Thứ hai 23/12/2024 19:47
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Nghiên cứu - Dữ liệu

Tạo động lực cho tăng năng suất lao động

12/10/2020 00:00
Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong ASEAN, nhưng mức năng suất lao động vẫn rất thấp so với các nước khu vực, đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.

Để giải quyết vấn đề này, hôm nay (7/8), tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị "Cải thiện năng suất lao động quốc gia".

Khoảng cách ngày càng lớn

Theo Tổng cục Thống kê, với mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%, năng suất lao động (NSLĐ) toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước tính đạt 102,2 triệu đồng/ lao động (tương đương 4.521 USD/lao động); tính theo giá so sánh tăng 6% so với năm 2017.

Bình quân giai đoạn 2016-2018, NSLĐ tăng 5,77%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015. Tính chung giai đoạn 2011- 2018, NSLĐ tăng bình quân 4,88%/năm.

Tính theo sức mua tương đương (PPP 2011), NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2011-2018 tăng bình quân 4,8%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của Singapore (1,4%/năm), Malaysia (2%/năm), Thái Lan (3,2%/năm), Indonesia (3,6%/năm), Philippines (4,4%/năm).

Tuy nhiên, mức NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. Tính theo PPP 2011, NSLĐ của Việt Nam năm 2018 đạt 11.142 USD, chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore, 19% của Malaysia, 37% của Thái Lan, 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% NSLĐ của Philippines.

Chênh lệch mức NSLĐ (tính theo PPP 2011) của Singapore và Việt Nam tăng từ 132.566 USD năm 2011 lên 141.276 USD năm 2018, Malaysia từ 42.397 USD lên 47.545 USD, Thái Lan từ 14.985 USD lên 18.973 USD, Indonesia từ 11.480 USD lên 13.707 USD, Philippines từ 6.171 USD lên 8.776 USD.

"Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước", báo cáo của Tổng cục Thống kê chỉ rõ.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, đánh giá quy mô nền kinh tế Việt Nam không lớn; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tuy theo hướng tích cực nhưng còn chậm; máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; chất lượng nguồn nhân lực hạn chế… là những yếu tố khiến cho NSLĐ của Việt Nam còn có khoảng cách so với các nước trong khu vực ASEAN.

Trong đó, phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ông Lâm cho biết, các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ mang tính chất động lực hay huyết mạch của nền kinh tế như tài chính, ngân hàng, du lịch của Việt Nam còn chiếm tỷ trọng thấp.

Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, yếu tố chuyển dịch cơ cấu lao động đóng vai trò khá quan trọng vào tăng NSLĐ của toàn bộ nền kinh tế. Qua nghiên cứu cho thấy đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động vào tăng trưởng của NSLĐ ở Việt Nam vẫn ở mức cao nhưng có xu hướng giảm, trong giai đoạn 2011-2017 đạt 39%, thấp hơn mức 54% của giai đoạn 2000-2010.

Điều này cũng phù hợp với quy luật phát triển của các nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi, tăng NSLĐ sẽ ngày càng phụ thuộc vào tăng NSLĐ nội ngành. Tuy nhiên đến nay chưa có thay đổi đáng kể trong bản chất tăng trưởng của ngành, chủ yếu vẫn nhờ vào mở rộng quy mô những ngành sử dụng nhiều lao động, hàm lượng công nghệ thấp, làm cho mục tiêu tăng nhanh giá trị gia tăng của sản phẩm chưa đạt được.

Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn dắt tăng trưởng NSLĐ nhưng tập trung cao ở những sản phẩm xuất khẩu dựa trên nền tảng công nghệ thấp đến trung bình. Trong khi đó, ngành công nghệ cao tập trung ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại hoạt động ở khâu lắp ráp, nhập khẩu linh kiện, có giá trị trong nước tương đối thấp. Đồng thời, ngành công nghệ cao chủ yếu tận dụng lao động chi phí giá rẻ, chưa có nhiều tác động lan tỏa đối với khu vực trong nước nên chưa tạo đột phá về tăng trưởng NSLĐ.

Bên cạnh đó, tại phần lớn doanh nghiệp (DN) Việt Nam, đặc biệt là DN dân doanh, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, nhiều DN đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, tụt hậu 2-3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới.

Chú trọng năng suất quốc gia

Để nâng cao NSLĐ, ông Lâm kiến nghị Chính phủ sớm thành lập Ủy ban Năng suất Quốc gia, trong đó thiết lập một cơ quan thường trực, chuyên sâu về NSLĐ có nhiệm vụ phối hợp các động lực tăng năng suất quốc gia của Việt Nam. Đồng thời, cử các đoàn sang học tập kinh nghiệm của Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc để áp dụng vào Việt Nam.

Đặc biệt, chọn một tháng trong năm là "Tháng năng suất quốc gia" nhằm thúc đẩy phong trào tăng NSLĐ, thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và đồng thuận của toàn xã hội đối với việc thúc đẩy tăng NSLĐ. Hỗ trợ DN tạo liên kết chặt chẽ với khu vực FDI, tăng cường chuyển giao công nghệ, tăng tỷ lệ nội địa hóa, tỷ trọng cung ứng sản phẩm, linh kiện, chi tiết nội địa cho các DN FDI.

Theo Bộ KH&CN, từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và ở châu Á nói riêng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, và gần đây là Campuchia đã dành sự quan tâm và đầu tư lớn vào vấn đề năng suất quốc gia thông qua xây dựng và phát triển được các kế hoạch tổng thể năng suất quốc gia phù hợp với xu hướng quốc tế và bối cảnh của đất nước.

Do đó, đã đến lúc Việt Nam cần xây dựng một kế hoạch tổng thể năng suất quốc gia, trong đó các trụ cột khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực chính để tạo ra sự bứt phá về năng suất và tăng trưởng bền vững tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng khi nền kinh tế càng phát triển, Việt Nam cũng như nhiều nước khác đi trước gặp một thách thức của nguyên tắc leo núi là "càng lên cao càng leo chậm". Vì vậy, Việt Nam cần đặc biệt ưu tiên tăng NSLĐ dựa trên nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ và khuyến khích đổi mới sáng tạo. Theo hướng này, khuyến khích những mô hình kinh tế mới trên nền tảng của cuộc cách mạng số nhằm nâng cao NSLĐ sẽ tạo cơ sở quan trọng để Việt Nam có thể tăng trưởng nhanh, qua đó đạt được những mục tiêu phát triển của mình.

Thy Lê

Tin bài khác
Doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh thưởng Tết tới 1,9 tỷ đồng

Doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh thưởng Tết tới 1,9 tỷ đồng

Theo Sở Lao động - Thương binh và xã hội TP. Hồ Chí Minh, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mức thưởng Tết cao nhất cũng thuộc về một doanh nghiệp FDI, đạt hơn 1,9 tỷ đồng/người.
Thời tiết ngày mai 24/12: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng, Trung Bộ mưa lớn

Thời tiết ngày mai 24/12: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng, Trung Bộ mưa lớn

Thời tiết ngày mai 24/12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo không khí lạnh sẽ tăng cường mạnh vào đêm 25/12, gây mưa cho miền Bắc. Đầu tuần và cuối tuần này, miền Bắc ban ngày nắng hanh, rét về đêm và sáng.
Tổng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2025 ước đạt 347,5 tỷ kWh

Tổng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2025 ước đạt 347,5 tỷ kWh

Nhằm đảm bảo cung ứng điện cho năm 2025, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu đạt khoảng 347,5 tỷ kWh, tăng 12,2% so với năm 2024
Thời tiết hôm nay 23/12: Trung Bộ, Tây Nguyên từ đêm nay mưa lớn

Thời tiết hôm nay 23/12: Trung Bộ, Tây Nguyên từ đêm nay mưa lớn

Thời tiết hôm nay 23/12, Bắc Bộ trưa chiều nắng ấm; Trung Bộ hôm nay nhiều nơi có mưa; Tây Nguyên, Nam Bộ trời nắng; áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có thể mạnh lên thành bão gây mưa lớn ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên.
Hải Phòng: Nỗ lực đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Hải Phòng: Nỗ lực đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Với nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) có trọng tâm, trọng điểm, Chi cục ATVSTP Hải Phòng đã góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm ATTP trên địa bàn và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Thời tiết ngày mai 23/12: Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng hanh, nhiệt độ thấp nhất từ 10-13 độ C

Thời tiết ngày mai 23/12: Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng hanh, nhiệt độ thấp nhất từ 10-13 độ C

Thời tiết ngày mai 23/12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Băc ban ngày không mưa, ngày nắng hanh, đêm và sáng trời rét, nhiệt độ thấp nhất từ 10 đến 13 độ C.
TP. Hồ Chí Minh chính thức vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên

TP. Hồ Chí Minh chính thức vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên

Sau 12 năm thi công, sáng nay 22/12/2024, tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào vận hành khai thác là cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển giao thông công cộng TP. Hồ Chí Minh.
Thời tiết hôm nay 22/12: Trung Bộ mưa nhỏ, các nơi khác trời tạnh ráo

Thời tiết hôm nay 22/12: Trung Bộ mưa nhỏ, các nơi khác trời tạnh ráo

Thời tiết hôm nay 22/12, miền Bắc trưa chiều nắng ấm; Bắc miền Trung lạnh cả ngày, Nam miền Trung nhiều nơi có mưa; Tây Nguyên trời nắng đẹp; Nam Bộ trời nắng; cảnh báo mưa lớn do áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
TP. Hồ Chí Minh: 17 tuyến xe buýt có trợ giá kết nối các nhà ga tuyến đường sắt đô thị số 1

TP. Hồ Chí Minh: 17 tuyến xe buýt có trợ giá kết nối các nhà ga tuyến đường sắt đô thị số 1

Ngày 20/12, Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Công ty CP xe khách Phương Trang - FUTA Bus Lines đã chính thức khai trương 17 tuyến xe buýt kết nối Metro số 1 (tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên) có trợ giá hoạt động trên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Thời tiết ngày mai 22/12: Miền Bắc ngày nắng nhẹ, lạnh sâu về đêm, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

Thời tiết ngày mai 22/12: Miền Bắc ngày nắng nhẹ, lạnh sâu về đêm, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

Thời tiết ngày mai 22/12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo thời tiết khu vực Hà Nội không mưa ngày nắng, nhiệt độ từ 12 đến 23 độ C.
Người nông dân vươn lên làm giàu khi ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất

Người nông dân vươn lên làm giàu khi ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất

Nông dân Lê Thanh Long là một tấm gương sáng về ý chí vươn lên làm giàu và nhạy bén trong ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất tại tỉnh An Giang.
Khánh Hoà: Giao lưu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc

Khánh Hoà: Giao lưu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc

Chương trình nghệ thuật giao lưu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc diễn ra ngày 20/12 tại Nha Trang, kỷ niệm 32 năm quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia và 22 năm hợp tác giữa Khánh Hòa - thành phố Ulsan (Hàn Quốc).
Nhà máy Z129 tặng quà trị giá 130 triệu đồng cho phụ nữ, trẻ em hoàn cảnh khó khăn tỉnh Hà Giang

Nhà máy Z129 tặng quà trị giá 130 triệu đồng cho phụ nữ, trẻ em hoàn cảnh khó khăn tỉnh Hà Giang

Nhà máy Z129 đã trao tặng quà cho phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, tỉnh Hà Giang với tổng trị giá 130 triệu đồng.
“Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024” giới thiệu tinh hoa văn hóa Việt Nam đến Mỹ Latin và Trung Đông

“Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024” giới thiệu tinh hoa văn hóa Việt Nam đến Mỹ Latin và Trung Đông

Năm 2024, chương trình “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Thời tiết hôm nay 21/12: Bắc Bộ duy trì giá rét về đêm, trời hanh khô

Thời tiết hôm nay 21/12: Bắc Bộ duy trì giá rét về đêm, trời hanh khô

Thời tiết hôm nay 21/12, Bắc Bộ trưa nay trời tiếp tục nắng ấm; Nghệ An đến Khánh Hoà có mưa; Tây Nguyên trưa nay trời nắng; Nam Bộ lạnh về đêm và sáng sớm.