Thứ tư 15/01/2025 12:51
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Thiếu thuốc phóng xạ trong chẩn đoán, điều trị ung thư, Sở Y tế TP. HCM lý giải ra sao?

04/08/2024 13:48
Thiếu thuốc phóng xạ trong chẩn đoán, điều trị ung thư đang diễn ra trên địa bàn TP. HCM. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh và các cơ sở y tế. Nguyên nhân của tình trạng trên được đại diện Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã trả lời như thế nào?

Theo Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh - ông Nguyễn Hải Nam, các dược chất phóng xạ như Technitium-99m và các chất gắn, dược chất phóng xạ 18F-FDG... được dùng rộng rãi trong chẩn đoán, xác định giai đoạn bệnh lý, cũng như phát hiện sớm và theo dõi bệnh lý tái phát. Tại TP. Hồ Chí Minh, các bệnh viện có trang bị PET/CT sử dụng dược chất phóng xạ 18F-FDG để chẩn đoán bệnh lý ung thư và một số bệnh lý khác, gồm Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Quân y 175 và Bệnh viện Ung Bướu. Nhu cầu sử dụng các dược chất phóng xạ phóng xạ trong chẩn đoán và điều trị tại TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt tại các bệnh viện chuyên khoa như bệnh viện Ung Bướu là rất lớn và ngày càng gia tăng do yêu cầu của chẩn đoán và điều trị.

Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hải Nam thông tin tại cuộc họp báo
Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hải Nam thông tin tại cuộc họp báo.

Hiện nay, Bệnh viện Ung Bướu được trang bị hai máy chụp PET/CT, công suất 30 ca/máy/ngày. Nếu cả hai máy vận hành và được cung cấp đủ 18F-FDG, công suất đáp ứng tối đa lên 50-60 ca/ngày. Bệnh viện Ung Bướu chưa được trang bị hệ thống Cyclotron để tự chủ nguồn thuốc 18F-FDG mà phải mua từ đơn vị sản xuất hoặc chuyển nhượng từ Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên, nguồn cung cấp thuốc phóng xạ chuyển nhượng từ Bệnh viện Chợ Rẫy trung bình chỉ chụp được 7-9 ca/ngày, mỗi tuần 3 ngày, con số này đáp ứng chưa đến 1/3 nhu cầu hiện tại của bệnh viện.

Do đó, tình trạng này dẫn đến người bệnh phải chờ đợi nhiều ngày mới được chụp PET/CT. Trong nhiều trường hợp, người bệnh phải đến tỉnh thành khác như Huế, Hà Nội, thậm chí phải ra nước ngoài để được thực hiện, dẫn đến làm tăng chi phí, thời gian của người bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng điều trị.

Lý giải về tình trạng thiếu thuốc phóng xạ này, ông Nguyễn Hải Nam cho biết, theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược, hiện có 3 cơ sở sản xuất dược chất phóng xạ 18F-FDG được cấp giấy đăng ký lưu hành, trong đó có 2 nhà máy sản xuất tại Hà Nội và 1 nhà máy tại TP. Hồ Chí Minh (Công ty Cổ phần Y học Rạng Đông - Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh). Đặc điểm của 18F-FDG là có tuổi thọ ngắn (dưới 12 giờ) và thời gian bán hủy ngắn (khoảng 110 phút) nên việc sử dụng phải được tiến hành ngay sau khi sản xuất. Việc vận chuyển thuốc từ các địa phương khác về Thành phố để sử dụng là không khả thi. Trong khi đó, hệ thống Cyclotron sản xuất thuốc phóng xạ tại bệnh viện Chợ Rẫy đã vận hành từ lâu, khả năng sản xuất không đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của các bệnh viện tại Thành phố.

Hệ thống máy PET/CT tại Bệnh viện Ung bướu TP. HCM
Hệ thống máy PET/CT tại Bệnh viện Ung bướu TP. HCM.

Dây chuyền sản xuất dược chất phóng xạ của Công ty Cổ phần Y học Rạng Đông - Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh nằm trong khuôn viên thuộc Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ - Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhưng do một số nguyên nhân khách quan, nên chưa thể đưa dây chuyền sản xuất vào hoạt động và cung ứng ra thị trường.

Cũng theo vị đại diện Sở Y tế, với tình hình trước mắt, các bệnh viện vẫn tiếp tục chuyển nhượng thuốc từ Bệnh viện Chợ Rẫy để duy trì hoạt động chẩn đoán bằng phương pháp PET/CT. Song song đó, để giải quyết nhu cầu chẩn đoán sớm cho người bệnh khi không đủ thuốc 18F-FDG, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp cận lâm sàng khác để thay thế như MRI, CT scan…

Ngoài ra, Sở Y tế đã kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ - Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam hỗ trợ phối hợp thực hiện các thủ tục pháp lý để đưa nhà máy của Công ty Cổ phần Y học Rạng Đông tại thành phố Thủ Đức vào hoạt động.

Một dược chất phóng xạ được điều chế tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Một dược chất phóng xạ được điều chế tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Với đặc điểm hệ thống y tế của Thành phố, ngành y tế Thành phố không chỉ tiếp nhận người bệnh trên địa bàn mà còn tiếp nhận số lượng lớn người bệnh từ các Vùng, nơi khác đến khám, do đó về lâu dài, Thành phố cần được trang bị thêm các lò Cyclotron để đủ khả năng cung ứng dược chất phóng xạ cho các cơ sở y tế chuyên ngành, đặc biệt như bệnh viện Ung Bướu.

Hiện nay, ngành y tế Thành phố đang xây dựng Đề án Huy động nguồn lực xã hội trong đầu tư phát triển y tế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2025 và những năm tiếp theo. Trong Đề án, Bệnh viện Ung Bướu chủ trì "Dự án Đầu tư xây dựng lò Cyclotron sản xuất nguồn đồng vị phóng xạ dùng trong y tế và Dự án Đầu tư xây dựng trung tâm xạ trị Proton đặt tại bệnh viện Ung Bướu" nhằm chủ động nguồn cung ứng dược chất phóng xạ, phục vụ chẩn đoán và điều trị cho nhân dân.

Uyển Nhi

Bài liên quan
Tin bài khác
Nhiều “ông lớn” triển khai dự án, nguồn cung bất động sản sẽ bứt phá

Nhiều “ông lớn” triển khai dự án, nguồn cung bất động sản sẽ bứt phá

Quý đầu năm 2025, thị trường bất động sản chứng kiến sự bứt phá với nguồn cung mới từ hơn 100 dự án lớn. Các chủ đầu tư chú trọng pháp lý và hợp tác mở rộng kênh phân phối.
Điểm khác biệt của thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới

Điểm khác biệt của thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới

Năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội bước vào chu kỳ phát triển mới, với sự thay đổi mạnh mẽ từ pháp lý, nguồn cung, giá cả và sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
Khó khăn trong chuyển đổi đất ở Hà Nội vì giá đất tăng mạnh?

Khó khăn trong chuyển đổi đất ở Hà Nội vì giá đất tăng mạnh?

Bảng giá đất mới của Hà Nội khiến nhiều người dân và nhà đầu tư phải điều chỉnh kế hoạch chuyển đổi và đầu tư đất, tạo ra cơ hội và thách thức mới trên thị trường.
Giải pháp cởi nút thắt phân hóa thị trường bất động sản nhà ở

Giải pháp cởi nút thắt phân hóa thị trường bất động sản nhà ở

Thị trường bất động sản năm 2024 đã phục hồi nhưng vẫn tồn tại sự phân hóa giữa các phân khúc. Để thị trường phát triển bền vững, cần những chính sách tháo gỡ các "nút thắt" cục bộ.
Thách thức nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM

Thách thức nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM

Dự báo nguồn cung bất động sản TP.HCM cải thiện vào năm 2025, song phân khúc nhà ở giá rẻ vẫn khan hiếm, các khu vực vệ tinh sẽ trở thành lựa chọn tiềm năng.
Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025

Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025

Sáng 7/1, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông cho biết đã chỉ đạo các ngành, địa phương hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025.
Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình Thuận hiện có 14 đô thị với 10 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và 12 thị trấn. Tuy nhiên, công tác quy hoạch đang gặp nhiều thách thức cần được tháo gỡ.
Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, với sự gia tăng giao dịch và nhu cầu mua nhà thực. Đặc biệt, đầu tư bất động sản ngày càng sôi động nhờ nguồn cung cải thiện.
Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Bất động sản bán lẻ Việt Nam đang nổi lên mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của các trung tâm thương mại, dân số trẻ, và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thách thức cần vượt qua để khai thác tối đa tiềm năng.
Năm 2024 có hơn 47. 000 sản phẩm bất động sản giao dịch thành công

Năm 2024 có hơn 47. 000 sản phẩm bất động sản giao dịch thành công

Thị trường bất động sản 2024 ghi nhận hơn 47.000 giao dịch thành công với tỷ lệ hấp thụ đạt 72%. Căn hộ chung cư chiếm 75% lượng giao dịch, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh: 644 dự án nhà ở xã hội đang triển khai

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh: 644 dự án nhà ở xã hội đang triển khai

Bộ Xây dựng xác nhận các giải pháp điều hành hiệu quả để thúc đẩy thị trường bất động sản, đặc biệt là triển khai 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, với 644 dự án đang triển khai trên cả nước.
Bình Thuận: Dự kiến áp dụng bảng giá đất mới cho năm 2025

Bình Thuận: Dự kiến áp dụng bảng giá đất mới cho năm 2025

Giá đất tăng mạnh tại nhiều khu vực xuất phát từ sự phát triển nhanh chóng của các dự án hạ tầng, đô thị và du lịch ở Bình Thuận có chiều hướng phát triển. Đặc biệt, các khu vực có tiềm năng kinh tế và kết nối giao thông thuận lợi.
Quảng Trị: Đề xuất điều chỉnh mức tăng bình quân giá đất

Quảng Trị: Đề xuất điều chỉnh mức tăng bình quân giá đất

Ngày 24/12, UBND tỉnh Quảng Trị đã có phiên họp với các sở, ngành và địa phương để thẩm định kết quả điều chỉnh bảng giá các loại đất định kỳ 5 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh, tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.
Quy định mới về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đất đai

Quy định mới về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đất đai

Thông tư số 25/2024/TT-BTNMT quy định quy trình xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, với những yêu cầu mới về kỹ thuật, bảo mật và kết nối dữ liệu.
Trái phiếu bất động sản: Cơ hội và rủi ro từ cuộc "phá băng" thị trường

Trái phiếu bất động sản: Cơ hội và rủi ro từ cuộc "phá băng" thị trường

Năm 2024, thị trường bất động sản (BĐS) sôi động nhờ kênh huy động vốn từ trái phiếu riêng lẻ. Tuy nhiên, dù tạo cơ hội lớn, nhưng cũng ẩn chứa những rủi ro tiềm ẩn mà nhà đầu tư cần thận trọng.