
Thanh long, rau gia vị Việt đang gặp khó khi vào EU
Cùng với việc đề nghị cơ quan chức năng phía Việt Nam làm việc với phía EU để giảm tần suất kiểm tra thanh long và rau gia vị khi xuất khẩu sang thị trường này, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động kiểm soát chất lượng ngay từ trong nước.
Mới đây, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU thông tin, từ ngày 3/7/2022, các lô hàng bún miến phở xuất khẩu sang EU không cần bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương cấp và cũng không bị kiểm soát tại cửa khẩu của EU. Nhóm mì ăn liền chứa gia vị và nước sốt (HS 1902 30 10 30) vẫn cần giấy chứng nhận của Bộ Công Thương.
Tuy nhiên, EU thông báo tiếp tục duy trì yêu cầu bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm và tần suất kiểm tra 20% đối với thanh long với lý do thanh long vẫn còn nguy cơ cao an toàn thực phẩm và tần suất các lô hàng bị cảnh báo chưa có nhiều tiến bộ. Với một số nông sản khác, EU giữ tần suất kiểm tra 50% đối với: mùi tây, rau mùi, húng quế, bạc hà, đậu bắp và ớt thuộc giống capsicum.

Đối với trái thanh long, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, doanh nghiệp xuất khẩu và người sản xuất chịu nhiều ảnh hưởng bởi quyết định này. Bởi thời gian để lấy mẫu, kiểm nghiệm theo tần suất 20% vào khoảng 4 ngày. Điều này trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ, sức cạnh tranh của sản phẩm thanh long tại thị trường EU.
EU sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên trong từng lô hàng xuất khẩu. Sau khi lấy mẫu 20%, toàn bộ số mẫu này được đưa vào kiểm nghiệm bằng cách xay, nghiền, sau đó phân tích các thành phần dư lượng trong ruột thanh long. Đáng chú ý, tất cả lượng lấy mẫu này doanh nghiệp phải chịu, và tính vào giá thành khi xuất bán tại thị trường EU.
Nếu không may, lô hàng vượt ngưỡng dư lượng cho phép của EU, doanh nghiệp còn phải chịu thêm chi phí chuyên chở toàn bộ số hàng trở lại Việt Nam. Cộng thêm cả khoảng thời gian chở về, sản phẩm gần như không thể tiêu thụ vì quá thời hạn bảo quản. Nếu doanh nghiệp tái phạm các vấn đề về dư lượng, họ có thể chịu tần suất kiểm tra cao hơn, thậm chí bị cấm xuất khẩu sang EU.
Với tỷ lệ này quá cao và quá khắc nghiệt đối với hàng rau quả Việt Nam, ngày 20/6, Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng đã gửi Công văn số 31/VP-HHRQVN/22 tới Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề nghị làm việc lại với phía EU để giảm tần suất kiểm tra thanh long và rau gia vị khi xuất khẩu sang thị trường này.
Đồng thời đề nghị Văn phòng SPS Việt Nam làm việc với phía EU, nhằm giảm bớt tỷ lệ lấy mẫu kiểm tra xuống khoảng 3%. Một giải pháp khác được Hiệp hội nêu ra, là EU có thể chỉ định một cơ quan kiểm định tại Việt Nam, giúp kiểm tra hàng trước khi xuất khẩu như cách phía Hoa Kỳ đang làm (chiếu xạ) và công nhận kết quả của cơ quan này.
Một số cơ quan kiểm định có nguồn gốc EU hiện hoạt động tốt ở Việt Nam như Eurofins, Bureau Veritas... Hiệp hội Rau quả Việt Nam thông tin, phòng kiểm nghiệm của các đơn vị này hiện đại, đủ khả năng xét nghiệm Giới hạn dư lượng tối đa (MRL) theo yêu cầu của Hải quan EU.
Cùng với việc đề nghị cơ quan chức năng phía Việt Nam làm việc với phía EU để giảm tần suất kiểm tra thanh long và rau gia vị khi xuất khẩu sang thị trường này, ông Đặng Phúc Nguyên cũng khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động kiểm soát chất lượng ngay từ trong nước.
Theo đó, cần sớm tổ chức kiểm tra, kiểm nghiệm nguồn hàng trước khi xuất khẩu. Cụ thể, bên cạnh việc kiểm tra chất lượng quả từ trên cây, doanh nghiệp có thể kiểm nghiệm một lần nữa tại kho, trước khi đóng gói. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, hợp tác xã, người dân định kỳ kiểm tra đồng ruộng hàng tuần, hàng tháng để giám sát chất lượng nông sản một cách chặt chẽ.
PV
- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: VINASME cùng doanh nghiệp tiến bước
- Tưng bừng không khí trước giờ khai mạc Đại hội IV - Hiệp hội DN NVV VN
- Những ý kiến tâm huyết trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc VINASME
- Tổng cục Hải quan: Áp dụng chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp
- Quảng Ngãi cần đẩy mạnh liên kết vùng, tạo đột phá để phát triển
Cùng chuyên mục


Quảng Ngãi cần đẩy mạnh liên kết vùng, tạo đột phá để phát triển

Kiến nghị giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phục hồi và phát triển

Bộ Xây dựng đặt 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cho mục tiêu phát triển

Thông qua việc xây Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho TP HCM

Yêu cầu Bộ TN&MT trình dự án Luật Đất đai sửa đổi trước ngày 1/4
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?