Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp lữ hành tiếp cận vốn vay
- Du lịch
- 09:02 24/12/2020
DNHN - Du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhưng nhiều doanh nghiệp hiện nay cho biết rất khó được tiếp cận các gói hỗ trợ…
Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến du lịch chịu tổn thất nặng nề nhất trong các ngành kinh tế. Khó khăn chồng chất, ngành du lịch Việt Nam bị thất thu khoảng 23 tỷ đô la Mỹ trong năm nay, dẫn đến khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú, tình hình cũng không mấy khả quan. Đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc và toàn diện, thay đổi toàn bộ chiến lược, kế hoạch và cấu trúc của ngành.
Theo ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) chia sẻ tại Tọa đàm chủ đề “Kết nối doanh nghiệp du lịch và ngân hàng – Gỡ khó về vốn và chính sách” rằng, lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm nay ước chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 80% so với năm 2019; khách nội địa đạt khoảng 55 triệu lượt, giảm 35% so với năm trước. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 320.200 tỉ đồng, giảm 45% so với năm 2019. Ông Chung cho biết, có khoảng 1/5 tổng số cơ sở lưu trú trên toàn quốc phải đóng cửa, dừng hoạt động; 1/3 số cơ sở hoạt động cầm chừng. Doanh thu của các điểm tham quan, vui chơi giải trí giảm khoảng 60%. Các doanh nghiệp lữ hành lớn chỉ bố trí khoảng 30% nhân sự trực tại công ty, nhân viên nghỉ không lương hoặc bị giảm lương chiếm 80%. Tính đến đầu tháng 12, đã có trên 328 doanh nghiệp lữ hành xin thu hồi giấy phép, toàn ngành du lịch ước thiệt hại 23 tỉ USD, năng lực của ngành du lịch giảm sút trầm trọng.
Theo các doanh nghiệp trong ngành du lịch, câu chuyện không hẳn là bao nhiêu gói hỗ trợ, lãi suất ưu đãi chừng nào mà quan trọng là khả năng tiếp cận của doanh nghiệp đến đâu, thủ tục thế nào để có thể sớm tiếp cận nhất.
Trong điều kiện hết sức khó khăn đó, nhiều gói tín dụng và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được tung ra. Thế nhưng, nhìn vào thực tế, doanh nghiệp du lịch hiện vẫn rất khó tiếp cận các nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi và các chính sách hỗ trợ khác. Ông Võ Anh Tài, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) cho rằng, tình hình dịch bệnh trong khu vực và thế giới vẫn diễn biến khó lường, chưa có dấu hiệu dừng lại và có thể sẽ kéo dài đến giữa hoặc cuối năm 2021. Trong khi đây là những thị trường khách quốc trọng điểm của du lịch Việt Nam, điều này dự báo du lịch nước ta sẽ còn bị thiệt hại và ảnh hưởng nghiêm trọng. Các hoạt động du lịch trong nước chỉ phục hồi một phần chứ chưa thể hoàn toàn được, du khách trong nước hiện nay chủ yếu có xu hướng đi du lịch theo nhóm gia đình nhỏ lẻ, nên việc khai thác tour của các đơn vị lữ hành vẫn còn khá chậm. Đó là chưa nói đến trường hợp dịch quay trở lại, du khách sẽ hủy tour, kéo theo hàng loạt khó khăn chồng chất lên các doanh nghiệp du lịch. Do đó, rất cần có sự tiếp sức của các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, thủ tục đơn giản. Theo ông Tài, nhiều doanh nghiệp du lịch hiện không có tài sản thế chấp để vay vốn, tài sản nào có thì đã thế chấp rồi. Vì thế, các ngân hàng nên nới lỏng chính sách cho vay tín chấp, xem xét nới lỏng đối với những doanh nghiệp du lịch có uy tín và thương hiệu. Hơn nữa, lãi suất tiền gửi hiện đã giảm mạnh, nhưng lãi suất cho vay thì không giảm, gần như cao gấp đôi lãi suất huy động. Trong điều kiện hiện nay, khó có doanh nghiệp du lịch nào đủ “sức khỏe” theo được lãi suất cho vay của các ngân hàng.
Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Minh Ngọc, thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Vietravel nhìn nhận, doanh nghiệp du lịch hiện nay không có doanh thu, không có nguồn tiền, không còn tài sản để thế chấp… Theo đó, các ngân hàng có thể xem xét cho vay tín chấp những khoản nào có thể cho vay được, những năm qua ngành du lịch đã đóng thuế rất nhiều, thời điểm khó khăn hiện nay nên có sự chia sẻ lại để hỗ trợ doanh nghiệp du lịch cầm cự và dần phục hồi. Ông Trần Văn Long, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Du lịch Việt cho biết, đối với doanh nghiệp làm lữ hành thì không có nhiều vồn, cũng không có tài sản thế chấp, vốn lớn nhất chính là thương hiệu của doanh nghiệp. Thế nhưng ngân hàng không chấp nhận cho vay qua tín chấp bằng thương hiệu, mà phải có tài sản thế chấp thì hiếm có doanh nghiệp lữ hành nào đáp ứng được.
Chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp du lịch, đại diện các ngân hàng cho biết, để ngân hàng cho vay tín chấp thì ngân hàng phải kiểm soát được doanh thu của doanh nghiệp lữ hành. Trong bối cảnh rủi ro cao như hiện nay mà không có tài sản thế chấp, không kiểm soát được rủi ro thì phần lớn các ngân hàng không mặn mà với việc cho vay tín chấp. Vì phần lớn vốn của các ngân hàng phải đi huy động mà có. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM khẳng định, nguồn vốn vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố hiện nay là không thiếu. Cái khó hiện nay là hồ sơ vay vốn đòi hỏi phải có tài sản thế chấp để đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý. Đối với những doanh nghiệp du lịch không có tài sản thế chấp thì nên tạo điều kiện cho ngân hàng quản lý được nguồn tiền và doanh thu của doanh nghiệp để quyết định khoản cho vay, đảm bảo ngân hàng thu hồi được nợ.
Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, chính sách tín dụng hiện nay không thiếu, cái khó là điều kiện tiếp cận nguồn vốn. Thứ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Chính phủ đã giao các bộ, ngành liên qua sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ theo hướng thông thoáng hơn nhằm tiếp sức cho doanh nghiệp du lịch duy trì hoạt động. Thứ trưởng tin tưởng, khung chính sách mới sắp được ban hành, đi vào cuộc sống sẽ là “bệ đỡ”, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi dần và sáng tạo những cách làm mới để “sưởi ấm” lại thị trường du lịch trong nước.
Lyly
Tin liên quan
#Du lịch

Check-in Đà Lạt tại những điểm đến ít phổ biến
Nếu đã quen với các địa điểm được nhiều du khách check-in khi đến phố núi, 5 tọa độ không quá nổi tiếng dưới đây sẽ cho bạn những tấm hình không "đụng hàng".

Có nên mạo hiểm đón khách quốc tế?
Người Việt du lịch mạnh mẽ trở lại sau chiến dịch kích cầu nội địa, từng bước đưa du lịch nội địa phục hồi. Các nhà quản lý và doanh nghiệp đang cân nhắc câu chuyện có nên mở cửa đón khách quốc tế trong bối cảnh đại dịch diễn biến khó lường.

Movenpik Resort Cam Ranh và Radission Blu Resort Cam Ranh chính thức được công nhận 5 sao
Ngày 23/05/2020, Tổng cục Du lịch đã chính thức công nhận khách sạn Movenpick Resort Cam Ranh và Radisson Blu Resort Cam Ranh đạt tiêu chuẩn 5 sao. Bên cạnh đó, quần thể nghỉ dưỡng này còn nhận được nhiều giải thưởng cao quý từ Liên hiệp Các hội UNESCO Việt Nam.

Nỗ lực vượt khó qua mùa dịch, du lịch Việt chờ cơ hội bùng nổ
Những ảnh hưởng nặng nề mà dịch Covid-19 gây ra đối với ngành du lịch thời gian qua được dự báo là sẽ mất rất nhiều thời gian để hồi phục. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp du lịch đều đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng chiến đấu để “cứu mình”, thay vì ngồi chờ những chiếc “phao cứu sinh” từ bên ngoài.

Du lịch Quảng Ninh tiến bước thần tốc nhờ đâu?
Giữ mức tăng trưởng cao ngay khi các thành phố du lịch lớn đều có sự chững lại, Quảng Ninh đang tiến tới “ngôi vương” du lịch Việt với một tốc độ ngoạn mục.

5 mô hình phát triển du lịch bền vững trên thế giới
Các quốc gia, doanh nghiệp đang nỗ lực giảm thiểu tác động của khách du lịch đến môi trường để phát triển du lịch bền vững.
Đọc thêm Du lịch
Xu hướng du lịch thế giới nổi bật thời đại dịch
Đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu du lịch “ngoại” giảm, tạo cơ hội cho du lịch nội địa và du lịch ảo “lên ngôi”.
13 địa điểm đẹp nhất Trung Quốc
Lãnh thổ rộng lớn và đa dạng của Trung Quốc mang lại cho đất nước này nhiều khung cảnh thiên nhiên đẹp nhất trên trái đất. Từ phong cảnh núi đá vôi đẹp như tranh vẽ ở Quế Lâm đến những cột đá sừng sững ở Trương Gia Giới, từ những hồ nước đầy màu sắc
Khiếu nại của người tiêu dùng trong lĩnh vực vận tải, du lịch tăng mạnh
Năm 2020, có 49,1% người tiêu dùng khiếu nại đến Cục về dịch vụ vận tải, phương tiện vận chuyển. Tỷ lệ này tăng mạnh so với cùng thời điểm các năm trước và vượt xa các khiếu nại khác trong năm nay.
Quảng Ninh: Nghi lễ khai hội xuân Yên Tử năm 2021 trong mùa dịch Covid-19
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngày 21/02 ( ngày mồng 10/01 âm lịch ) tại Yên Tử thay vì thực hiện lễ Khai mạc Hội xuân Yên Tử như hàng năm, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành các nghi lễ tâm linh khai hội Xuân Yên Tử năm 2021.
Tour cho khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục hủy đến quí II/2021, sau đó "passport vaccine" sẽ trở thành yêu cầu của nhiều điểm đến
Nhiều doanh nghiệp cho biết tour cho khách nước ngoài đến Việt Nam tiếp tục hủy đến quý II/2021 và có thể đến cuối năm nay, mảng này vẫn chưa thể thực sự khởi động.
Ngành Du lịch qua một năm thực hiện “ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030”
Nhờ việc kiểm soát tốt dịch Covid-19 từ quyết tâm thực hiện mục tiêu kép “vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch vừa phục hồi kinh tế” của Chính phủ, trong khó khăn bộn bề, ngành Du lịch đã nỗ lực tập trung triển khai nhiều giải pháp ứng phó .
Ninh Bình sắp có khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình với quy mô hơn 1 tỷ USD
Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình có tổng diện tích đất tự nhiên khu vực lập quy hoạch là 1.984ha, thuộc địa phận 7 xã của huyện Gia Viễn và Nho Quan với tổng mức đầu tư khoảng 1-1,5 tỷ USD.
Câu chuyện thành công trong du lịch của Quốc đảo Maldives thời Covid-19
Theo hãng CNN, ngành du lịch tại một số quốc gia trên thế giới đang phải chịu hậu quả nặng nề của dịch bệnh trong năm 2020. Thế nhưng quốc đảo Maldives cho thấy một câu chuyện khác, dù thiếu hụt du khách, du lịch vẫn có thể thành công.
Một số điểm đến quốc tế không cần cách ly nếu du khách đã tiêm vắc xin COVID-19
Cũng như nhiều ngành nghề khác, du lịch thế giới đã hứng chịu một năm tổn thất nặng nề chưa từng có trong lịch sử vì đại dịch Covid-19. Nhưng một năm qua cũng chứng kiến nhiều chuyển động mạnh mẽ của ngành du lịch thế giới.
Số hóa và đổi mới giữ vai trò quan trọng trong phát triển du lịch ASEAN
Du lịch là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng trong ASEAN. Trong bối cảnh Covid-19, các quốc gia thành viên ASEAN cần chủ động xây dựng kế hoạch hành động để tăng cường ứng dụng công nghệ và đổi mới nhằm phát triển du lịch.