SPAC sẽ là xu hướng mới cho các kỳ lân công nghệ của Đông Nam Á tiếp cận với nguồn vốn mới?
- Khởi nghiệp
- 14:46 14/01/2021
DNHN - Trong năm tới, các công ty séc trắng (SPAC) có thể cung cấp cho các công ty công nghệ Đông Nam Á một lộ trình tiếp cận các nhà đầu tư mới.

Khi nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc đã phát triển, các công ty công nghệ lần lượt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ và các sàn trong nước ở Hồng Kông, Thượng Hải và Thâm Quyến.
Ở Đông Nam Á, đợt IPO năm 2017 của Sea Group trên sàn giao dịch chứng khoán New York đã nêu gương cho các công ty công nghệ trong khu vực mong muốn trở thành doanh nghiệp giao dịch công khai, bao gồm các kỳ lân giá trị cao như ứng dụng du lịch Indonesia Traveloka, nền tảng thương mại điện tử Bukalapak và Tokopedia , cùng với gã khổng lồ “siêu ứng dụng” Grab có trụ sở tại Singapore.
Tuy nhiên, khi các công ty này đủ lớn mạnh và bắt đầu xem xét phát hành cổ phiếu ra công chúng, thì IPO theo cách truyền thống lại trở nên khó khăn hơn nhiều lần. Giờ đây, các công ty mua bán sát nhập, hay còn gọi là công ty séc trắng (SPAC), trở thành một lựa chọn hợp lý hơn. SPAC là các công ty hỗ trợ gây quỹ thông qua các đợt chào bán công khai để mua lại các doanh nghiệp không xác định. Loại công ty này không có mô hình kinh doanh riêng ngoài các giao dịch tài chính này.
Do tính chất này, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ – Jay Clayton đã khuyên các nhà đầu tư nên đánh giá động cơ của các nhà đầu tư SPAC. Đây thường là những công ty cổ phần tư nhân (PE) đáng chú ý sử dụng SPAC để qua mặt các ngân hàng đầu tư và tránh việc nộp phí bảo lãnh phát hành để đưa một công ty tư nhân ra thị trường đại chúng.
Các quy trình IPO thông thường rất rườm rà, tốn kém và mất thời gian. Đối với các công ty khởi nghiệp công nghệ ở châu Á, SPAC là một lựa chọn gây quỹ rẻ hơn và hiệu quả hơn.
Các SPAC đã đạt sự phát triển vượt bậc ở Hoa Kỳ vào năm 2020. Hơn 200 SPAC đã huy động được khoảng 70 tỷ USD, mang lại cho các thị trường châu Á một tham chiếu cho năm 2021. Và đó cũng chính là lý do mà các “kì lân công nghệ” Đông Nam Á đang tìm tới SPAC để tiếp cận các nhà đầu tư mới khi các vòng gọi vốn đã không còn khả thi.
Kì lân Tokopedia nhận được sự quan tâm của Bridgetown Holdings, một SPAC được Peter Thiel và Richard Li hậu thuẫn vào tháng 12 năm 2020. Nếu thỏa thuận sát nhập này được tiến hành, nó có thểcụ tạo ra xu hướng SPAC trong khu vực.
“SPAC đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, mô hình này đặc biệt phổ biến vào giữa đến cuối những năm 90, nhưng không còn hợp thời khi các nhà đầu tư thua lỗ. Sự trở lại của SPAC hiện nay có thể là do lãi suất thấp, thanh khoản dồi dào trên thị trường do kích thích từ hệ thống ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ và ngày càng có nhiều mục tiêu mua lại, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ”, Joel Sen – luật sư của hãng luật Withers phát biểu với KrAsia.
SoftBank, một trong những nhà đầu tư của Tokopedia, đã nộp hồ sơ IPO SPAC vào tháng 12 với mục đích huy động 525 triệu USD. SoftBank đã đầu tư vào hơn 100 công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng trên toàn thế giới và một số công ty có thể là mục tiêu hấp dẫn cho SPAC của Softbank có tên là SVF Investment Corp.
Với việc SoftBank – một gã khổng lồ trong lĩnh vực đầu tư công nghệ – bước vào lĩnh vực SPAC, các công ty danh mục đầu tư của nó như Grab có thể tìm thấy con đường nhanh chóng để niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán New York.
“SPAC cho phép các công ty trong danh mục đầu tư của SoftBank được niêm yết mà không cần trải qua quy trình IPO tốn kém và tốn thời gian và đồng thời cung cấp cho các nhà đầu tư của các công ty này một lối thoát nhanh hơn so với IPO truyền thống,” Shen nói .
Nếu các kỳ lân Indonesia đi theo mô hình này, nó có thể là tín hiệu cho thấy các công ty Đông Nam Á vốn trước đây chỉ tập trung vào thị trường khu vực có được cơ hội chấp nhận trên sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài hay không?
Tuy nhiên, SPAC có những mặt trái của chúng. Shen cho biết, vì họ là những công ty séc trắng, các nhà đầu tư đang đặt cược vào các nhà đầu tư của SPAC, thay vì đánh giá chất lượng của doanh nghiệp sẽ được niêm yết.
Ngoài ra, việc sáp nhập SPAC phải diễn ra trong một khung thời gian nhất định — thường là từ 18 đến 24 tháng. Nếu không có thương vụ mua lại nào được thực hiện trước khi kết thúc thời hạn, các nhà tài trợ có thể thỏa thuận về chất lượng tài sản và mặc cả giá trị tài sản.
Trong khi các thị trường vốn của Trung Quốc ở Thượng Hải và Thâm Quyến cung cấp con đường thay thế cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước để gây quỹ, các công ty khởi nghiệp công nghệ Đông Nam Á thiếu một lựa chọn khả thi tương tự ở địa phương, buộc họ phải sáp nhập SPAC trên một sàn giao dịch ngoại hối.
Theo một nhà phân tích quen thuộc với chủ đề này, sự bùng nổ SPAC vào năm 2020 đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới nơi các nhà đầu tư tổ chức hàng đầu, thường là các công ty PE tư nhân ưu việt, trở thành một lực lượng thị trường mạnh hơn nhiều trong việc định giá IPO.
“Theo truyền thống, giá IPO được xác định bởi các chủ ngân hàng đầu tư xây dựng sổ sách thông qua một loạt các cuộc đàm phán kín, đối đầu với các công ty PE này. Tuy nhiên, với SPAC trong tay, các nhà quản lý PE có thể loại bỏ các chủ ngân hàng này và thực hiện thỏa thuận trực tiếp với các chủ sở hữu tài sản, ”nhà phân tích cho biết.
Hàn Mai
Tin liên quan
#startup

Ví điện tử Momo gọi vốn thành công trong vòng Series D, lập quỹ hỗ trợ start-up
Vừa qua ví điện tử MoMo công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ tư (Series D) từ các nhà đầu tư hàng đầu thế giới.

Nền tảng truyền hình trực tuyến Roku mua lại thư viện nội dung của startup tỷ đô Quibi
Mới đây nền tảng truyền hình trực tuyến Roku đã thông báo rằng họ đã có được bản quyền toàn cầu đối với thư viện nội dung của Quibi, mà họ có kế hoạch đưa lên Kênh Roku, miễn phí và có hỗ trợ quảng cáo trong năm nay...

Startup sản xuất bộ kit phát hiện virus corona thông qua mẫu nước bọt gọi vốn thành công trong vòng quỹ Series A
Mới đây, Nusantics, một công ty khởi nghiệp công nghệ gen của Indonesia đã công bố rằng họ đã huy động được một số tiền không được tiết lộ trong quỹ Series A, do East Ventures dẫn đầu.

Rens – startup sản xuất giày từ bã cà phê đang tiến hành chuyển hết sản xuất từ Trung Quốc về Việt Nam
Được biết Rens đang tuyển dụng nhiều vị trí cho bộ phận nghiên cứu và phát triển tại TP HCM và đây là một trong những động thái đầu tiên sau khi chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc về Việt Nam.

Các lĩnh vực khởi nghiệp có nhiều khả năng phát triển mạnh nhất sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc
Cuộc khủng hoảng theo sau đại dịch COVID-19 cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn để khởi nghiệp hay khởi sự kinh doanh.

Các Startup tăng giá cổ phiếu chào bán ra công chúng
Sau màn chào sàn thành công trong đợt IPO của DoorDash, C3.ai thì mới đây, Airbnb cũng cho biết startup này có thể tăng giá cổ phiếu trước thềm IPO.
Đọc thêm Khởi nghiệp
DNES: Mô hình vườn ươm hợp tác công tư góp phần hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Đà Nẵng
Trong 5 năm qua, Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) đã kết nối các nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với hơn 40 đối tác trong và ngoài nước, đồng thời, triển khai 10 khóa ươm tạo với trên 60 dự án khởi nghiệp tham gia.
Gã khổng lồ bán lẻ Walmart liên kết với Ribbit Capital mở startup về fintech
Walmart sẽ liên kết với quỹ đầu tư Ribbit Capital trong tham vọng xây dựng startup về fintech. Walmart hiện có hơn 4.700 cửa hàng trên toàn nước Mỹ và tiếp xúc với hàng triệu khách hàng mỗi ngày.
Guillaume Pousaz từ một vận động viên lướt sóng trở thành người gây dựng startup tỷ đô
Guillaume Pousaz đang là gương mặt mới nhất của trào lưu thanh toán điện tử mà các nhà đầu tư đang hết sức hứng khởi...
Tiếp thị liên kết - Xu hướng ngành nghề của tương lai
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) là một trong những hình thức tiếp thị dựa trên nền tảng Digital Marketing (Marketing Online).
Ví điện tử Momo gọi vốn thành công trong vòng Series D, lập quỹ hỗ trợ start-up
Vừa qua ví điện tử MoMo công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ tư (Series D) từ các nhà đầu tư hàng đầu thế giới.
Bất chấp tác động của dịch Covid-19, tinh thần khởi nghiệp của Việt Nam vẫn được thắp sáng
Nhìn lại Chương trình Khởi nghiệp quốc gia năm 2020 mới thấy rằng: Năm 2020 đã khẳng định bất chấp những khó khăn của Đại dịch COVID-19, tinh thần khởi nghiệp của Việt Nam vẫn được thắp sáng.
Startup sản xuất bộ kit phát hiện virus corona thông qua mẫu nước bọt gọi vốn thành công trong vòng quỹ Series A
Mới đây, Nusantics, một công ty khởi nghiệp công nghệ gen của Indonesia đã công bố rằng họ đã huy động được một số tiền không được tiết lộ trong quỹ Series A, do East Ventures dẫn đầu.
Rens – startup sản xuất giày từ bã cà phê đang tiến hành chuyển hết sản xuất từ Trung Quốc về Việt Nam
Được biết Rens đang tuyển dụng nhiều vị trí cho bộ phận nghiên cứu và phát triển tại TP HCM và đây là một trong những động thái đầu tiên sau khi chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc về Việt Nam.
Trường Kinh doanh Alibaba công bố Chương trình đào tạo Netpreneur lần đầu tiên dành cho Việt Nam
Hợp tác cùng với Đề án 844 – ISEV, Trường Kinh doanh Alibaba, một đơn vị giáo dục của Tập đoàn Alibaba đã triển khai sáng kiến đào tạo Netpreneur lần đầu tiên dành cho Việt Nam.
Startup Na Uy hô biến rác thải nhựa thành nhà ở
Dùng một vấn đề lớn của thế giới để giải quyết một vấn đề khác là triết lý đằng sau sứ mệnh của một startup ở Na Uy nhằm xây dựng nhà giá rẻ từ 100% nhựa tái chế.