TP Hồ Chí Minh là địa phương có số lượng đại biểu Quốc hội nhiều nhất, dự kiến có 30 đại biểu. Tiếp theo là Hà Nội, với 29 đại biểu.
(Đồ họa: TTXVN)
Dự kiến, TP Hồ Chí Minh có 15 đại biểu do Trung ương giới thiệu, 15 đại biểu do địa phương giới thiệu. Hà Nội cũng có 15 đại biểu do địa phương giới thiệu và 14 đại biểu Trung ương giới thiệu.
6 tỉnh thuộc nhóm (1) (cụ thể trong Infographic), mỗi tỉnh sẽ có tương ứng 5 đại biểu Trung ương giới thiệu và 4 đại biểu địa phương giới thiệu.
Trong các tỉnh thuộc nhóm (2), 3 tỉnh có số đại biểu Trung ương và địa phương giới thiệu bằng nhau, mỗi nhóm 4 người, là Đồng Tháp, Gia Lai, Quảng Ninh. Bốn tỉnh còn lại (Nam Định, Tiền Giang, Kiên Giang, Long An), mỗi tỉnh có 3 đại biểu Trung ương giới thiệu và 5 đại biểu địa phương giới thiệu.
Nhóm (3) với 17 tỉnh đều được bầu 7 đại biểu, trong đó 3 đại biểu Trung ương giới thiệu và 4 đại biểu do địa phương giới thiệu.
27 tỉnh nhóm (4), mỗi tỉnh được bầu 6 đại biểu, gồm 2 đại biểu Trung ương giới thiệu và 4 đại biểu địa phương giới thiệu.
Thanh Hóa được bầu 14 đại biểu, gồm 7 đại biểu Trung ương giới thiệu và 7 đại biểu địa phương giới thiệu.
Ba tỉnh Nghệ An, Đồng Nai, Bình Dương được bầu lần lượt 13, 12 và 11 đại biểu, trong đó số lượng đại biểu do Trung ương giới thiệu là như nhau (6 đại biểu), chỉ khác về số lượng đại biểu địa phương giới thiệu: Nghệ An - 7, Đồng Nai - 6, và Bình Dương - 5 đại biểu.
Để thực hiện tốt các quy trình giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hầu A Lềnh đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương trong quá trình tổ chức giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV cần đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bầu cử; bám sát các văn bản hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
Linh Anh