Startup chế biến thịt lợn từ mít tham gia ngành công nghiệp thịt trị giá hàng tỷ đô la của châu Á
- Khởi nghiệp
- 09:34 08/04/2021
DNHN - Khi nhu cầu tiêu thụ thịt và xu hướng ngành công nghiệp thực phẩm bền vững được biết đến rộng rãi, các nhà sản xuất và người tiêu dùng đang tìm kiếm các nguồn khác nhau để giải quyết nguồn cung protein.
Một lựa chọn thay thế thịt “thật” cho châu Á
Một trong số những cái tên nổi bật trong phân khúc thịt "giả" là doanh nhân Dan Riegler sáng lập startup Karana. Đây là công ty khởi nghiệp về thực phẩm của Singapore định vị thương hiệu thịt hoàn toàn từ thực vật đầu tiên của châu Á. Sản phẩm chủ lực của công ty là thịt lợn được làm hoàn toàn từ mít, dầu, muối và không chứa chất bảo quản.
Bắt đầu vào năm 2018 khi nhu cầu về các sản phẩm thay thế thịt ngày càng tăng, Riegler đã nhìn thấy cơ hội trên thị trường thịt “giả” làm đồ ăn chay tại chây Á. Anh chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy nhu cầu rất lớn đôi với các sản phẩm mang tính ứng dụng địa phương trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.” Riegler, 35 tuổi đã xây dựng sự nghiệp chuỗi cung ứng nông nghiệp trên khắp Đông Nam Á cho biết: “Thịt lợn là loại thịt số một được tiêu thụ ở khu vực này và tôi phát hiện ra rằng chưa có nhiều sản phẩm thực sự đáp ứng được nhu cầu.” Thật vậy, một nửa lượng thịt lợn trên thế giới được sản xuất và tiêu thụ ở châu Á với phần lớn nhu cầu đến từ Trung Quốc. Riegler và người đồng sáng lập Blair Crichton tìm kiếm một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường.

Thịt lợn làm từ mít
Hai nhà sáng lập đã bắt tay nghiên cứu sản phẩm của Karana là thực phẩm thay thế thịt lợn làm từ mít có nguồn gốc được trồng tại các nông hộ nhỏ ở Sri Lanka. Mít là loại trái cây có lịch sử lâu đời trong ẩm thực Đông Nam Á, đặc biệt là trong các món ăn chay và thuần chay. Với mật độ múi dày, kết cấu xơ và tạo cảm giác dai như thịt, mít non xanh thường được dùng làm món mặn, trong khi mít chín ngọt được dùng để ăn tại chỗ. Carsten Carstens, giám đốc khoa học của Karana phân tích: “Mít là cây trồng không cần tưới, không cần thuốc trừ sâu, không cần thuốc diệt cỏ. Loại cây này rất cứng cáp và khi ra quả cho năng suất cao.”
Trên thực tế, nền khí hậu tại Đông Nam Á nói chung và châu Á nói riêng tạo điều kiện thuận lợi để trồng mít và thậm chí nhiều mít đến nỗi hàng năm có hàng tấn trái bị hỏng và phải tiêu hủy. Startup Karana nhận định trái mít đã không được sử dụng đúng và hết tiềm năng vì vậy công ty hướng đến đem chế biến loại trái cây này dưới dạng thịt vụn phục vụ cho thị trường đại chúng thông qua một quy trình cơ học, không hóa chất tại trung tâm sản xuất ở Singapore.
Khai thác một thị trường đang phát triển
Sáng chế của Karana xuất hiện như một sự khao khát về thực phẩm bền vững và có đạo đức đang phát triển khắp châu Á và hơn thế nữa. Ngay cả trước đại dịch, thị trường thịt “giả” ước tính đạt 140 tỷ USD tương đương 10% ngành công nghiệp thịt toàn cầu trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Mirte Gosker, quyền giám đốc điều hành tại Viện Thực phẩm Tốt Châu Á Thái Bình Dương, cho biết nhu cầu về các sản phẩm thay thế thịt đang gia tăng ở Châu Á khi nhận thức về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng ngày càng tăng.
Gosker cho hay: “Tại châu Á, chúng tôi nhận thấy nhu cầu về các sản phẩm tốt cho sức khỏe với giá trị dinh dưỡng cao. Cụ thể ở Trung Quốc, lý do lớn nhất người dân chọn mua thịt có nguồn gốc thực vật là mong muốn có thể giảm cân. Nông nghiệp chăn nuôi là một trong những ngành đóng góp hàng đầu đối với những thách thức môi trường cấp bách trên hành tinh hiện nay bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, thiếu nước và mất đa dạng sinh học.” Bà bổ sung thêm: “Bên cạnh việc trồng cỏ làm thức ăn cho vật nuôi thì chúng tôi tận dụng những cánh đồng sản xuất ra nhiều sản phẩm và hạng mục khác như trồng rừng, tái đa dạng sinh học hay năng lượng tái tạo.”

Thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư
Cộng đồng đầu tư cũng đang nhìn thấy lợi ích của các loại protein thay thế. Theo The Good Food Institute Asia Pacific, đầu tư toàn cầu vào protein thay thế đã tăng 300% chỉ trong năm 2020. Vào tháng 7 năm 2020, Karana đã huy động được 1,7 triệu đô la tài trợ từ các nhà đầu tư bao gồm Big Idea Ventures, một quỹ dành riêng cho thực phẩm có nguồn gốc thực vật được hỗ trợ bởi công ty đầu tư nhà nước Temasek của Singapore và công ty thịt Tyson Foods của Hoa Kỳ. Khoản đầu tư đã thúc đẩy công ty ra mắt vào năm 2021 tại Singapore và ghi được dấy ấn trong các món ăn từ bánh bao đến bánh tráng cuốn thịt lợn địa phương. Tiếp theo Karana có màn trình diện tại Hồng Kông với dòng sản phẩm hoàn toàn mới. Đồng thời, việc đầu tư vào một phòng thí nghiệm cải tiến sẽ cho phép Karana thử nghiệm sâu hơn với trái mít và các sản phẩm thay thế thịt toàn thực vật khác.
Trong bối cảnh nguồn cung protein hạn hẹp, những người chơi tham gia lĩnh vực thực phẩm bền vững như Beyond Meat và Karana không ngừng tìm tòi những khả năng mới mà khoa học chưa thể khám phá hết. Nhà sáng lập Karana tự tin vào tương lai càng có nhiều sản phẩm thay thế, càng nhiều người tiêu dùng chuyển sang sử dụng nguồn gốc thực vật.
TL
Tin liên quan
#startup

Memic gây quỹ 96 triệu đô la cho nền tảng phẫu thuật có sự hỗ trợ của rô bốt
Memic, một công ty khởi nghiệp đang phát triển một nền tảng phẫu thuật có sự hỗ trợ của robot, gần đây đã nhận được ủy quyền tiếp thị từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Phía công ty thông báo đã kết thúc vòng tài trợ Series D trị giá 96 triệu đô la.

Kỳ lân The Zebra tăng 150 triệu đô la sau khi tăng gấp đôi doanh thu vào năm 2020
Zebra, một công ty có trụ sở tại Austin điều hành một trang web so sánh bảo hiểm đã huy động được 150 triệu đô la trong vòng Series D chính thức tiến tới cột mốc kỳ lân.

Định giá start up ở Hoa Kỳ tăng vọt, các SPAC bắt đầu lấn sân sang nước ngoài
Theo nghiên cứu của S&P Global Market Intelligence, kể từ đầu năm 2020, chỉ có khoảng 80 vụ sáp nhập ngược hoàn thành và hiện nay có khoảng 150 SPAC tìm kiếm công ty khởi nghiệp công nghệ nhằm mục đích mua lại.

Start up fintech định giá 13,4 tỷ đô la đưa những người sáng lập bước lên hàng ngũ tỷ phú
Công ty khởi nghiệp fintech ở San Francisco, Plaid đã gây sốt trong làng startup công nghệ hồi tháng 1 năm ngoái sau thương vụ bán lại cho Visa. Giờ đây, sau một năm với mức định giá thêm 13 tỷ đô la nhờ vòng tài trợ mới, start up này đã thành công nâng tầm các nhà điều hành công ty là Zach Perret và William Hockey.

Rời ngành luật để khởi nghiệp ngành công nghệ, các nữ sáng lập startup tìm thấy sự hấp dẫn nơi Thung lũng Silicon
Hiện nay nhiều nữ luật sư có quyết định táo bạo khi nghỉ việc ngành pháp lý và dấn thân vào con đường lập nghiệp không kém phần gập ghềnh.

OpenStore, startup mới ở Miami được thành lập bởi nhà điều hành Paypal, Keith Rabois và doanh nhân Jack Abraham
Keith Rabois và Jack Abraham đang xây dựng một nhóm phát triển cho một dự án khởi nghiệp mới ở thành phố Miami.
Đọc thêm Khởi nghiệp
Memic gây quỹ 96 triệu đô la cho nền tảng phẫu thuật có sự hỗ trợ của rô bốt
Memic, một công ty khởi nghiệp đang phát triển một nền tảng phẫu thuật có sự hỗ trợ của robot, gần đây đã nhận được ủy quyền tiếp thị từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Phía công ty thông báo đã kết thúc vòng tài trợ Series D trị giá 96 triệu đô la.
88 công ty khởi nghiệp công nghệ hủy bỏ các đợt IPO tại Trung Quốc trong năm nay
Bị áp lực bởi Đảng Cộng sản cầm quyền trong nước và chính quyền Hoa Kỳ, các công ty khởi nghiệp của Trung Quốc đã bắt đầu suy nghĩ lại về kế hoạch ra mắt công chúng (IPO).
Chương trình "Ươm tạo Đàn Sếu khởi nghiệp Đất Sen hồng" - Giúp các DN trẻ tự tin khởi nghiệp và phát triển bền vững
Vừa qua, UBND tỉnh Đồng Tháp và Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) đã đạt được thỏa thuận hợp tác về việc triển khai chương trình phát triển Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2020-2025, còn gọi là chương trình "Ươm tạo Đàn Sếu khởi nghiệp Đất Sen hồng".
Kỳ lân The Zebra tăng 150 triệu đô la sau khi tăng gấp đôi doanh thu vào năm 2020
Zebra, một công ty có trụ sở tại Austin điều hành một trang web so sánh bảo hiểm đã huy động được 150 triệu đô la trong vòng Series D chính thức tiến tới cột mốc kỳ lân.
Nữ doanh nhân đi từ con số 0 đến doanh số 13 nghìn đô la chỉ sau 4 tháng
Đây là cách một doanh nhân không ngừng nỗ lực xoay chuyển tình thế ứng phó với đại dịch
6 kỳ lân mới được ra đời chỉ trong vòng 4 ngày: Dấu son lịch sử cho ngành công nghệ Ấn Độ?
Một tuần lịch sử đã xảy ra đối với ngành công nghệ của Ấn Độ. Trong vòng 4 ngày tuần vừa rối (từ 5/4 đến 11/4), đất nước này đã có 6 công ty khởi nghiệp mới đạt trạng thái kỳ lân (với mức định giá trên 1 tỷ đô la).
Gã khổng lồ gọi xe Didi của Trung Quốc chuẩn bị cho đợt IPO tại Mỹ
Nikkei Asia mới đây cho biết, Didi Chuxing, công ty gọi xe hàng đầu của Trung Quốc, đang chuẩn bị chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Mỹ.
Gojek và Tokopedia đang yêu cầu các nhà đầu tư của họ chấp thuận việc sáp nhập
Theo trang tin Nikkei mới đây đưa, Gojek và Tokopedia, hai trong số các công ty công nghệ lớn nhất Indonesia, đã viết thư cho các nhà đầu tư của họ yêu cầu chấp thuận sáp nhập.
Định giá start up ở Hoa Kỳ tăng vọt, các SPAC bắt đầu lấn sân sang nước ngoài
Theo nghiên cứu của S&P Global Market Intelligence, kể từ đầu năm 2020, chỉ có khoảng 80 vụ sáp nhập ngược hoàn thành và hiện nay có khoảng 150 SPAC tìm kiếm công ty khởi nghiệp công nghệ nhằm mục đích mua lại.
Gupshup trở thành công ty khởi nghiệp thứ 10 trong năm 2021 đạt trạng thái kỳ lân
Công ty khởi nghiệp nhắn tin hội thoại, Gupshup, là startup thứ 10 gia nhập câu lạc bộ kỳ lân (chỉ những startup được định giá trên 1 tỷ USD) trong năm 2021, sau khi huy động được 100 triệu đô la tài trợ từ Tiger Global Management, nâng mức định giá của họ gấp 10 lần lên 1,4 tỷ đô la.