ương Mỹ (Fed) liên tục đưa ra các chính sách bơm tiền không giới hạn mua vào mọi loại trái phiếu, cho dù thừa biết rằng chúng không thể làm cho các cửa hàng và hãng xưởng mở cửa và các hoạt động kinh tế trở lại bình thường.

Đối với chính sách tài khóa, virus corona đã khiến cho vấn đề thâm hụt ngân sách quốc gia bây giờ không còn nằm ở mức trần nợ công và bội chi ngân sách bao nhiêu % GDP, mà là phải tăng bao nhiêu và bao nhiêu nữa thì đủ.

Các gói tài khóa tiền tệ lên đến hàng ngàn tỷ USD của các quốc gia hiện nay, chính xác phải đặt tên là lọ thuốc tiêm kinh tế ngủ đông, để chờ đến khi virus corona bị khống chế, lúc đó mới tính đến chuyện các hoạt động kinh tế trở lại bình thường.

Đừng tự lấy đá ghè chân mình

Việc Bộ Công Thương đề xuất tạm ngừng xuất khẩu gạo để đặt vấn đề an ninh lương thực lên trên hết cần được nhìn nhận dưới lăng kính hai bài học này. Trước hết, trong bối cảnh mà mọi thứ diễn biến quá nhanh, các dữ liệu đầu vào có thể thay đổi liên tục, quyết định cần phải đưa ra ngay lập tức là điều đáng ghi nhận về đề xuất ưu tiên hàng đầu cho an ninh lương thực quốc gia (tạm thời chưa bàn đến khả năng và trình độ nắm bắt dữ liệu của Bộ Công Thương).

Để tránh cho người nông dân bị thiệt hại, Chính phủ hoàn toàn có thể dùng nguồn lực công để thanh toán theo giá thị trường cho các lô hàng gạo xuất khẩu.

Chẳng những đối với lúa gạo, trong thời chiến, vai trò của Chính phủ lúc này phải thể hiện mình là “người mua cuối cùng” đối với một số mặt hàng chiến lược quốc gia.

Chẳng hạn, trong lúc mà giá cả hàng hóa thế giới như giá xăng dầu xuống thấp đến mức kỷ lục 20 USD/thùng, tại sao không thể đặt vấn đề Chính phủ nên và phải hỗ trợ cho các tập đoàn kinh tế nhà nước mua vào tích trữ?

Hay việc Chính phủ đặt vấn đề chỉ định khu vực kinh tế nhà nước tham gia vào các dự án cao tốc Bắc Nam lúc này là hoàn toàn phù hợp với thực tế mới phát sinh. Vào lúc này mà lấy trần nợ công, bội chi ngân sách ra để đánh đố nhau nữa chính là tự lấy đá ghè chân mình.

Hoặc nếu nói rằng thị trường lúa gạo, xăng dầu đã được thị trường hóa nên Nhà nước không cần can thiệp thì có thể bàn vào lúc khác. Cuộc chiến có thể trường kỳ tại sao không tích trữ lương nông? Trong khi Thủ tướng phát đi thông điệp thời chiến thì các hiến kế tại sao lại quá giống với thời bình?

Điều tối quan trọng là sự can thiệp của Nhà nước trong lúc này cần được tính toán trên cơ sở cẩn trọng, không mang tính lợi ích nhóm, không vung tay quá trán, còn phải tạo đường thoát sau này khi nền kinh tế bắt đầu vận hành trở lại bình thường. Tuyệt đối không thể để các giải pháp bất bình thường, mang tính ngắn hạn lại trở thành điều “bình thường mới” sau đại dịch.

Đại dịch làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh mạng con người và thành quả kinh tế. Nhưng cho dù chúng có lớn như thế nào cũng chỉ là trong ngắn hạn. Các giải pháp bất thường, nếu trở thành điều bình thường mới sau này, mới chính là nguy cơ dài hạn mọi mặt cho nền kinh tế, hơn cả đại dịch.

GS.TS TRẦN NGỌC THƠ - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia

Tin bài khác
Thông xe cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh, đẩy nhanh kết nối vùng

Thông xe cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh, đẩy nhanh kết nối vùng

Ngày 19/4/2025, hai dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Bãi Vọt – Vũng Áng chính thức thông xe kỹ thuật, góp phần thúc đẩy liên kết vùng và tạo đà phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung.
Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh: Cần xây dựng chiến lược phát triển ngành bán dẫn

Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh: Cần xây dựng chiến lược phát triển ngành bán dẫn

Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh khẳng định ngành bán dẫn là chìa khóa để Việt Nam làm chủ công nghệ, nâng tầm kinh tế và an ninh quốc gia trong tương lai gần.
Vì sao xuất nhập khẩu

Vì sao xuất nhập khẩu 'đột ngột' giảm hai con số trong nửa đầu tháng 4?

Dù tính từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tăng 13,89% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đợt giảm “đột ngột” trong nửa đầu tháng 4 đang khiến nhiều doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế không khỏi lo ngại.
Bộ Tài chính: Đề nghị tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại địa phương

Bộ Tài chính: Đề nghị tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại địa phương

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam – vừa ký ban hành Công văn số 4860/BTC-BHXH gửi Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nội dung công văn đề nghị tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất nhiều vấn đề sáp nhập

Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất nhiều vấn đề sáp nhập

Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng đề án, rà soát ranh giới hành chính chồng lấn, và thống nhất phương án sử dụng tài sản công, bố trí trụ sở chính trị - hành chính.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 hơn 3.800 tỷ đồng

Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 hơn 3.800 tỷ đồng

Vướng mắc giải phóng mặt bằng, sáp nhập bộ ngành và tiến độ chậm khiến Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 hơn 3.800 tỷ đồng.
Thu hút đầu tư nước ngoài vào hàng không dân dụng

Thu hút đầu tư nước ngoài vào hàng không dân dụng

Một trong những điểm nổi bật của Dự thảo Luật Hàng không Dân dụng (sửa đổi) là mở rộng cơ chế thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước vào lĩnh vực hàng không.
Ba kiến tạo để xây dựng nền tảng cho chuyển đổi xanh bền vững

Ba kiến tạo để xây dựng nền tảng cho chuyển đổi xanh bền vững

Việt Nam đã đưa ra ba định hướng trọng tâm – hay còn gọi là “ba kiến tạo” – để xây dựng nền tảng cho chuyển đổi xanh bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu (P4G) lần thứ 4.
Doanh nghiệp Việt Nam linh hoạt ứng phó “cú sốc” thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Doanh nghiệp Việt Nam linh hoạt ứng phó “cú sốc” thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Tại Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ & Ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”, các chuyên gia đã đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chỉ xây dựng 1 trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TPHCM và Đà Nẵng

Chỉ xây dựng 1 trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TPHCM và Đà Nẵng

Chiều 17/4, tiếp tục phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Thúc tiến độ bàn giao mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Thúc tiến độ bàn giao mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Bộ Xây dựng yêu cầu 4 tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị đẩy nhanh bàn giao mặt bằng trong tháng 4 để xây dựng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam.
Cắt giảm, đơn giản hóa 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết ngành văn hóa - du lịch

Cắt giảm, đơn giản hóa 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết ngành văn hóa - du lịch

Trong năm 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ngay các thủ tục hành chính liên quan đến sản xuất, kinh doanh, trong đó yêu cầu bãi bỏ tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết.
Việt Nam đón nguồn tài trợ 400 triệu USD từ WB và ADB cho 3 dự án lớn

Việt Nam đón nguồn tài trợ 400 triệu USD từ WB và ADB cho 3 dự án lớn

WB và ADB từ lâu đã là hai đối tác phát triển chiến lược của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm nghèo, phát triển hạ tầng và nâng cao năng lực quản trị quốc gia.
Chính phủ chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Chính phủ chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đặt trọng tâm vào việc phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo, ngoại trừ thủy điện, nhằm phục vụ sản xuất điện.
VIPC Summit 2025: Thu hút hàng trăm nhà đầu tư và doanh nghiệp công nghệ

VIPC Summit 2025: Thu hút hàng trăm nhà đầu tư và doanh nghiệp công nghệ

Nhà sáng lập Quỹ Golden Gate Ventures cho biết VIPC Summit 2025 dự kiến thu hút khoảng 1.000 đại biểu, trong đó có hơn 200 đại biểu đến từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước.