Thứ năm 22/05/2025 23:24
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Siêu thị đòi chiết khấu 30%, doanh nghiệp lo bị triệt tiêu

12/10/2020 00:00
Bị siêu thị đòi mức chiết khấu cao nhưng doanh nghiệp không dám đấu tranh trực diện vì sợ bị loại khỏi danh sách cung ứng hàng cho siêu thị.

Đây là thực tế buồn được bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP.HCM cho biết khi trao đổi với Đất Việt.

Theo bà Chi, tình trạng doanh nghiệp bị ép chiết khấu và đủ các loại phí khác diễn ra ở cả siêu thị nội lẫn siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài. Thế nhưng, để có bằng chứng cụ thể thì Hội Lương thực -Thực phẩm TP.HCM không có bởi khi siêu thị ký hợp đồng các nhà cung ứng trên giấy trắng mực đen thì mức chiết khấu chỉ từ 12-15%. Còn nếu tính phần phụ lục và những chi phí phải chịu thêm thì "tất cả các doanh nghiệp trong ngành lương thực-thực phẩm đều cho biết mức chiết khấu thực lên tới 20-25%, thậm chí đôi khi tới 30%".

"Một quả trứng, một con gà hay một miếng bánh nếu chịu mức chiết khấu từ 20-25% thì áp lực lên giá thành sẽ vô cùng kinh khủng. Thế nhưng nếu nhà cung ứng không chấp nhận thì không được bày hàng trên kệ.

Tất cả các doanh nghiệp không ai dám đấu tranh trực diện vì làm như vậy, họ sẽ bị chú ý và lần sau sẽ bị siêu thị tìm mọi cách để bỏ hàng của doanh nghiệp đó ra khỏi danh sách cung ứng", Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP.HCM chua xót.

Thực trạng này đã được bà Lý Kim Chi phản ánh liên tục trong các cuộc họp với các sở, ngành liên quan và lãnh đạo thành phố. Tuy nhiên, câu trả lời bà thường nhận được, đó là: đây là kinh tế thị trường, kinh tế thị trường thì thuận mua vừa bán, siêu thị chiết khấu như vậy nhà cung ứng chịu thì vào, không thì thôi.

Hàng thủy sản bày bán trong siêu thị

Với kinh nghiệm mấy chục năm trong ngành lương thực-thực phẩm, bà Lý Kim Chi biết rằng, một doanh nghiệp sản xuất không thể tự thân đi phân phối hàng hóa trên thị trường mà phải nhờ vào kênh bán lẻ. Thế nhưng, với mức chiết khấu cao ngất ngưởng như trên, bà lo ngại sẽ triệt tiêu hết sức sản xuất.

Điều đáng lo ngại hơn, khi Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) thì không phải hơn 90 triệu dân Việt Nam chung một thị trường mà là toàn khối ASEAN chung một thị trường.

Bà Chi dẫn ví dụ: doanh nghiệp Thái Lan sản xuất mỳ ăn liền, họ được hưởng lợi từ chính sách của nhà nước Thái Lan, được vay vốn giá rẻ, sản xuất công nghệ tiên tiến... Chừng ấy đã đủ giúp mỳ ăn liền Thái Lan cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của Việt Nam và doanh nghiệp Việt đã đủ rơi vào tình thế nguy hiểm, chưa nói đến việc cộng thêm chiết khấu hoa hồng cao ngất ngưởng.

Hệ quả là, nếu hàng năm doanh nghiệp bán lẻ báo cáo lời ngàn tỷ thì doanh nghiệp sản xuất ngành lương thực, thực phẩm cứ mỗi ngày lại bị triệt tiêu dần.

Vì lẽ đó, Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP.HCM đề nghị Nhà nước hỗ trợ chi phí sửa chữa, nâng cấp các chợ truyền thống, biến chúng thành kênh phân phối thiết thực, giúp cho doanh nghiệp giảm được mức chi hoa hồng để có lãi.

Bên cạnh đó, đành rằng trong cơ chế thị trường không thể ép buộc nhưng để doanh nghiệp sản xuất sống còn, bà Lý Kim Chi cho rằng Nhà nước cần có cơ chế nhắc nhở, kiểm tra các nhà bán lẻ duy trì mức chiết khấu hợp lý.

Một trong những trở ngại lớn để khắc phục tình trạng lũng đoạn trên thị trường bán lẻ được bà Lý Kim Chi chỉ ra đó là tâm lý ngại đủ thứ của doanh nghiệp Việt, từ ngại nói đến ngại đấu tranh...; là tính cố kết cộng đồng kém.

Bởi thiếu sự đoàn kết nên dù ban đầu không doanh nghiệp nào chịu mức chiết khấu 25-30% của siêu thị nhưng doanh nghiệp này đi ra thì doanh nghiệp khác lại gật gù đi vào ký hợp đồng cung ứng với siêu thị.

"Rõ ràng, doanh nghiệp kêu thì cứ kêu nhưng nếu bảo đoàn kết đấu tranh thì lại không dám.

Nếu các nhà cung ứng một hay một vài mặt hàng nào đó cùng chung tay không cung cấp hàng cho siêu thị khi bị ép chiết khấu thì khi ấy siêu thị lấy đâu ra hàng mà bán?", Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP.HCM trăn trở.

Nhắc về sự đoàn kết của các doanh nghiệp cung ứng, bà Lý Kim Chi nhắc lại sự việc cách đây 2 năm khi hệ thống siêu thị Big C - khi ấy đã được Central Group của Thái Lan mua lại, đòi nâng mức chiết khấu lên cao ngất ngưởng. Khi ấy, hàng loạt nhà cung cấp tuyên bố thẳng thừng sẽ không bán hàng cho siêu thị nữa và kết quả là Big C đã phải giữ nguyên mức chiết khấu cũ.

Từ bài học ấy, bà rất ủng hộ ý tưởng thành lập Hiệp hội cung ứng hàng hóa cho siêu thị như có vị chuyên gia bán lẻ từng đề xuất.

"Phải có hiệp hội của các nhà cung ứng lên tiếng thì mới đấu tranh được về giá cả, chiết khấu hoa hồng và cả với những tiêu cực... Nếu đấu tranh đơn lẻ thì doanh nghiệp không dám nhưng đấu tranh tập thể thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ làm được. Điều quan trọng là người làm hiệp hội phải toàn tâm, toàn ý vì lợi ích chung", bà Lý Kim Chi nhấn mạnh.

Thành Luân

Tin bài khác
Chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp tăng trưởng bền vững

Chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp tăng trưởng bền vững

Chính phủ Việt Nam đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án xanh, tuần hoàn và ESG. Điều này tạo cơ để phát triển bền vững.
Ngân hàng MB tiếp tục gom vốn từ trái phiếu dài hạn

Ngân hàng MB tiếp tục gom vốn từ trái phiếu dài hạn

Ngân hàng Quân đội (MB) liên tục phát hành trái phiếu hàng trăm tỷ đồng trong tháng 5, tận dụng tốt kênh huy động vốn dài hạn giữa bối cảnh lãi suất đang hạ nhiệt.
Phát triển thị trường mua bán nợ – Giải pháp then chốt xử lý nợ xấu

Phát triển thị trường mua bán nợ – Giải pháp then chốt xử lý nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định hoạt động của các công ty con, công ty liên kết thuộc tổ chức tín dụng trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC). Theo đó, các khoản nợ xấu được AMC quản lý và khai thác bao gồm cả nội bảng và ngoại bảng.
Người dân gửi hơn 7 triệu tỷ vào ngân hàng – Tiền đang

Người dân gửi hơn 7 triệu tỷ vào ngân hàng – Tiền đang 'chảy' đi đâu?

Dù lãi suất huy động liên tục giảm, tiền gửi của người dân tại ngân hàng vẫn tăng mạnh, vượt cả doanh nghiệp. Dòng tiền khổng lồ này đang "án binh bất động".
Lãi suất ngân hàng ngày 22/5/2025: Nhiều ưu đãi đặc biệt trên 7%/năm

Lãi suất ngân hàng ngày 22/5/2025: Nhiều ưu đãi đặc biệt trên 7%/năm

Lãi suất ngân hàng ngày 22/5/2025, một số ngân hàng tiếp tục tung ra mức lãi suất hấp dẫn trên 7%/năm cho tiền gửi lớn, tạo ra biến động đáng chú ý trên thị trường.
Ngân hàng nào khai thác vốn sở hữu tốt nhất?

Ngân hàng nào khai thác vốn sở hữu tốt nhất?

Khả năng khai thác lợi nhuận trên vốn của ngành ngân hàng trong quý đầu năm 2025 vẫn thuộc về khối ngân hàng tư nhân, dù khá nhiều ngân hàng có tốc độ tăng sinh lời trên vốn giảm so với cuối năm 2024.
Bac A Bank tất toán 500 tỷ trái phiếu chỉ sau 1 năm phát hành

Bac A Bank tất toán 500 tỷ trái phiếu chỉ sau 1 năm phát hành

Bac A Bank vừa hoàn tất mua lại toàn bộ lô trái phiếu 500 tỷ đồng trước hạn, chỉ sau đúng 1 năm phát hành, thể hiện chiến lược tái cơ cấu vốn.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế CEO Sacombank

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế CEO Sacombank

Dù không còn giữ vị trí Tổng giám đốc (CEO), bà Diễm vẫn tiếp tục là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Sacombank.
AI: Giải pháp then chốt cho ngành ngân hàng phát triển bền vững

AI: Giải pháp then chốt cho ngành ngân hàng phát triển bền vững

Phát biểu tại Tọa đàm “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững trong lĩnh vực ngân hàng với giải pháp AI”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà cho rằng, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ số hiện đại được xem là giải pháp then chốt cho ngành ngân hàng phát triển bền vững.
Lãi suất ngân hàng ngày 21/5/2025: Kỳ hạn dài vọt lên 6%/năm

Lãi suất ngân hàng ngày 21/5/2025: Kỳ hạn dài vọt lên 6%/năm

Lãi suất ngân hàng ngày 21/5/2025, nhiều ngân hàng giữ nguyên biểu lãi suất nhưng mức cao nhất ở kỳ hạn dài vẫn lên tới 6%/năm, tập trung vào nhóm ngân hàng quy mô nhỏ nhằm hút dòng tiền trung - dài hạn.
FinanceAsia: SHB “Ngân hàng Tốt nhất cho Khách hàng Khu vực công” năm 2025 tại Việt Nam

FinanceAsia: SHB “Ngân hàng Tốt nhất cho Khách hàng Khu vực công” năm 2025 tại Việt Nam

Trong khuôn khổ FinanceAsia Awards 2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được vinh danh là “Ngân hàng Tốt nhất cho Khách hàng Khu vực công” tại Việt Nam.
Agribank đấu giá Khu vui chơi giải trí Suối Cát tại Bình Thuận

Agribank đấu giá Khu vui chơi giải trí Suối Cát tại Bình Thuận

Khu vui chơi giải trí Suối Cát tại Bình Thuận là tài sản đảm bảo là cho khoản vay hơn 189 tỷ đồng của Công ty TNHH Suối Cát sẽ được đấu giá vào 14h ngày 23/5/2025 tại TP. Hồ Chí Minh.
Đề xuất luật hóa 3 chính sách về thu giữ tài sản đảm bảo cho nợ xấu

Đề xuất luật hóa 3 chính sách về thu giữ tài sản đảm bảo cho nợ xấu

Nợ xấu là một trong những thách thức lớn đối với sự ổn định của hệ thống tài chính – ngân hàng. Việc xử lý tài sản bảo đảm gặp không ít vướng mắc, kéo dài thời gian thu hồi nợ, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng và tác động dây chuyền đến thị trường tài chính.
Lãi suất thấp kích hoạt tín dụng, hỗ trợ phục hồi kinh tế 2025

Lãi suất thấp kích hoạt tín dụng, hỗ trợ phục hồi kinh tế 2025

Lãi suất duy trì vùng thấp đang tiếp sức cho tăng trưởng tín dụng và phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, áp lực lãi suất và cạnh tranh vốn đang đặt ra bài toán điều hành chính sách linh hoạt hơn.
Đảng bộ BIDV tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đảng bộ BIDV tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Trong hai ngày 18-19/5/2025 tại Hà Nội, Đảng bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030, với sự tham dự của 300 đại biểu đại diện cho ý chí, trí tuệ, nguyện vọng của hơn 12.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ.