Chủ nhật 11/05/2025 22:24
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thế giới học được gì từ UAE trong cuộc chiến chống lại Covid-19?

22/11/2021 14:42
Đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, một cuộc khủng hoảng sức khỏe đã ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Do dịch bùng phát đột ngột, ngay cả những hệ thống chăm sóc sức khỏe trưởng thành như Hoa Kỳ cùng một số quốc gia châu Âu cũng khôn

Phản hồi của UAE trước Covid-19: Trong nước và Quốc tế

Abdul Rahman bin Mohammed Al Owais, Bộ trưởng Bộ Y tế và Phòng ngừa nhận định: “Trên thực tế, cơ sở đa dạng với hơn 200 quốc tịch là vũ khí bí mật trong cuộc chiến của chúng tôi chống lại Covid-19. Với kinh nghiệm phong phú, chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển cho từng công dân có mặt tại đây kể từ khi UAE ra đời”. Ông Al Owais nói thêm: “Người dân và chính phủ đã cùng nhau hình thành một lực lượng đặc nhiệm giúp đỡ tất cả mọi người”. Theo ông, UAE sẽ không thể thành công nếu không đạt được đồng thuận và hợp tác giữa khu vực công, tư nhân và đoàn kết toàn dân.

UAE được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia chống dịch hiệu quả nhất thế giới
UAE được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia chống dịch hiệu quả nhất thế giới.

Các bộ trưởng nước này đều cho rằng, cuộc chiến chống lại căn bệnh nguy hiểm nguy hiểm còn rất lâu mới kết thúc: “Thế giới cần một loại vắc xin hiệu quả để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này, hơn nữa chuẩn bị sẵn sàng cũng là chìa khóa quan trọng trong cuộc chiến sinh tồn”. Al Owais cho hay: “Giống như nhiều quốc gia, đây cũng là trận đại dịch đầu tiên đối với UAE. Trước đó, chúng tôi chưa hề có kế hoạch dự phòng. Chính khái niệm về sự linh hoạt trong kiểm soát và sẵn sàng của một bộ phận lãnh đạo đất nước đã đảm bảo duy trì con số lây nhiễm ở mức ổn định. Chúng tôi đã có một cuộc họp cấp cao trước khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tình hình tại Trung Quốc”.

Phản ứng của UAE trước tình hình rối ren cả ở trong nước và quốc tế được hướng dẫn bởi nguyên tắc: Đại đoàn kết. Trong năm 2020, UAE đã vận chuyển vật tư y tế theo quan hệ đối tác song phương. Tại quê nhà, chính phủ điều trị miễn phí cho tất cả công dân, lao động nhập cư, du khách trên tinh thần không phân biệt đối xử.

UAE viện trợ cho quốc tế
UAE viện trợ cho quốc tế.

Tính đến tháng 2/2021, UAE đã cung cấp viện trợ cho 128 quốc gia hỗ trợ 1,7 triệu nhân viên y tế. Một số tài sản ở nước ngoài thuộc sở hữu nhà nước được chuyển đổi chức năng thành các trung tâm điều trị, bao gồm ExCeL London với 4000 giường bệnh. Trước đó, tháng 5/2020, UAE hợp tác với Chương trình Lương thực Thế giới để khởi động chiến dịch cầu nối hàng không quốc tế, sử dụng máy bay của Emirati cung cấp nguồn cung ý tế và nhân đạo thiết yếu trên khắp châu Âu, châu Phi, châu Á và Trung Đông. Nhất quán với mục tiêu phát triển bền vững “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, chính phủ UAE ứng phó với đại dịch thông qua nhiều mặt, dựa trên các nguyên tắc về sự tin cậy của công chúng, tính minh bạch và kiểm dịch trên diện rộng.

Kiểm soát Covid-19: Bài học từ các nhà lãnh đạo Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

UAE được xếp hạng trong top 10 quốc gia đi đầu nhờ khả năng lãnh đạo và tiếp cận chủ động đại dịch. Phân tích khung quản lý chiến lược khủng hoảng cho thấy cho thấy thành công theo ba giai đoạn: Chuẩn bị sẵn sàng, giảm thiểu thiệt hại và cơ chế phản hồi sau khủng hoảng. Chỉ số An ninh Y tế Toàn cầu đánh giá UAE đứng thứ 25 trong số 195 quốc gia cam kết nâng cao năng lực tài chính và tuân thủ các tiêu chuẩn; xếp ở vị trí 56 về mức độ sẵn sàng với tổng điểm 46,7 năm 2019. Về kinh tế, ấn bản năm 2019 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Báo cáo Năng lực Cạnh tranh toàn cầu gồm 141 nền kinh tế, UAE giành được vị trí thứ 25 nhờ các lợi thế cạnh tranh gồm môi trường vĩ mô ổn định, thị trường và cơ sở hạ tầng lành mạnh, sở hữu một trong những hệ thống giao thông hiện đại nhất thế giới.

Nhằm giám sát khủng hoảng, bước đầu tiên là xác định nguồn cơn dịch bệnh. Các trường hợp đầu tiên tại UAE và Vùng Vịnh đã được Bộ Y tế báo cáo ngày 29/1/2020. Hai ngày sau, chính phủ yêu cầu tất cả các trường hợp nghi mắc và xác nhận nhiễm Covid phải được xử lý khẩn cấp và chăm sóc y tế miễn phí cho bệnh nhân. Phản ứng quyết liệt và nhanh gọn giúp UAE giảm thiểu gánh nặng ngay từ giai đoạn mới chớm.

Số ca xét nghiệm và chẩn đoán hàng ngày tại UAE giai đoạn 2020
Số ca xét nghiệm và chẩn đoán hàng ngày tại UAE giai đoạn 2020. (Ảnh: Natureasia)

Số ca mắc mới và tử vong giai đoạn 2021 giảm rõ rệt
Số ca mắc mới và tử vong giai đoạn 2021 giảm rõ rệt. (Ảnh: Reuters)

Tầm quan trọng của lãnh đạo có năng lực thích ứng cao, đặc biệt là trong tương tác, duy trì lòng tin vào chính phủ cũng được nhấn mạnh. UAE đảm bảo minh bạch các thông tin cơ bản như số liệu thống kê hàng ngày gồm tổng số ca bệnh, số tử vong, số lần xét nghiệm đã thực hiện, có bao nhiêu ca đã hồi phục và cập nhật các quy định y tế. Nhờ vậy, kể từ khi dich bệnh có dấu hiệu suy yếu, chính phủ nhanh chóng quyết định đưa đất nước tiến đến trạng thái bình thường mới. Xét thấy đại dịch chưa thể dứt điểm, UAE phát triển một chiến lược hậu dịch bệnh nhằm quản lý tác động bao trùm sáu lĩnh vực: Y tế, giáo dục, kinh tế, an ninh lương thực, xã hội và chính phủ. Các kết quả hữu hình cho thấy, các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất nằm trong top đầu các quốc gia được quốc tế ca ngợi. Tháng 3/2020, UAE đạt được một trong những tỷ lệ xét nghiệm bình quân đầu người cao nhất trên toàn thế giới, trở thành quốc gia số một về sàng lọc Covid-19 đồng thời dẫn đầu phát triển trên quy mô lớn.

Trong kịch bản hiện tại, tiêm chủng là giải pháp duy nhất giúp loại trừ và suy giảm lây nhiễm lâu dài. Lãnh đạo UAE chủ động tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III đầu tiên đối với vắc xin bất hoạt thông qua hợp tác giữa WHO, Sinopharm và nhóm G42. Hàng nghìn tình nguyện viên từ nhiều quốc tịch khác nhau đã đăng ký và tham gia thử nghiệm. Đây là một ví dụ sinh động về các sáng kiến quốc gia nhằm nâng cao sức khỏe dân số và khả năng nghiên cứu, phát triển y tế của UAE. Tính đến thời điểm này, UAE có tổng cộng 5 loại vắc xin bao gồm Sinopharm, Pfizer-BioNTech, Sputnik V, Oxford AstraZeneca và Moderna. Chính phủ cung cấp miễn phí các mũi tiêm đến với công dân toàn quốc. Trong số các ưu tiên sử dụng vắc xin phải kể đến chính sách phê duyệt cho lực lượng tuyến phòng thủ của đất nước. Quyết định này nhằm mục tiêu bảo vệ tuyến đầu chống dịch vì đây là đối tượng đối mặt với nhiều rủi ro nhất, tính chất công việc phức tạp.

Làm thế nào để UAE duy trì lòng tin của công chúng giữa đại dịch?

Mặc dù sự phát triển nhanh chóng của vắc xin là một thành tựu phi thường nhưng tiêm chủng cho dân số đông đặt ra nhiều thách thức từ sản xuất đến phân phối, triển khai, quan trọng là sự tin tưởng. Niềm tin phụ thuộc rất nhiều vào tuyên truyền lợi ích vắc xin.

Thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của UAE trong “bão” Covid-19
Thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của UAE trong “bão” Covid-19.

Đã hơn một năm kể từ khi WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu, từng khu vực khác nhau áp dụng chiến lược đa dạng và một loạt các phương pháp tiếp cận riêng biệt. Cho đến nay vẫn chưa có một đáp án phù hợp với tất cả bởi xây dựng lòng tin là quá trình dài hạn, mất nhiều năm để chính phủ một nước trở thành “người đồng hành” đáng tin cậy, trung thực của nhân dân. Cuộc khảo sát mức độ tín nhiệm hàng năm Edelman Trust Barometer năm 2021 đã làm nổi bật vai trò của chính phhủ UAE với tỷ lệ khá cao 80%. Ngay cả trong những trường hợp khó khăn nhất, sự minh bạch, giáo dục phổ cập thông tin, chia sẻ tin tức rõ ràng đã phản ánh sự thành bại của chiến dịch kiểm soát dịch bệnh.

Cụ thể, một cuộc khảo sát 1356 người sinh sống trên khắp UAE đã được tiến hành trong thời gian nổ ra đại dịch trong vòng 9 tháng đến 24 tháng năm 2020 về các câu hỏi xoay quanh biện pháp phòng tránh dịch. Trong đó 65% người tham gia đã có bằng đại học, 35,8% đã có việc làm, 40,6% thất nghiệp và 23,5% là sinh viên. Kết quả thu được cho thấy tổng số trả lời đúng rất cao (90,14%). Có đến hơn 94% cho biết họ chỉ ở nhà và ra ngoài khi cần thiết, hầu hết bắt đầu rửa tay và vệ sinh thường xuyên; 88,5% đã ngừng đến thăm người thân và bạn bè trong thời gian dịch bùng phát; 95,6% không ôm hôn chào hỏi xã giao như thông thường, trong khi 70,8% dùng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ để thanh toán. Nhìn chung, 2/3 số người tham gia theo dõi cập nhật thường xuyên về Covid-19.

Về nguồn thông tin, 75,2% chỉ ra rằng họ lấy thông tin chính ở các trang web và thông cáo báo chí chính thức từ Bộ Y tế ở UAE; 42,2% theo dõi tin tức của WHO, 40,7% đọc tin từ các phương tiện báo chí, đài phát thanh; 50,4% sử dụng mạng xã hội. Cuối cùng, chỉ có 21,2% tham khảo thông tin từ gia đình, bạn bè và các nguồn không chính thống. Nghiên cứu đã chứng minh người dân tại UAE có kiến thức từ “tốt” đến “xuất sắc” về nguyên nhân, rủi ro, biện pháp phòng ngừa để tránh lây nhiễm. Không chỉ là điển hình chống dịch cho thế giới, phản ứng của UAE cùng với mức độ tín nhiệm cao của người dân nơi đây đã củng cố vững chắc khả năng kiểm soát trong nước, nâng cao vị thế trên bản đồ toàn cầu mà còn thể hiện tài lãnh đạo của cơ quan đầu não quốc gia.

Thách thức nhân đôi với cuộc chiến giá dầu và tái thiết vùng Trung Đông

Trước khi dich bệnh bùng phát, khu vực Trung Đông cố gắng bình thường hóa các tác động địa chính trị. Tunisia tiến tới nền dân chủ, Ai Cập trở thành kẻ mạnh trong khu vực, Syria biến thành thảm họa, Jordan và Maroc ban hành một số cải cách trong khi Algeria và Sudan vẫn đang vật lộn với quá trình chuyển đổi, Lebanon đứng trên bờ vực sụp đổ kinh tế. Để đối phó với biến động khôn lường, các quốc gia vùng Vịnh đã sử dụng đến tài sản dầu mỏ để tài trợ cho các gói kích thích tập trung.

Cuộc chiến giá dầu năm 2020 làm tăng thách thức đối với UAE và khu vực
Cuộc chiến giá dầu năm 2020 làm tăng thách thức đối với UAE và khu vực.

Tua nhanh đến năm 2020, địa chính trị và kinh tế trên khắp thế giới dường như đang rơi tự do vì Covid-19, trong đó nổi bật lên là cuộc chiến giá dầu và suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Đối với các quốc gia quân chủ ở Trung Đông và vùng Vịnh nói riêng, cuộc chiến giá dầu chống lại Nga và Hoa Kỳ cùng với hạn chế, đóng cửa toàn bộ hoạt động kinh doanh đã làm tăng áp lực tài chính vốn đóng vai trò như một “van khóa” an toàn cho khu vực. Ngày nay, các chế độ quân chủ đối mặt với hai thách thức: Covid-19 cùng ảnh hưởng kinh tế và cuộc chiến giá dầu với Nga. Trong suốt những năm 2010, các chế độ quân chủ vùng Vịnh tích cực tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế bằng cách đầu tư tài sản dầu mỏ tích lũy vào các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, du lịch, chăm sóc sức khỏe, hậu cần, bản lẻ và các giải pháp công nghệ tài chính. Mặc dù vậy, những nỗ lực hướng đến tương lai nhằm thoát ly sự phụ thuộc vào dầu mỏ mang đến kết quả khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia. Sự xuất hiện của Covid-19 cùng những hạn chế cố hữu đã tạo thêm tầng tầng lớp lớp thách thức đối với giá dầu xuống thấp, dẫn đến sụt giảm đáng kể tăng trường GDP năm 2020, thâm hụt ngân sách và cản trở nỗ lực đa dạng hóa. Giá dầu thấp kỷ lục đã đến vào thời điểm không thể tồi tệ hơn. Đại dịch và suy thoái gây ra ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu và làm giảm đáng kể thu nhập dầu khí, những thực địa kinh tế này sẽ tước đi khiên chắn phòng thủ của Trung Đông và vùng Vịnh.

Triển vọng hậu Covid-19 và giải pháp cho doanh nghiệp

Nền kinh tế UAE đã phải hứng chịu một cú sốc kép vào năm 2020 khi giá dầu sụt giảm và đại dịch Covid hoành hành. Theo ước tính sơ bộ, kinh tế nước này suy giảm 6,1% trong năm ngoái, tuy nhiên cũng không loại trừ triển vọng tươi sáng hơn cho năm 2021. Các nhà quan sát dự kiến tăng trưởng mới ở mức 3,1% nhờ chiến dịch tiêm chủng, sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu và giá năng lượng. Được kỳ vọng nhất là ngành dầu mỏ và vận tải khởi sắc trở lại khi, được hưởng lợi từ kinh tế khu vực. Kế đến là lĩnh vực du lịch, xây dựng và bán lẻ sẽ tương xứng với bình thường mới hậu đại dịch. Seltem, nhà kinh tế theo dõi vùng Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ tại Coface nhận xét: “UAE là một trong những nền kinh tế đa dạng nhất và đóng vai trò quan trọng như một trung tâm thương mại của khu vực. Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng sẽ được hỗ trợ bởi giá dầu, chiến dịch tiêm chủng trong nước và triển vọng giao thương toàn cầu”. Sau cuộc chiến giá dầu giữa Ả Rập và Nga vào tháng 3/2020, giá dầu đã giảm xuống 20 USD/thùng từ mức 70 USD đầu năm. Giá dầu tăng trở lại giúp phục hồi kinh tế của UAE vì dầu chiếm khoảng 30% GDP và 50% doanh thu tài khóa. Cho đến nay, giá dầu đã tăng gần 50% từ cuối năm ngoái.

Bản thân chính phủ UAE hiểu được rằng đất nước cần phải đa dạng hóa các hiệu quả kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp phi dầu mỏ, đặc biệt hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhằm phục hồi toàn diện. Ngày 22/3/2020, Nội Các UAE thông báo cung cấp 126 tỷ Dh hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế. Tính đến ngày 5/4, gói hỗ trợ đã tăng gấp đôi lên tới khoảng 70 tỷ USD với ba mục tiêu: Giảm chi phí kinh doanh, giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và đẩy nhanh thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng lớn của chính phủ. Ngân hàng Trung Ương UAE đã giới thiệu Kế hoạch Hỗ trợ Kinh tế Mục tiêu (TESS) nhằm tạo điều kiện giảm tạm thời các khoản thanh toán gốc, lãi, lợi nhuận trên tổng nợ thuộc tất cả các khu vực tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như cá nhân bị ảnh hưởng. TESS giải phóng vùng đệm vốn hiện có, cải thiện năng lực cho vay của các ngân hàng hoạt động ở UAE, cung cấp hướng dẫn cho tất cả các tổ chức tài chính trong khu vực. Bên cạnh đó, Sáng kiến Khu vực Tự do Dubai cho phép hoãn tiền thuê mặt bằng trong sáu tháng, chấp nhận thanh toán theo đợt, hoàn trả tiền cọc và bảo lãnh, hủy bỏ các khoản tiền phạt áp dụng cho khu vực tự do. Một sáng kiến nổi bật khác là Trung tâm khởi nghiệp và Truy cập từ cũng từ thành phố Dubai. Dubai Startup Hub đã tổ chức các sự kiện trực tuyến với hơn 40 thành viên được hưởng lợi từ ban cố vấn cấp cao, hỗ trợ doanh nhân trong các dự án mới ở giai đoạn khó khăn. Sở Phát triển Kinh tế Abu Dhabi và bộ Tài chính kết hợp với các ngân hàng đưa ra một loạt chính sách cho cả cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những sáng kiến này nhằm hỗ trợ những người chịu ảnh hưởng trực tiếp, cộng đồng doanh nghiệp thiệt hại nặng nề do Covid-19 gây ra.

TL

Tin bài khác
Cựu quan chức Fed vạch ra lộ trình hạ lãi suất, chỉ trích chính sách hiện tại

Cựu quan chức Fed vạch ra lộ trình hạ lãi suất, chỉ trích chính sách hiện tại

Cựu Thống đốc Fed Kevin Warsh – ứng viên tiềm năng cho vị trí Chủ tịch Fed tiếp theo – đã đưa ra yếu tố cản trở việc hạ lãi suất, đồng thời chỉ trích tư duy “phải tăng thất nghiệp để giảm lạm phát”.
Phó Thủ tướng Hà Lập Phong – Người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc là ai?

Phó Thủ tướng Hà Lập Phong – Người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc là ai?

Không nói tiếng Anh, kín tiếng và là thân tín của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Phó Thủ tướng Hà Lập Phong là lựa chọn mới của Bắc Kinh để dẫn dắt các cuộc đàm phán thương mại với Washington.
Mỹ xác lập danh sách 20 quốc gia ưu tiên đàm phán, Việt Nam là “ưu tiên cao”

Mỹ xác lập danh sách 20 quốc gia ưu tiên đàm phán, Việt Nam là “ưu tiên cao”

Chính quyền Mỹ đang gấp rút triển khai ưu tiên đàm phán thương mại với khoảng 20 quốc gia, trong đó Việt Nam được xếp vào nhóm “ưu tiên cao” trong số các quốc gia tại Đông Nam Á.
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4/2025 đã giảm 21%, trong khi xuất khẩu sang châu Á và EU tăng mạnh, phản ánh sự dịch chuyển của dòng chảy thương mại toàn cầu.
EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cảnh báo sẽ áp thuế lên 95 tỷ euro (108 tỷ USD) hàng hóa Mỹ, nếu các đàm phán thương mại với chính quyền ông Trump không đạt được kết quả tích cực.
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Ngoài việc giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp, Fed còn phát đi cảnh báo rủi ro kép từ các chính sách thuế mới, có thể đẩy lạm phát tăng và làm suy yếu thị trường lao động.
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận về một cuộc gặp thương mại cấp cao tại Geneva vào tuần này. Cuộc gặp này được kỳ vọng mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ muốn ký thỏa thuận thương mại với Mỹ với đề xuất thuế quan “zero-for-zero” cho thép, linh kiện ô tô và dược phẩm. Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợi?