
Thị trường bán lẻ dự kiến tăng trưởng mạnh trong năm 2023
Mặc dù kinh tế năm 2023 được nhận định là đối mặt với nhiều khó khăn nhưng dự báo đây sẽ là năm phục hồi của ngành bán lẻ sau dịch COVID-19. Nhiều tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ sẽ mở cửa trở lại, thậm chí mở rộng hệ thống và thị trường kinh doanh, đó là một trong những yếu tố quan trọng để ngành bán lẻ sôi động và tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo Bộ Công Thương, ngành bán lẻ Việt Nam hiện có quy mô thị trường 142 tỷ USD, dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% tổng ngân sách quốc nội (GDP).
Lĩnh vực bán lẻ có được kết quả này là nhờ đòn bẩy từ sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, sự hồi phục ở mọi lĩnh vực đã trở lại. Nhu cầu của người tiêu dùng cũng đang phục hồi mạnh mẽ. Bên cạnh đó, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% và Chương trình phục hồi kinh tế được Quốc hội thông qua cũng tác động tích cực đến ngành bán lẻ Việt Nam.
Thêm vào đó, ngành bán lẻ liên quan rất nhiều đến đời sống con người, thu nhập của người dân. Khi thu nhập của người dân tăng lên, thì doanh thu bán lẻ cũng tăng theo. Do đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2022 tăng 21%, vượt mục tiêu kế hoạch của ngành (mục tiêu tăng 8%).
Kết quả khảo sát doanh nghiệp bán lẻ do Vietnam Report thực hiện gần đây cũng cho thấy, đến nay trên 53,8% số doanh nghiệp bán lẻ đã đạt hiệu quả kinh doanh bằng và vượt mức trước đại dịch. Sự tăng trưởng của ngành bán lẻ đã đóng góp rất lớn vào sự phục hồi chung của nền kinh tế, bất chấp tình hình thế giới có nhiều bất ổn. Đặc biệt, trong cuộc đua phục hồi sau dịch COVID-19, thị trường bán lẻ Việt Nam chứng kiến sự tăng tốc của doanh nghiệp trong việc ứng dụng số hóa vào quản trị, vận hành, logistics lẫn phân phối.
Đặc biệt, từ nay đến Tết Nguyên đán Quý Mão cũng là dịp người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu mạnh tay sẽ tạo nên làn sóng mua sắm bùng nổ. Hơn nữa, tâm lý tích cực của người tiêu dùng cũng tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ bán lẻ dễ dàng phục hồi và phát triển trong cả trung và dài hạn. Thị trường bán lẻ tăng tốc, tạo cơ hội cho doanh nghiệp bán lẻ tăng trưởng, kéo theo các đơn vị sản xuất phục hồi phát triển.

Thị trường bán lẻ triển vọng tăng trưởng mạnh
Năm 2023, nhiều tín hiệu cho thấy hoạt động bán lẻ sẽ sôi động, không chỉ với doanh nghiệp trong nước mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng có kế hoạch mở cửa trở lại sau dịch COVID-19.
Để đón đầu cơ hội năm 2023, mới đây, Central Retail, nhà bán lẻ Thái Lan đã công bố sẽ đầu tư thêm 20.000 tỷ đồng vào thị trường bán lẻ Việt Nam trong 5 năm tới.
Theo Central Retail, kế hoạch rót thêm vốn đầu tư nhằm thúc đẩy doanh số tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2022 - 2026 lên 65.000 tỷ đồng, hướng đến mục tiêu kinh doanh đa kênh trong lĩnh vực thực phẩm và trung tâm thương mại.
Với việc rót thêm vốn đầu tư lớn vào Việt Nam, Central Retail cho biết sẽ nhân rộng điểm bán từ 40 tỉnh, thành phố hiện nay lên 55 tỉnh, thành phố cả nước.
Ngoài ra, một doanh nghiệp bán lẻ ngoại khác là Tập đoàn Aeon cũng đang lên kế hoạch xây thêm đại siêu thị tại Hà Nội. Doanh nghiệp này đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam.
Điều này sẽ thúc đẩy các công ty bán lẻ trong nước đẩy mạnh rà soát doanh mục sản phẩm, giá cả, tăng cường chương trình khuyến mãi, chính sách kích cầu cho membership (thành viên) và cắt giảm hoặc tối ưu hoá chi phí hoạt động. Nhiều ý kiến cho rằng, năm 2023, xu hướng lớn nhất của các nhà bán lẻ là mở rộng kênh bán, đưa sản phẩm lên nhiều nền tảng kinh doanh khác nhau, tận dụng sức mạnh của các kênh bán hàng trực tuyến.
Tuy nhiên, vẫn còn một vài lo ngại về những thách thức trong thời gian tới, nếu tình trạng lạm phát tiếp tục gia tăng, người tiêu sẽ cắt giảm chi tiêu đối với nhóm hàng không thiết yếu (như: điện tử, nhà ở, hàng hóa cao cấp…), còn nhóm hàng thiết yếu sẽ ít bị ảnh hưởng hơn. Vì thế, doanh nghiệp bán lẻ cần nắm rõ từng diễn biến, từng phân khúc của thị trường để đưa ra những chương trình khuyến mại, nhằm thu hút, kích cầu tiêu dùng.
Ngoài những thách thức trong ngắn hạn, những khó khăn cố hữu vẫn “trói” ngành bán lẻ phát triển. Đó là khi bắt tay vào vận hành, ngành bán lẻ gặp rất nhiều khó khăn như tìm kiếm mặt bằng, đào tạo nhân lực bán lẻ (vẫn chưa có trường lớp đào tạo chính quy)… Khi đã tìm kiếm được mặt bằng, thì các thủ tục giấy tờ, cơ chế, chính sách để mở điểm bán hàng mới cũng là một thách thức. Mặc dù gần đây, rào cản này đã dần được tháo gỡ nhưng vẫn còn chậm chạp, ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngọc Phi (tổng hợp)
- Châu Âu đã vượt qua lệnh phong tỏa khí đốt của tổng thống Nga Vladimir Putin
- Các nhà đầu tư nước ngoài đang rút khỏi thị trường Trung Quốc với tốc độ nhanh hơn khi sự phục hồi kinh tế chững lại
- Nga đang trải qua quá trình "công nghiệp hóa ngược" khi các nguồn lực hạn chế
- Ngân hàng Nhà nước cho phép loạt ngân hàng tăng mạnh vốn điều lệ
- Lãnh đạo Hiệp hội DNNVV tới dự và chúc mừng Đại lễ Phật đản tại chùa Quán Sứ
Cùng chuyên mục


Việt Nam: Vốn FDI đăng ký mới tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm

Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 5 tháng ước đạt 45.100 tỷ đồng

Xuất khẩu trái cây trong tháng 5 ước đạt 600 triệu USD, tăng 39%

Tháng 5/2023, Bình Dương xuất khẩu bật tăng trở lại đạt hơn 17%

Giá thép xây dựng trong nước tiếp tục giảm lần thứ 8 liên tiếp
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững