Thứ năm 02/01/2025 19:41
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thị trường

Tăng trưởng kinh tế tỉnh Hà Nam xếp thứ 4 toàn quốc

10/07/2024 11:19
Nửa năm đầu 2024, GRDP tỉnh Hà Nam đứng thứ nhất trong khu vực đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 4 toàn quốc. Trong đó, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu tăng khá; hoạt động du lịch đạt kết quả tốt; lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến...

Theo Cục Thống kê tỉnh Hà Nam, 6 tháng đầu năm 2024, GRDP của tỉnh theo giá so sánh 2010 ước đạt 26.891 tỷ đồng, tăng 10,35% so với cùng kỳ năm 2023.

Khu vực công nghiệp, xây dựng ước đạt 17.443,9 tỷ đồng, tăng 13,26% so với cùng kỳ; riêng khu vực công nghiệp ước đạt 15.491,2 tỷ đồng, tăng 14,82% so với cùng kỳ năm 2023.

Khu vực dịch vụ ước đạt 5.693,6 tỷ đồng, tăng 7,22% so cùng kỳ, đóng góp 15,2%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ước đạt 2.131,3 tỷ đồng, tăng 1,06% so cùng kỳ, đóng góp 0,9%.

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước đạt 1.622,2 tỷ đồng, tăng 4,75% so cùng kỳ, đóng góp 2,9% vào mức tăng chung.

Ảnh minh họa
Biểu đồ thể hiện GRDP tỉnh Hà Nam

Đánh giá kết quả tăng trưởng GRDP của tỉnh Hà Nam trong 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển tương đối ổn định, các hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi, chăn nuôi ít biến động, dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát tốt.

Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp tăng 1,11% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,84% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành thủy sản tăng 0,68%, đóng góp 0,1%.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 14,82% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 81,7% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,46%, đóng góp 79,81%; ngành khai khoáng tăng 4,52%, đóng góp 1,2%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,02%, đóng góp 0,25%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,85%, đóng góp 0,43%. Ngành xây dựng tăng 2,24%, đóng góp 1,75% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Bên cạnh đó, sự phục hồi tích cực của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã tác động tích cực đến sự phát triển của khu vực dịch vụ.

Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ tăng 7,22% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 15,7% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Về cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 7,82%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 64,54%; khu vực dịch vụ chiếm 21,71%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,93%.

Về tốc độ tăng trưởng GRDP trong 6 tháng đầu năm so với các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng và so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, tỉnh Hà Nam đạt mức tăng trưởng đứng thứ 1 trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng và đứng thứ 4 toàn quốc.

Bên cạnh những kết quả tích cực, công tác 6 tháng đầu năm cũng còn một số hạn chế. Trong đó công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở một số cấp ủy, địa phương, đơn vị hiệu quả chưa cao; việc tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện một số dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiệu quả chưa cao; 5 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt 50% kế hoạch năm; tội phạm về trật tự xã hội có chiều hướng gia tăng…

Ảnh minh họa
Tỉnh Hà Nam tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh...(Ảnh minh họa).

Về những định hướng, nhiệm vụ giải pháp trọng tâm của tỉnh Hà Nam thời gian tới, trọng tâm là giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh; giải ngân vốn đầu tư công; xúc tiến kêu gọi đầu tư, tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể có thế mạnh của địa phương; đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án hoạt động hiệu quả. Đẩy mạnh việc phát triển thương mại điện tử thông qua khuyến khích thiết lập các website, ứng dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ. Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thu ngân sách. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, quan tâm phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao… Đồng thời làm rõ hơn một số vấn đề: Quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế; các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà tỉnh đã đặt ra; tình hình thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp…

P.V

Tin bài khác
Việt Nam rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép cán nguội

Việt Nam rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép cán nguội

Bộ Công Thương cam kết sẽ tiến hành quá trình rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép cán nguội một cách minh bạch, công bằng và đảm bảo các tiêu chí pháp lý theo quy định hiện hành.
Sẽ nghiên cứu cơ chế giá để tăng sức hấp dẫn cho xăng E5 RON92

Sẽ nghiên cứu cơ chế giá để tăng sức hấp dẫn cho xăng E5 RON92

Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam được đề nghị tham gia đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển nhiên liệu sinh học, bao gồm các ưu đãi về thuế, phí hoặc những hình thức hỗ trợ khác để giảm giá thành sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh.
Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá với tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc

Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá với tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc

Để khôi phục lại môi trường cạnh tranh công bằng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Trung Quốc.
Sẽ rà soát biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với mía đường từ Myanmar

Sẽ rà soát biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với mía đường từ Myanmar

Trước đó, các biện pháp phòng vệ thương mại đã được áp dụng đối với sản phẩm đường mía nhập khẩu nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước tình trạng bán phá giá và trợ cấp không công bằng.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập trung vào thế mạnh du lịch tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập trung vào thế mạnh du lịch tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Bà Rịa – Vũng Tàu quyết tâm phát triển sản phẩm OCOP theo chiều sâu, khai thác thế mạnh các địa phương đến với người tiêu dùng
Khai mạc Hội chợ đồ gỗ cuối năm 2024 tại Đồng Nai

Khai mạc Hội chợ đồ gỗ cuối năm 2024 tại Đồng Nai

Hội chợ đồ gỗ cuối năm 2024 là một sân chơi chuyên nghiệp, nơi các nhà sản xuất, nhà phân phối và đối tác quốc tế cùng gặp gỡ, kết nối và tìm kiếm cơ hội hợp tác.
Doanh số bán hàng tháng 11 của Ford Việt Nam cao nhất lịch sử

Doanh số bán hàng tháng 11 của Ford Việt Nam cao nhất lịch sử

Tháng 11 vừa qua là tháng bán lẻ kỉ lục của Ford với tổng cộng 5.593 xe, phá kỉ lục của tháng 10 liền trước và của tất cả các tháng trong lịch sử bán hàng của Ford tại Việt Nam.
Bà Rịa- Vũng Tàu: Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế

Bà Rịa- Vũng Tàu: Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế

Với chủ đề Vì biển đảo xanh, Ngày hội sống xanh tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững biển đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024 được diễn ra vào ngày 17/12 tại huyện Côn Đảo.
Thị trường ô tô nội địa đã tiêu thụ 470 nghìn xe trong năm 2024

Thị trường ô tô nội địa đã tiêu thụ 470 nghìn xe trong năm 2024

Nếu doanh số tháng 12 đạt tương đương tháng 11, dự báo tổng tiêu thụ ô tô toàn thị trường trong năm 2024 sẽ đạt khoảng 470.000 xe, ghi dấu sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường ô tô Việt Nam.
Phú Thọ: Tăng cường các hoạt động phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng

Phú Thọ: Tăng cường các hoạt động phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng

UBND tỉnh Phú Thọ vừa ban hành Văn bản số 5299/UBND-CNXD (ngày 4/12/2024), khởi động một loạt các biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam tăng cường nhiều biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm dịp lễ, tết

Quảng Nam tăng cường nhiều biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm dịp lễ, tết

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành, địa phương tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong dịp Tết Dương lịch 2025, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân 2025.
Tổng cục Hải quan: Buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới diễn biến phức tạp

Tổng cục Hải quan: Buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới diễn biến phức tạp

Theo báo cáo từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 11 năm 2024, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, giảm về số vụ nhưng tăng về trị giá hàng hóa so với cùng kỳ năm 2023.
Hàng hóa Việt Nam trước sự thay đổi xu hướng tiêu dùng do thương mại điện tử

Hàng hóa Việt Nam trước sự thay đổi xu hướng tiêu dùng do thương mại điện tử

Để không bị tụt lại phía sau, các doanh nghiệp cần chủ động đón đầu các xu hướng tiêu dùng, tận dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Giải pháp, chiến lược cho ngành khách sạn phát triển bền vững

Giải pháp, chiến lược cho ngành khách sạn phát triển bền vững

Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, nhấn mạnh rằng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, hội thảo “Giải pháp và chiến lược cho ngành khách sạn” là cái nhìn toàn cảnh về thị trường, từ số liệu thống kê đến kế hoạch quảng bá.
Sự khác biệt giữa hàng Việt và "đội quân livestream" quốc tế nằm ở đâu?

Sự khác biệt giữa hàng Việt và "đội quân livestream" quốc tế nằm ở đâu?

Để cạnh tranh với "đội quân livestream" quốc tế, sự khác biệt của hàng Việt chính là câu chuyện chất lượng và khả năng kiểm soát tốt quy trình từ sản xuất đến giao nhận.