Tại sao doanh nghiệp nước ngoài quay trở lại Trung Quốc?

11:04 08/10/2021

Từ năm 2010, ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu thu hút số lượng lớn công ty nước ngoài lựa chọn đặt nhà máy tại Trung Quốc. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của đất nước, mức lương người lao động tăng lên đáng kể, thêm vào đó, Hoa Kỳ đã áp đặt thuế quan đối với nhiều loại sản phẩm, gây thiệt hại cho các công ty nước ngoài có nhà máy tại đây và quyết định chuyển sang các nước Đông Nam Á.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: AFP)

Việt Nam đã trở thành điểm đến mới của nhiều doanh nghiệp nhờ mức lương thấp và các chính sách thuế quan ưu đãi. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, một số lượng lớn các công ty nước ngoài chuyển về Trung Quốc dưới nhiều tác động. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài xây dựng nhà máy ở Trung Quốc đã chọn cách ra đi, một số công ty thậm chí đã lên kế hoạch trong 6 năm cho quyết định này. Là một quốc gia có nền sản xuất phát triển tương đối tốt, Việt Nam nhận được sự quan tâm sâu rộng của mạng lưới doanh nghiệp quốc tế. Nhưng, chỉ sau vài tháng, dịch bệnh ở Việt Nam diễn biến phức tạp, số ca bệnh tăng mạnh, chính phủ phải áp dụng chính sách phong tỏa nghiêm ngặt. Do đó, công việc sản xuất của nhiều nhà máy tạm thời rơi vào tình trạng đình trệ, giáng đòn mạnh vào lợi ích kinh tế của các công ty lớn thuộc sở hữu nước ngoài.

Adidas là thương hiệu thể thao nổi tiếng, phần lớn sản phẩm của hãng này đến từ Việt Nam. Khi nhà máy tạm ngừng hoạt động, năng lực sản xuất của thương hiệu cũng sụt giảm nghiêm trọng, lỗ 600 triệu đô. Một số công ty nước ngoài cũng cho biết, họ đã lên kế hoạch trong sáu năm, tốn nhiều tâm sức và tiền bạc để chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc, không ngờ rằng dịch bệnh bùng phát ở Việt Nam đảo lộn tất cả quy trình. Ngoài ra, một giám đốc điều hành của một công ty nước ngoài đã tiết lộ công ty của họ đã mời các chuyên gia giúp chuyển năng lực sản xuất trở lại Trung Quốc trong thời gian sớm nhất có thể. Có lẽ, nhiều doanh nghiệp không thể đợi được nữa.

Nguyên nhân khiến các công ty quay trở lại chủ yếu là do nửa đầu năm ngoái Trung Quốc cơ bản khống chế được xu hướng của dịch bệnh. Hiện nước này gần như ở trạng thái phát triển xã bình thường và trở thành một trong số ít các quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng dương. Mặc dù Trung Quốc cũng xuất hiện một số đợt bùng phát nhưng về cơ bản được khống chế sớm nhờ tốc độ xét nghiệm và tỷ lệ tiêm chủng cao. Bên cạnh đó, chi phí vận hành một nhà máy ở Trung Quốc tương đối cao hơn và phải chịu áp lực từ thuế quan của Mỹ nhưng ít nhất các công ty vẫn có thể sản xuất bù đắp. Đặc biệt, với mạng lưới dày đặc các dịp giảm giá và nhu cầu tiêu dùng khổng lồ, cung cấp đủ năng lực sản xuất sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho bất kỳ thương hiệu nào.

Trong mọi trường hợp, nếu các quốc gia muốn phát triển kinh tế nhanh thì việc quan trọng nhất là phải ưu tiên kiểm soát dịch bệnh, tăng tỷ lệ tiêm chủng. Trong bối cảnh nguồn cung vắc xin trên toàn cầu vẫn còn hạn chế, chỉ khi tất cả các quốc gia trên thế giới trở lại cuộc sống xã hội bình thường thì cuộc chiến chống dịch toàn cầu mới thắng lợi.

TL (theo toutiao)