Từ đầu năm 2025, làn sóng bất ổn thương mại do chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ đã khiến các doanh nghiệp công nghệ, sản xuất và logistics rơi vào tình thế "bị động chiến lược". Trong bối cảnh đó, nhiều công ty tại Thung lũng Silicon đã bắt đầu chuyển hướng sang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để đối phó nhanh chóng với các biến động chính sách.
![]() |
Tại sao Doanh nghiệp cần AI để phát triển trong thời đại kinh doanh số |
Tiêu biểu là Salesforce - Công ty phần mềm máy tính hàng đầu của Mỹ đã phát triển một tác nhân AI chuyên biệt để xử lý dữ liệu thuế quan. Hệ thống này có khả năng tự động cập nhật và điều chỉnh thông tin cho hơn 20.000 danh mục sản phẩm trong hệ thống hải quan Mỹ chỉ trong vài phút. Điều đáng chú ý là tác nhân AI này được đào tạo dựa trên bộ Biểu thuế quan dài tới 4.400 trang dựa trên "nỗi ác mộng" của nhiều doanh nghiệp nếu như phải xử lý thủ công.
Nếu như trong lý thuyết kinh tế cổ điển, các yếu tố sản xuất gồm lao động, vốn và tài nguyên thiên nhiên, thì ngày nay, dữ liệu đã chính thức trở thành yếu tố sản xuất thứ tư có vai trò then chốt trong việc tạo ra giá trị mới.
Khác với dầu mỏ hay than đá, dữ liệu có thể: Được tạo ra liên tục; sao chép không giới hạn; tái sử dụng đồng thời ở nhiều nơi; tăng giá trị tích lũy theo thời gian. Theo báo cáo của International Data Corporation (IDC), năm 2023 thế giới đã tạo ra hơn 120 zettabyte dữ liệu, và con số này được dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2026.
Sự bùng nổ của dữ liệu của trí tuệ nhân tạo đã mang đến sự chuyển mình ngoạn mục trong nhiều ngành như:
Công nghệ và quảng cáo sản phẩm: tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ và phân tích hành vi người dùng Sản xuất thông minh: thu thập dữ liệu từ máy móc công nghiệp, dự đoán lỗi, giảm thời gian ngưng hoạt động, giúp giảm 15–30% chi phí vận hành. Nông nghiệp: phát triển máy kéo tự động tích hợp AI và GPS, giúp nông dân tối ưu hóa tuyến đường, tiết kiệm nhiên liệu và tăng sản lượng. Tăng năng suất lên 10–15% ở các nước đang phát triển. Y tế cá nhân hóa: giúp phân tích hàng triệu tài liệu y học để đưa ra phương án điều trị ung thư. Tiết kiệm hàng tỷ USD nhờ phát hiện sớm và quản lý bệnh mãn tính hiệu quả hơn. |
Việc sở hữu và phân tích dữ liệu hiệu quả đang trở thành lợi thế cạnh tranh sống còn của các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra câu hỏi lớn về đạo đức và quyền riêng tư. Shoshana Zuboff, giáo sư tại Harvard, cảnh báo về "chủ nghĩa tư bản giám sát" tại đây các tập đoàn lớn khai thác dữ liệu người dùng không minh bạch để thao túng hành vi, từ thói quen tiêu dùng đến hành vi chính trị. Bà kêu gọi xây dựng khung pháp lý mạnh mẽ hơn để bảo vệ dữ liệu cá nhân như một quyền con người cơ bản.
Trí tuệ nhân tạo đang từng bước "lên ngôi", nhưng AI không thể hoạt động nếu thiếu dữ liệu. Chính vì vậy, trong thời đại kinh tế số, cuộc chơi không chỉ nằm ở công nghệ mà là cuộc đua sở hữu, phân tích và sử dụng hiệu quả dữ liệu.Trong thế giới nơi biến động là điều thường trực, công nghệ giúp cho dữ liệu trở thành mới là "bàn đạp" để doanh nghiệp vươn lên, thích nghi và phát triển bền vững.