Thứ năm 03/07/2025 10:26
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Sự thật thú vị đằng sau cái tên Tencent của Mã Hóa Đằng

01/07/2021 15:44
Không hoàn toàn là một câu chuyện khởi nghiệp hay một triết lý kinh doanh, sự tích về cái tên Tencent của “gã khổng lồ” Internet Trung Quốc sẽ đem đến cho người đọc một khía cạnh mới trong câu chuyện lập nghiệp vốn đã rất nổi tiếng về Mã Hóa Đằng.

Cuối năm 1992, trước khi tốt nghiệp đại học, Mã Hóa Đằng đã tính đến chuyện khởi nghiệp, kế hoạch ban đầu của anh là mở một cửa hàng lắp ráp máy tính. Nhưng là người có đầu óc, Mã sớm phát hiện ra rằng có quá nhiều người tham gia vào loại hình công nghiệp này và nhu cầu thị trường đã đến mức bão hòa. Kiến thức chuyên môn và nhiệt huyết kinh doanh không thể mang lại cho anh nhiều khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Mã Hóa Đằng
Mã Hóa Đằng. (Ảnh: toutiao)

Sau một thời gian ngắn suy nghĩ và cân nhắc, Mã Hóa Đằng cuối cùng cũng xác định được kế hoạch dài hạn cho mình. Không háo hức bắt tay vào xây dựng cơ nghiệp ngay lập tức, chàng thanh niên trẻ hiểu rõ con đường đến thành công là một chặng đường dài và khởi nghiệp không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp đại học năm 1993, Mã Hóa Đằng lựa chọn gia nhập Run Xun Communication Development Co., Ltd. Được thành lập năm 1990, một công ty trẻ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực điện tín. Dựa trên triết lý kinh doanh “Dẫn đầu thị trường, ưu tiên công nghệ”, một số sản phẩm do Run Xun tung ra đã trở nên nổi tiếng trong ngành. Sau vài năm tích lũy, công ty nhỏ đã có tương đối đủ vốn và mức tăng trưởng lợi nhuận hàng năm có thể đạt khoảng 30%.

Mặc dù Mã Hóa Đằng chỉ là một nhân viên bình thường tại Runxun vào thời điểm đó, doanh nghiệp đang trong quá trình phát triển nhanh chóng đã tác động không nhỏ đến anh. Tích lũy kinh nghiệm của công ty không chỉ giúp anh mở rộng tầm nhìn mà còn cho phép xem xét ngành công nghiệp phần mềm từ góc độ chuyên nghiệp. Thời gian làm việc tại Run Xun khiến Mã Hóa Đằng càng yêu thích Internet. Đối với anh, ngành công nghiệp Internet đã vượt ra khỏi phạm vi công việc và hoàn toàn trở thành mối quan tâm chính.

Năm 1996, Mã Hóa Đằng chính thức đầu tư 100.000 tệ tích lũy được vào cổ phiếu, đặt nền móng cho sự nghiệp kinh doanh độc lập. Năm 1998, Mã nhận ra sử dụng điện thoại di dộng và tin nhắn đã dần thay đổi, Run Xun rơi vào khó khăn. Sau nhiều đề xuất giúp đỡ công ty bị bác bỏ, Mã Hóa Đằng đã rời đi. Ông nhớ lại: “Ngành công nghiệp Internet đang phát triển quá nhanh, những người kinh doanh nhờ Internet ở Trung Quốc khó có thể thích ứng với sự thay đổi tốc độ cao này trong một thời gian”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: toutiao)

Nắm rõ tình hình, biết chắc rằng Internet sẽ tạo thành một xu hướng lớn tại Trung Quốc và bắt đầu lên kế hoạch thành lập công ty riêng. Ở tuổi 27, Mã Hóa Đằng đã được tôi luyện trở thành doanh nhân có năng lực và tràn đầy lý tưởng. Để bắt đầu, Mã Hóa Đằng cần phải đặt tên công ty. Có vô số cái tên được đưa ra nhưng Mã không vừa ý cái nào. Sau khi tham khảo ý kiến người cha là Ma Chenshu, từng là giám đốc điều hành cấp cao của một doanh nghiệp nhà nước trong nhiều năm, có bốn cái tên ra đời: Wangxun, Jiexun, Feixun và Tengxun (Tencent)

Theo quan điểm của Mã Hóa Đằng, Wangxun là tên công ty lý tưởng nhất, thể hiện công ty có liên quan mật thiết với Internet và đây là ngành mà các nhà phát triển yêu tích, quan tâm và mong muốn được cống hiến. JieXun là lựa chọn đứng thứ hai, vì từ “Jie” có nghĩa là “nhanh chóng và tiện lợi”, phản ánh đầy đủ các ưu điểm của mạng. Feixun đại diện cho tầm nhìn phát triển của công ty và ước mơ bay cao. Tengxun (Tencent) có vẻ kém lý tưởng nhất, Mã Hóa Đằng không mấy lạc quan về cái tên này, anh cho rằng không đủ để làm nổi bật tính cá nhân và không có tính sáng tạo. Thế nhưng khi đăng ký tên công ty, thật không may cả ba lựa chọn trên đều đã được sử dụng. Không còn cách nào khác, Mã phải gắn liền với Tencent.

Ngày 11 tháng 11 năm 1998, công ty TNHH Hệ thống Máy tính Tencent Thâm Quyến được thành lập. Cha Mã từng tiết lộ với các phóng viên, ông luôn hy vọng tên công ty sẽ có chữ “Teng”, ngoài ý nghĩa là tên của Mã Hóa Đằng mà còn chỉ “Ngựa phi nước đại” hàm ý công ty phát triển thuận lợi. Về phần Mã Hóa Đằng, anh giữ một chữ “Xun” trong tên công ty, trước hết là lời tri ân dành cho ông chủ cũ là Runxun, thứ hai, đây là cái tên phổ biến trong giới Internet trong nước lúc bấy giờ.

Mặc dù trước đây Tencent không được đánh giá là cái tên xuất sắc nhưng sau này, Ma Chenshu và con trai đều thay đổi quan điểm. Tencent niêm yết tại Hồng Kông và ngày càng phát triển lớn mạnh và hiện là một trong những “gã khổng lồ” không chỉ ở Trung Quốc mà còn vươn ra thế giới. Cái tên Tencent được tạo thành từ nhiều yếu tố, trong đó mang cả may mắn và theo quan niệm của Trung Quốc, đây là ý trời. Đúng như mong muốn của Ma Chenshu, Tencent ngày nay như một chiến mã dẫn đầu mọi mặt trận tương lai.

TL

Tin bài khác
Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Theo số liệu công bố tại họp báo thường kỳ Bộ Tài chính ngày 2/7, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục – hơn 24.000 doanh nghiệp, gấp rưỡi mức bình quân tháng những năm trước và tăng gấp đôi so với giai đoạn 2021–2024.
Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Theo ông Trần Quang Đức - CEO AI Hay, khoản đầu tư lần này là nguồn lực tài chính quan trọng giúp công ty tiếp tục mở rộng nền tảng web, phát triển các tính năng mới và đưa AI đi sâu vào các lĩnh vực.
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.
Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khởi nghiệp xanh không chỉ là con đường khởi nghiệp, mà còn là cách để người trẻ phục hồi, tái tạo các giá trị văn hóa, nông nghiệp và môi trường bản địa.
Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025” để tìm ra những hạt nhân đổi mới trong hệ sinh thái nông nghiệp tương lai.
Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Startup TerraPower thông báo thành công huy động 650 triệu USD, với sự tham gia của Nvidia và Bill Gates, thúc đẩy năng lượng hạt nhân làm hạ tầng cho mô hình AI thế hệ mới.
Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds từ Israel đầu tư 20 triệu USD vào ứng dụng Việt, ưu tiên Android, iOS ngoài game, mở rộng thị trường và hỗ trợ lập trình viên vươn tầm quốc tế.
Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực không đảm bảo thành công tức thì, nhưng là nền móng bền vững giúp doanh nhân trẻ vượt qua thách thức khởi nghiệp.
Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025 chính thức phát động, tìm kiếm các mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong nông nghiệp sạch, kinh tế tuần hoàn, công nghệ, du lịch cộng đồng... với tổng giải thưởng gần 1 tỷ đồng.
Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Gen Z với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, khả năng vận dụng công nghệ và ngoại ngữ, thành lực lượng tiên phong xây dựng doanh nghiệp đổi mới trên thị trường quốc tế.
ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

Việc ThinkZone trực tiếp quản lý BK Fund cho thấy cam kết lớn nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của các cựu sinh viên Bách Khoa trong việc hỗ trợ, ươm tạo startup công nghệ đột phá.
Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Trong bối cảnh AI đang là cuộc đua công nghệ khốc liệt nhất thế giới, khoản đầu tư từ Meta vào Scale AI nếu hoàn tất không chỉ đơn thuần là một thương vụ rót vốn, mà còn giúp củng cố vị thế của Meta.
Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử bùng nổ sau đại dịch, mở ra cơ hội vàng cho giới trẻ Việt khởi nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau miền đất hứa ấy là muôn vàn thách thức.
Muốn vay vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp phải đi… "mò đường"

Muốn vay vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp phải đi… "mò đường"

Dù nhiều nghị quyết hỗ trợ đã ban hành, doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn. Nên cần một cổng thông tin chung để kết nối chính sách ưu đãi hiệu quả hơn.
Startup Neuralink của Elon Musk nhận thêm 650 triệu USD từ loạt quỹ đầu tư lớn

Startup Neuralink của Elon Musk nhận thêm 650 triệu USD từ loạt quỹ đầu tư lớn

Với số vốn vừa huy động, startup Neuralink của tỷ phú Elon Musk đặt mục tiêu mở rộng quy mô nghiên cứu và phát triển công nghệ cấy ghép thần kinh tiên tiến.