Những yếu tố tác động đến thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm tình hình kinh tế chung, lãi suất, chính sách tài khóa, sự biến động của thị trường lao động, và nhu cầu của người mua và người bán. Đặc biệt, các yếu tố địa phương và quốc gia có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường bất động sản.
Thứ nhất, là sự phục hồi kinh tế và tăng trưởng kinh tế chung có thể ảnh hưởng đáng kể đến thị trường bất động sản. Nếu nền kinh tế ổn định và tăng trưởng, thì có thể có nhiều cơ hội đầu tư và nhu cầu mua bất động sản tăng. Tuy nhiên, nếu có sự suy thoái kinh tế hoặc không chắc chắn về tương lai, thì thị trường bất động sản có thể chậm lại.
Thứ hai, là mức lãi suất có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản. Nếu lãi suất thấp, điều này có thể kích thích hoạt động mua bán và đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, nếu lãi suất tăng, thì việc mua nhà và vay vốn có thể trở nên đắt đỏ hơn, và thị trường có thể chịu áp lực giảm giá.
Thứ ba, là chính sách tài khóa và quy định của chính phủ có thể có tác động đáng kể đến thị trường bất động sản. Các biện pháp về thuế, quy định về cho vay và các chính sách khác có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với thị trường.
Thứ tư, là sự cân đối giữa cung và cầu cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu cung cầu cân bằng hoặc nhu cầu vượt quá cung, giá nhà có thể tăng. Tuy nhiên, nếu cung vượt quá nhu cầu, thì có thể xảy ra sự giảm giá.
Theo các chuyên gia, giá nhà có thể tăng nhanh trong những năm gần đây, dẫn đến sự quan ngại về việc xảy ra một cuộc suy thoái hoặc sự điều chỉnh giá trong tương lai. Tuy nhiên, ở những quốc gia khác, thị trường bất động sản có thể tiếp tục tăng trưởng ổn định hoặc chậm lại do sự cân nhắc của các nhà đầu tư và chính sách điều tiết của chính phủ.
Ngoài ra, xu hướng công nghệ cũng có thể ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT) và các công nghệ khác có thể tạo ra cơ hội mới và thay đổi cách chúng ta mua, bán và quản lý bất động sản.
Tái cấu trúc để thị trường để có những sản phẩm phù hợp
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho biết, thị trường bất động sản 2024 sẽ ghi nhận rõ ràng hơn xu hướng tái cấu trúc. Các chủ đầu tư đã, đang và sẽ tập trung hơn nữa mọi nguồn lực để phát triển những sản phẩm có lực cầu cao nhằm nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường, thu dòng tiền về.
Theo ông Thịnh, năm nay, dòng sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực sẽ vẫn chiếm lĩnh thanh khoản thị trường. Những sản phẩm bất động sản giá cao sẽ điều chỉnh về sát thị trường hơn nhằm tăng lượng giao dịch.
Ông Thịnh nhìn nhân, có thể hết quý II/2024 hoặc đầu quý III/2024, thị trường bất động sản sẽ ấm lên và một số phân khúc ấm lên nhanh như bất động sản công nghiệp, nhà ở tại các đô thị hoặc những chung cư ở những nơi có địa vị trí thuận.
“Triển vọng thị trường năm 2024, tôi cho rằng quyết định nằm ở việc tái cấu trúc để thị trường bất động sản phù hợp với điều kiện cụ thể và xu hướng của thị trường. Các doanh nghiệp, các chủ đầu tư phải tự nhìn nhận lại, đánh giá lại hoạt động của mình để xem xét đưa các sản phẩm hàng hóa vào thị trường và đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn thì từ đó hoạt động của bất động sản mới có cơ hội tăng trưởng và phát triển. Đấy là điều quan trọng nhất”, ông Thịnh nói.
Cùng quan điểm trên, ông Võ Hồng Thắng, Giám đốc Mảng dịch vụ Tư vấn & Phát triển dự án - DKRA Group nhận định, thị trường bất động sản 2024 có thể theo hướng khan hiếm nguồn cung, đặc biệt là nguồn cung mới và những dự án đủ pháp lý. Tuy nhiên, thị trường vẫn có cơ hội chuyển sang diễn biến khác, khi Luật Đất đai được thông qua và có hiệu lực, kéo theo sự hoàn thiện của các hành lang pháp lý khác, trở thành trợ lực cho thị trường chuyển biến theo hướng tích cực hơn.
Ông Thắng cũng cho rằng, thị trường trong năm 2024 sẽ tiếp tục khó khăn của năm 2023 nếu tình hình chính trị thế giới vẫn bất ổn và nguy cơ lạm phát trên thế giới vẫn cao. Không chỉ riêng Việt Nam mà cả nền kinh tế thế giới đang khó khăn chung. Trước viễn cảnh kinh tế năm 2024 khá khó khăn, nhiều nhà đầu tư, khách hàng sẽ tính đến câu chuyện phòng thủ. Chỉ tính đến cuối tháng 9/2023, đã có hơn 6 triệu tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm của người dân vào hệ thống ngân hàng, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước. Điều này chứng tỏ, bên cạnh một bộ phận khách hàng khó khăn về tài chính, thì tiền trong dân vẫn rất nhiều nhưng chưa sẵn sàng đầu tư. Mặc dù lãi suất giảm sâu thì họ vẫn chọn phương án gửi tiết kiệm và vàng. Khả năng năm 2024 sẽ duy trì vấn đề này.
Trong khi đó, bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield phân tích, dường như thị trường bất động sản Việt Nam năm qua đã ở giai đoạn trầm lắng. Nhưng cũng có thể nói một cách lạc quan rằng thị trường bất động sản đã có sự thanh lọc mạnh mẽ theo hướng phát triển bền vững và lành mạnh hơn cho năm sau. Sự sôi nổi của thị trường bất động sản trong năm 2024 sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố: kinh tế vĩ mô, dòng tiền trong xã hội và nguồn cung.
Bà Trang khẳng định, thời gian qua, dòng tiền trong xã hội rất dồi dào. Bằng chứng là một lượng tiền lớn đang trú ẩn trong kênh tiết kiệm mà các phương tiện truyền thông đã phản ánh. Tuy nhiên, do niềm tin bị ảnh hưởng bởi tình trạng chung của nền kinh tế toàn cầu nên nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn các kênh an toàn để chờ thời cơ.
Nghệ Nhân