Thứ tư 23/10/2024 15:40
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Sự sụp đổ của startup công nghệ nổi danh một thời tại Ấn Độ

02/10/2023 12:05
Hiện Byju's mất hơn 75% giá trị sau khi được định giá 22 tỷ USD năm 2021. Công ty sa thải hàng nghìn nhân viên, cũng như gặp khó khăn trong việc thanh toán khoản lãi theo kỳ hạn.
aa
Byju Raveendran, người sáng lập Byju's - công ty khởi nghiệp về công nghệ giáo dục.
Byju Raveendran, người sáng lập Byju's - công ty khởi nghiệp về công nghệ giáo dục.

Từng là biểu tượng khởi nghiệp công nghệ và được định giá 22 tỷ USD, Byju's hiện đối mặt hàng loạt vụ kiện và vấn đề quản lý tài chính.

Byju's được sáng lập bởi Baiju Ravindran, là một kỹ sư có trình độ học vấn cao, nhưng không làm công việc chuyên môn được lâu. Khi giúp bạn bè chuẩn bị ôn thi, Baiju Ravindran phát hiện ra tài năng dạy kèm của mình và bắt đầu kiếm tiền từ việc đó.

Năm 2007, Baiju Ravindran thành lập một công ty luyện thi đại học và trở nên nổi tiếng đến mức phải tổ chức các buổi dạy quy mô lớn ở các sân vận động.

Năm 2011, nền tảng trực tuyến Think&Learn đã được ra mắt, sau đó, vào năm 2015, ứng dụng di động Byju's đã chính thức ra mắt. Dự án đã thu hút hàng triệu khán giả ở nhiều quốc gia nói tiếng Anh.

Ban đầu, Byju's cung cấp các bài học về Toán, tiếng Anh và Khoa học để học sinh tiểu học tự học, nhưng dần dần bao trùm tất cả các cấp độ của chương trình giảng dạy ở trường học. Các khóa học cũng được thêm vào để chuẩn bị cho các kỳ thi khác nhau của Ấn Độ và quốc tế.

Byju's ngay lập tức thu hút sự chú ý và nguồn vốn đầu tư. Năm 2018, công ty chính thức trở thành kỳ lân (EdTech - công ty khởi nghiệp được định giá hơn 1 tỷ USD) đầu tiên của Ấn Độ, nhưng vẫn chưa niêm yết. Năm 2019, Baiju Ravindran trở thành tỷ phú.

Ranjan Pai, người điều hành một trong những đế chế giáo dục và chăm sóc sức khỏe lớn nhất quốc gia, cho biết, ông đã đồng ý gần như ngay lập tức việc tài trợ vốn cho Byju's. Ravenendran đã tận dụng sự gia tăng đột biến trong việc sử dụng internet ở Ấn Độ. Các công ty như Reliance Jio Infocomm Ltd. đã đưa ra mức giá dữ liệu được xếp vào hàng phải chăng nhất trên thế giới.

“Anh ấy nổi bật với tư cách là một trong những doanh nhân sáng giá nhất trong nước – nhưng thực tâm là một giáo viên”, Pai nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2017 với Bloomberg.

Trong số những người ủng hộ ban đầu của Byju’s có Sequoia Capital, đã tham gia vào năm 2015 và đầu tư 4,8 tỷ rupee (58 triệu USD), theo dữ liệu từ Tracxn. Ngay sau đó, Lightspeed Venture Partners và Chan Zuckerberg Initiative - tổ chức từ thiện của người sáng lập Facebook - đã tham gia vào vòng tài trợ trị giá 50 triệu USD.

Khi vốn chảy qua các tài khoản của công ty, Raveendran đã mua lại hơn một chục công ty giáo dục ở Ấn Độ và nước ngoài. Khi đại dịch buộc sinh viên học online, việc mua lại dường như đã được báo trước. Ravenendran đã lên kế hoạch đưa công ty IPO thông qua việc sáp nhập SPAC. Một số nhà đầu tư đưa ra mức định giá cao tới 48 tỷ USD, theo tài liệu được Bloomberg xem xét.

Raveendran cũng khai thác thị trường nợ để thúc đẩy các vụ M&A của mình. Mặc dù Byju’s chỉ tìm cách vay 500 triệu USD vào năm 2021, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài — bao gồm Blackstone Inc., Fidelity và GIC - đã huy động đủ tiền mặt để tăng gấp đôi quy mô mục tiêu của khoản vay của công ty lên 1,2 tỷ USD.

Nhưng khi ở trên đỉnh cao, Byju's bắt đầu bộc lộ nhiều vấn đề. Trong quá trình nhận đầu tư cũng như trong các quyết định mua bán và tài trợ, công ty không hề có giám đốc tài chính hoặc quy trình quản lý tương xứng. Đến mùa thu 2021, họ liên tục đối mặt với tình trạng cắt hợp đồng khi trường học mở cửa trở lại. Tuy nhiên, công ty lại vớt vát bằng cách làm cho quy trình hủy bỏ trở nên phức tạp, đồng thời đưa ra mức phí hủy hợp đồng đắt đỏ. Theo các nhân viên cũ, một số gia đình còn đối mặt "chiến thuật bán hàng hung hãn và xúc phạm".

Raveendran trả lời trước truyền thông rằng, vấn đề đang được khắc phục, hứa sẽ sớm cung cấp thông tin hay thậm chí đổ lỗi cho các đối thủ đã phát tán thông tin sai lệch. Trong một số cuộc họp, ông nói với các cổ đông rằng họ đã kiếm được nhiều tiền từ công ty và ông không cần phải nghe lời khuyên của ai cả.

Tuy nhiên, mọi thứ được phơi bày vào tháng 9/2022, khi Byju's chuẩn bị công bố cuộc kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2021, tức muộn một năm. Kiểm toán viên của công ty đã yêu cầu ngừng ghi nhận doanh thu trả trước từ các hợp đồng dạy kèm dài hạn, thường được thanh toán bằng các khoản vay. Điều này khiến doanh thu hàng năm không đổi với 300 triệu USD nhưng các khoản lỗ ngày một tăng.

Hãng kiểm toán độc lập Deloitte nhận thấy cách xử lý của Byju's có vấn đề và startup này sau đó đổ lỗi cho việc thiếu một quản lý tài chính cao cấp. Sau thông tin đó, hàng loạt đơn vị đang cho Byju's vay liên tục gửi câu hỏi chất vấn tới công ty. Các đơn kiện tại Mỹ, Ấn Độ nhắm đến doanh nghiệp của Raveendran ngày một nhiều. Mới nhất là tháng này, một đơn kiện tập thể cáo buộc Byju's cất giấu nửa tỷ USD bằng cách âm thầm chuyển sang cho một quỹ phòng hộ thành lập năm 2020 có tên Camshaft Capital. Byju's thừa nhận đã chuyển khoản tiền trên, nhưng cho biết đây là số tiền đầu tư được phép.

Hiện Byju's mất hơn 75% giá trị sau khi được định giá 22 tỷ USD năm 2021. Công ty sa thải hàng nghìn nhân viên, cũng như gặp khó khăn trong việc thanh toán khoản lãi theo kỳ hạn. Hồi tháng 6, tất cả Giám đốc trong Hội đồng quản trị Byju's đều từ chức, trừ Raveendran và các thành viên gia đình ông.

Trong khi đó, đại diện quỹ Chan Zuckerberg Initiative thông báo đã rút lui vì công ty "không đạt được tiến bộ trong việc cải thiện tính minh bạch, kiểm soát nội bộ và quy trình kinh doanh". Prosus, đơn vị sở hữu hơn 10% cổ phần Byju's, cũng cho rằng "cơ cấu báo cáo và quản trị không phát triển đủ mức" và cân nhắc rút hết cổ phần.

Byju's phủ nhận mọi nội dung tiêu cực về công ty, đồng thời cho biết sẽ báo cáo tình hình tài chính của mình cuối tháng này. "Chúng tôi vẫn tiếp tục tin vào sự phát triển tiềm năng của Byju's, về vai trò của nó trong việc cách mạng hóa khi tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao ở Ấn Độ và trên toàn thế giới", đại diện công ty cho hay.

Minh Trang (t/h)

Tin bài khác
CamaUP

CamaUP'24 - Ngày hội khởi nghiệp Cà Mau

Với hơn ba năm hoạt động cùng những thành tích nổi bật, CamaUP đã trở thành điểm nhấn trong hệ sinh thái khởi nghiệp, hướng tới mục tiêu là sự kiện khởi nghiệp hàng đầu Việt Nam, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Startup chocolate doanh thu triệu đô của nữ kế toán người Việt Nam

Startup chocolate doanh thu triệu đô của nữ kế toán người Việt Nam

Startup chocolate Legendary do bà Bùi Hồng Hạnh sáng lập đã gây tiếng vang lớn khi gọi vốn thành công 10 tỷ đồng từ chương trình Shark Tank Việt Nam.
Bà nội trợ kiếm hơn 6,5 tỷ đồng/năm từ công việc online ít người biết đến

Bà nội trợ kiếm hơn 6,5 tỷ đồng/năm từ công việc online ít người biết đến

Với công việc trợ lý ảo, bà nội trợ Catherine Gladwyn vừa có thể kiếm thêm thu nhập, mà vẫn đủ thời gian chăm sóc sức khỏe và gia đình.
Startup Việt Alterno nhận khoản đầu tư khủng từ Tập đoàn Schneider Electric

Startup Việt Alterno nhận khoản đầu tư khủng từ Tập đoàn Schneider Electric

Theo ông Hải Hồ, đồng sáng lập startup Việt Alterno, khoản đầu tư mới sẽ giúp công ty giải quyết thách thức lớn nhất về lưu trữ dài hạn với chi phí tối ưu.
Dubai công bố sổ tay hỗ trợ các công ty khởi nghiệp kinh tế số

Dubai công bố sổ tay hỗ trợ các công ty khởi nghiệp kinh tế số

Sổ tay này tập trung vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), in 3D, an ninh mạng, tài sản kỹ thuật số, công nghệ tài chính (FinTech), trò chơi và metaverse.
Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM: Nơi gắn kết cộng đồng khởi nghiệp Việt

Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM: Nơi gắn kết cộng đồng khởi nghiệp Việt

Việc thành lập Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM được kỳ vọng sẽ là đầu mối kết nối các nguồn lực trong hệ sinh thái khởi nghiệp cả trong và ngoài nước.
Startup Writer ra mắt mô hình AI chi phí thấp thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư

Startup Writer ra mắt mô hình AI chi phí thấp thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư

Startup Writer chi khoảng 700.000 USD để huấn luyện mô hình AI, ít hơn so với hàng triệu USD từ các đối thủ. Chiến lược này thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Giới trẻ khởi nghiệp tại Việt Nam đang cách mạng hóa ngành cà phê

Giới trẻ khởi nghiệp tại Việt Nam đang cách mạng hóa ngành cà phê

Việc kinh doanh quán cà phê hiện đang là một xu hướng cho giới trẻ khởi nghiệp tại Việt Nam. Nhiều bạn trẻ đang cùng những tách cà phê espresso thách thức kỳ vọng của gia đình về một công việc ổn định.
Thợ làm tóc trở thành CEO của đế chế làm đẹp triệu USD

Thợ làm tóc trở thành CEO của đế chế làm đẹp triệu USD

Sess Lee Cannon là chủ tiệm làm tóc Flourish Curls tại Arlington, Texas (Mỹ). Chỉ trong năm ngoái, doanh nghiệp của cô đã đạt mức doanh thu 1,1 triệu USD.
Startup fintech MFast mở rộng mạng lưới tài chính sang thị trường Philippines

Startup fintech MFast mở rộng mạng lưới tài chính sang thị trường Philippines

Startup fintech MFast đang mở rộng mạng lưới tài chính sang Philippines, quốc gia có tỷ lệ người chưa tiếp cận được các dịch vụ ngân hàng cao thứ 2 Đông Nam Á.
Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Nghệ An là một trong ba địa phương tiêu biểu của cả nước

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Nghệ An là một trong ba địa phương tiêu biểu của cả nước

Đó là đánh giá của ông Chu Quang Thái - Thường trực phía Nam, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KHCN (Bộ KH&CN) đối với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Nghệ An…
Vòng gọi vốn mới nhất đưa mức định giá của OpenAI lên tới 157 tỷ USD

Vòng gọi vốn mới nhất đưa mức định giá của OpenAI lên tới 157 tỷ USD

Mức định giá của OpenAI phản ánh tỷ lệ định giá khoảng 40 lần doanh thu, một con số chưa từng có, cho thấy sức hút lớn của lĩnh vực AI tại Thung lũng Silicon.
Các công ty khởi nghiệp về AI đang tạo ra doanh thu với tốc độ chưa từng có

Các công ty khởi nghiệp về AI đang tạo ra doanh thu với tốc độ chưa từng có

Dữ liệu của Stripe cho thấy, các công ty khởi nghiệp AI có thể tạo doanh thu tốt hơn so với những startup công nghệ được đánh giá cao từ các thời kỳ trước.
Startup Việt Alternō nhận 100.000 USD cho giải thưởng về phát triển bền vững

Startup Việt Alternō nhận 100.000 USD cho giải thưởng về phát triển bền vững

Chiến thắng của startup Việt Alternō tại Greenhouse Accelerator APAC 2024 là minh chứng rõ ràng cho tiềm năng, nỗ lực không ngừng nghỉ từ công ty thời gian qua.
Hai bạn trẻ mang đặc sản Huế ra thế giới

Hai bạn trẻ mang đặc sản Huế ra thế giới

Hai bạn trẻ xứ Huế Phạm Lê Nguyên Hảo và Ngô Phước Tuần đã xây dựng thương hiệu Huế Thương chuyên sản xuất các dòng sản phẩm đặc sản Huế đóng gói, cấp đông. Trong năm 2024, Huế Thương đã xuất khẩu 50.000 sản phẩm đi Mỹ, trong đó bánh canh cá lóc Huế là sản phẩm chủ lực.