Thứ hai 12/05/2025 20:58
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thanh Hóa: Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ quét và sạt lở

Mưa to trên diện rộng đã gây sạt lở tại một số điểm trến các tuyến quốc lộ thuộc khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa. Nhiều điểm có nguy cơ cao buộc phải sơ tán dân đến nơi an toàn, đồng thời chủ động ứng phó, xử lý tại các điểm sạt lở.

Hậu quả sau bão

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Yagi, tình hình thời tiết khu vực Bắc bộ và Thanh Hóa diễn biến phức tạp và có mưa to trên diện rộng, gây lũ quét và sạt lở nghiêm trọng tại các tỉnh vùng núi phía Bắc. Tại Thanh Hóa, mưa to nhiều ngày đã khiến mực nước tại các sông dâng cao, gây ngập úng cục bộ tại một số địa phương, sạt lở nhiều tuyến đường. Đặc biệt các huyện miền núi Thanh Hóa đang đối diện với nguy cơ lũ quét gây sạt lở.

Thông tin từ Khu Quản lý đường bộ 2 (QLĐB II) – Cục đường bộ Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3, trên tuyến Quốc lộ 15 và 15C, đoạn qua địa bàn huyện Quan Hóa và Mường Lát đã có nhiều vị trí sạt lở taluy dương gây ách tắc giao thông.

Cụ thể, trên tuyến Quốc lộ 15C có 90 điểm sạt lở đá lăn, sa bồi mặt đường, ước tính khoảng 9.000m3; 5 điểm sạt lở taluy âm, trong đó 3 vị trí đã kéo sập mặt đường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Tại Mường Lát, đoạn thuộc địa bàn xã Pù Nhi (huyện Mường Lát) đã hình thành cung trượt sâu với chiều dài khoảng 80-120m, chiều rộng là cả một khoảng đồi phía taluy âm. Huyện Mường Lát đã sơ tán gần 300 hộ dân sinh sống tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng đến nơi an toàn. Hiện chính quyền địa phương đang khẩn trương huy động lực lượng, vật tư, phương tiện dọn dẹp, khắc phục các vị trí sạt lở.

Thanh Hóa: Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ quét và sạt lở

Quốc lộ 15C qua bản Na Tao, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) bị sạt lở.

Mưa lớn kéo dài cũng làm xuất hiện hàng chục điểm sạt trượt khác trên các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Mường Lát. Với những điểm sạt vừa và nhỏ, các ngành chức năng và chính quyền địa phương đã phối hợp khắc phục, san gạt đất đá dưới nền đường, nhanh chóng thông tuyến. Những vị trí nguy hiểm, lực lượng chức năng cắm biển cảnh báo để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông

Trong những ngày tới, mưa sẽ còn tiếp tục kéo dài, Mường Lát là 1 trong 10 huyện được dự báo có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá.

Tại Quan Hóa, sạt taluy dương tuyến Quốc lộ 15, trong đó, có một số vị trí nguy hiểm như ở xã Phú Nghiêm (huyện Quan Hóa) …

Mưa lớn cũng khiến quả đồi ở khu vực bản Đỏ, xã Phú Thanh, huyện vùng cao Quan Hóa xuất hiện nhiều vết nứt lớn.

Vị trí quả đồi (vách taluy dương tại Km 20+829.32) ở gần khu vực khu dân cư, nhà máy chế biến, cạnh sông Mã. Từ mặt đường lên các vị trí sụt lún cao khoảng 15m đến 30m. Những vết nứt rộng từ khoảng 0,5m đến 1m; có hiện tượng đá, đất từ trên cao rơi xuống đường Quốc lộ 15, nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở, nguy hiểm đến tính mạng của hơn 10 hộ dân sống dưới chân đồi.

Thanh Hóa: Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ quét và sạt lở
Quả đồi xuất hiện vết nứt và đất đá lăn xuống quốc lộ 15C.

Trước tình hình trên, huyện Quan Hóa đã phân công lực lượng túc trực tại vị trí này, đồng thời di dời các hộ dân đến nhà văn hóa, nơi tránh trú an toàn. Đồng thời, huyện đã có báo cáo gửi cơ quan quản lý đường bộ xử lý tình trạng đất đá rơi xuống đường. Hiện, đơn vị quản lý đã lắp đặt biển cảnh báo sạt lở đất, căng dây an toàn, cử người trực gác 24/24 giờ để theo dõi, hướng dẫn người và phương tiện giao thông khi đi qua tuyến đường, chuẩn bị sẵn sẵn sàng thiết bị, máy móc, nhân công để kịp thời xử lý khi có tình huống.

Tại huyện Quan Sơn, trên địa bàn huyện có 3 điểm sạt lở, sụt lún lớn, gồm đường giao thông từ Quốc lộ 217 đi bản Ngàm (Sơn Điện); đường giao thông từ bản Máy đi bản Bàng (Trung Thượng); đường giao thông từ bản Son đi bản Ché Lầu (Na Mèo). Ngay sau khi phát hiện các điểm sạt lở, sụt lún, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn huy động lực lượng trực gác 24/24h để hướng dẫn người dân và phương tiện giao thông qua lại an toàn. Đồng thời, huy động nhân lực, máy móc, Hiện nay, nhiều điểm sạt lở trên địa bàn của huyện Quan Sơn đã cơ bản được khắc phục. Điểm sạt lở đường giao thông từ bản Máy đi bản Báng (Trung Thượng) và sụt lún đường giao thông từ bản Ché Lầu đi bản Son (Sơn Thủy) đã khắc phục được tạm thời, bảo đảm cho người đi bộ, xe máy lưu thông; về lâu dài sẽ chờ thời tiết nắng ráo để khắc phục tình trạng trên.

Để bảo đảm an toàn giao thông, huyện đã yêu cầu các xã Trung Thượng, Na Mèo, Sơn Điện căng dây, cắm biểm báo, tập trung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin để người dân biết các điểm sạt lở để chủ động phòng, tránh.

Tại Bá Thước, mưa lũ khiến sông Mã đoạn qua địa bàn xã Lương Trung bị sạt lở nghiêm trọng. Cụ thể, sông Mã đoạn qua địa bàn bị sạt lở kéo dài gần 2km, sâu vào bờ khoảng 20 - 30m. Tính từ năm 2018, vết sạt lở của sông Mã đã sâu vào bờ khoảng 100m, chưa có dấu hiệu dừng lại và ngày càng nghiêm trọng hơn. Sạt lở bờ sông Mã đã "nuốt trôi" đất sản xuất của nhiều hộ dân địa phương. Mưa lũ kèm theo việc thủy điện xả lũ khiến 2 điểm giao thông tại thôn Sơn Thủy và Quang Trung, xã Lương Trung bị ngập.

Theo báo cáo của UBND huyện Bá Thước, từ 6 - 10/9, chịu ảnh hưởng của bão số 3 khiến địa bàn huyện xảy ra mưa lớn kèm dông lốc, gây thiệt hại tới nhà ở, đường giao thông, công trình thủy lợi và cây trồng. Huyện Bá Thước đã phải di dời 138/583 nhân khẩu sống tại khu vực có nguy cơ sạt lở đất đá và mưa gió làm nhà bị hư hỏng. 483ha lúa, 49ha hoa màu và 0,15ha cây ăn quả bị thiệt hại. Ngoài ra, 15 điểm giao thông trên địa bàn huyện bị nước lũ dâng cao, chia cắt cục bộ.

Còn tại huyện Lang Chánh, từ đêm ngày 9/9 đến trưa ngày 10/9, mưa lớn trên địa bàn khiến nhiều khu vực trũng thấp, ngầm tràn bị ngập sâu trong nước. Thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện cho biết, tại xã Yên Khương tràn suối Bôn và tràn bản Tứ Chiềng đã bị ngập sâu; nhiều diện tích lúa ở Bản Mè bị lũ quét qua. Tại xã Tam Văn, tràn suối Đang đoạn bản Lót đi xã Lâm Phú nước dâng cao bị chia cắt hoàn toàn. Hiện UBND các xã đã cắm biển cảnh báo, bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn phân luồng giao thông tại các điểm ngập, chia cắt, nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.

Thanh Hóa: Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ quét và sạt lở
Tràn suối Bôn xã Yên Khương bị ngập chia cắt.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Lang Chánh cũng đã chỉ đạo, huy động các lực lượng chức năng trên địa bàn huyện hỗ trợ người dân tại các nơi bị ngập lụt di chuyển đến nơi an toàn, khuyến cáo người dân không vào rừng, không ra suối vớt củi, xúc cá, hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết, chủ dộng di dời người và tài sản đến nơi an toàn nếu ở các khu vực nguy cơ sạt lở.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, tính đến 15 giờ ngày 11/9/2024, bão số 3 và mưa, lũ sau bão đã gây thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, làm 2 người bị thương; 255 nhà bị tốc mái, ảnh hưởng do cây đổ, sạt lở đất; 144 nhà bị ngập nước; 2.706 ha lúa bị ngập, đổ; 09 điểm trường bị ảnh hưởng; một số công trình giao thông, thủy lợi bị sạt lở, hư hỏng.

Tập trung khắc phục hậu quả

Thực hiện Công điện số 92/CĐ-TTg, ngày 10/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm nội dung Công điện số 19/CĐ-UBND, ngày 09/9/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh, tích cực chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định. Trong đó, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tập trung cứu chữa miễn phí cho người bị thương. Tổ chức cứu trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các hộ dân bị ảnh hưởng của thiên tai có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ phải đi sơ tán/di dời; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà ở; tuyệt đối không để ai bị đói, bị rét, không có nơi ở; huy động các lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân khắc phục nhanh các nhà ở bị thiệt hại do thiên tai.

Thực hiện nghiêm việc tuần tra, canh gác và hộ đê theo quy định, nhất là các tuyến đê sông Mã, sông Bưởi, sông Lèn, sông Cầu Chày (hiện đang có lũ ở mức xấp xỉ đến trên báo động I.

Chủ động huy động nguồn lực của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để khẩn trương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ, nhanh chóng ổn định đời sống cho người dân, khẩn trương khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tiếp tục chỉ đạo huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ người dân và chính quyền các địa phương khắc phục khẩn trương hậu quả của cơn bão số 3 và mưa, lũ sau bão.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo, triển khai kịp thời các biện pháp bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố ngay từ giờ đầu; chỉ đạo các biện pháp khắc phục ảnh hưởng của bão, mưa lũ đối với sản xuất nông nghiệp, nhất là công tác tiêu úng, khôi phục sản xuất nông nghiệp ngay sau bão, mưa lũ; chỉ đạo tổng hợp nhu cầu, kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định hỗ trợ giống để khôi phục sản xuất nông nghiệp (nếu cần thiết).

Sở Giao thông - Vận tải chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan chỉ đạo khắc phục nhanh các sự cố công trình giao thông; theo dõi chặt chẽ các vị trí đang có diễn biến sạt lở, hư hỏng trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh; hướng dẫn, điều tiết giao thông tại các vị trí đường bị ngập sâu, nước chảy xiết và các vị trí bị sạt lở, hư hỏng.

Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo cứu chữa người bị thương; kịp thời cung cấp đủ cơ số thuốc, bảo đảm công tác khám chữa bệnh cho người dân tại những vùng bị ảnh hưởng thiên tai; hướng dẫn người dân xử lý nước sinh hoạt, xử lý môi trường, không để bùng phát dịch bệnh sau bão, lũ.

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo khắc phục nhanh các điểm trường bị thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ, đảm bảo không ảnh hưởng đến việc dạy và học.

Các Công ty Khai thác công trình thủy lợi tiếp tục thực hiện khẩn trương các biện pháp tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Công ty Điện lực Thanh Hóa có trách nhiệm cấp điện an toàn và liên tục cho các trạm bơm tiêu, cống tiêu (vận hành bằng điện).

Thường xuyên kiểm tra, rà soát, thống kê, cập nhật đầy đủ, chính xác tình hình thiệt hại do bão số 3 và mưa, lũ sau bão gây ra, báo cáo kịp thời về 3 Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh để tổng hợp theo quy định. Yêu cầu Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.

Tin bài khác
Sơn La: Đồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo động lực tăng trưởng kinh tế

Sơn La: Đồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo động lực tăng trưởng kinh tế

Sơn La đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, lấy doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) làm trọng tâm để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
“Ngành hốt bạc” của Việt Nam từ góc nhìn của cô gái ngoại quốc…

“Ngành hốt bạc” của Việt Nam từ góc nhìn của cô gái ngoại quốc…

Thấy bảo, khách du lịch từ nước ngoài đến Việt Nam, khát vọng lớn nhất không thể bỏ qua đó là trải nghiệm những giá trị văn hoá lịch sử ngàn năm của dân tộc…
Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi: Nhiều ưu đãi vượt trội cho khoa học, công nghệ

Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi: Nhiều ưu đãi vượt trội cho khoa học, công nghệ

Tại phiên thảo luận sáng 12/5 trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã dành sự quan tâm đặc biệt đến Dự thảo Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi.
Mỹ - Trung nhất trí cắt giảm thuế, đánh dấu bước đột phá đầu tiên

Mỹ - Trung nhất trí cắt giảm thuế, đánh dấu bước đột phá đầu tiên

Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận cắt giảm mạnh thuế quan trong 90 ngày tới, mở ra bước đột phá đầu tiên trong nỗ lực tháo gỡ căng thẳng thương mại kéo dài.
TPHCM: Bổ nhiệm Giám đốc và Phó GĐ Sở Nông nghiệp và Môi trường

TPHCM: Bổ nhiệm Giám đốc và Phó GĐ Sở Nông nghiệp và Môi trường

Sáng 12/5, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường đã trao quyết định của UBND TPHCM về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở NN&MT TP.HCM. Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm, kể từ ngày 1/5.
Thuế quan thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh tự chủ công nghệ

Thuế quan thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh tự chủ công nghệ

Giữa chiến tranh thương mại, các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh tự chủ công nghệ, loại bỏ linh kiện và công nghệ nhập khẩu – báo hiệu xu hướng thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hai nhóm công chức bắt buộc nghỉ việc trước hạn theo Nghị định 178/2024 và 67/2025

Hai nhóm công chức bắt buộc nghỉ việc trước hạn theo Nghị định 178/2024 và 67/2025

Bộ Nội vụ xác định hai nhóm cán bộ, công chức, viên chức dôi dư buộc phải nghỉ việc trước hạn theo Nghị định 178/2024 và 67/2025, trong bối cảnh cả nước đang tinh gọn bộ máy và giảm hơn 110.000 biên chế cấp xã.
“Tiến triển đáng kể” sau cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung

“Tiến triển đáng kể” sau cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung

Mỹ và Trung Quốc xác nhận đã đạt “tiến triển đáng kể” sau hai ngày đàm phán thương mại tại Thụy Sĩ. Cơ chế đối thoại mới được thiết lập, mở đường giảm căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực làm mới quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều biến động.
Cựu quan chức Fed vạch ra lộ trình hạ lãi suất, chỉ trích chính sách hiện tại

Cựu quan chức Fed vạch ra lộ trình hạ lãi suất, chỉ trích chính sách hiện tại

Cựu Thống đốc Fed Kevin Warsh – ứng viên tiềm năng cho vị trí Chủ tịch Fed tiếp theo – đã đưa ra yếu tố cản trở việc hạ lãi suất, đồng thời chỉ trích tư duy “phải tăng thất nghiệp để giảm lạm phát”.
Phó Thủ tướng Hà Lập Phong – Người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc là ai?

Phó Thủ tướng Hà Lập Phong – Người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc là ai?

Không nói tiếng Anh, kín tiếng và là thân tín của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Phó Thủ tướng Hà Lập Phong là lựa chọn mới của Bắc Kinh để dẫn dắt các cuộc đàm phán thương mại với Washington.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đà Nẵng sắp xếp tổ chức Đảng, lập 15 đảng bộ phường, xã mới

Đà Nẵng sắp xếp tổ chức Đảng, lập 15 đảng bộ phường, xã mới

Đà Nẵng tái cơ cấu tổ chức Đảng cấp xã, thành lập 15 đảng bộ mới và 1 chi bộ đặc khu Hoàng Sa, hoàn tất sắp xếp tổ chức trước ngày 1/7.
Cần gấp rút sửa đổi Luật Doanh nghiệp để tránh rơi vào "danh sách đen"

Cần gấp rút sửa đổi Luật Doanh nghiệp để tránh rơi vào "danh sách đen"

Chiều 10/5, Quốc hội đã thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, việc sửa đổi luật lần này là yêu cầu hết sức cấp thiết.
"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về tầm vóc và ý nghĩa của Nghị quyết số 68-NQ/TW vừa được ban hành.