Thứ năm 24/04/2025 08:10
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Quyết liệt xử phạt các đối tượng vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp và không khai báo theo quy định

22/09/2021 16:35
Qua 2 năm, các địa phương đã phát hiện 8.810 trường hợp vi phạm với số tiền phạt trên 83 tỷ đồng. Riêng lĩnh vực khai thác thủy sản đã phát hiện và xử lý 7.095 trường hợp với số tiền phạt trên 68 tỷ đồng...

Những kết quả đạt được

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, các Bộ, ngành, địa phương đã xử phạt mạnh với các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, đặc biệt trong khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) với số tiền hàng trăm tỷ đồng.

Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. (Ảnh: minh họa)

Số liệu thống kê cho thấy, Bộ Quốc phòng đã phát hiện và xử lý đối với 2.198 trường hợp vi phạm với số tiền phạt trên 54 tỷ đồng, bàn giao 15 tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài cho UBND các tỉnh xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

Tổng cục Thủy sản và lực lượng kiểm ngư vùng thuộc Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện và xử lý đối với 627 trường hợp vi phạm với số tiền phạt trên 2 tỷ đồng.

Trong 2 năm qua, các địa phương đã phát hiện 8.810 trường hợp vi phạm với số tiền phạt trên 83 tỷ đồng. Riêng lĩnh vực khai thác thủy sản, đã phát hiện và xử lý 7.095 trường hợp với số tiền phạt trên 68 tỷ đồng; lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phát hiện và xử lý 209 trường hợp với số tiền phạt trên 2 tỷ đồng. Về sử dụng xung điện, chất nổ để khai thác thủy sản đã phát hiện và xử lý 1.056 trường hợp với số tiền phạt gần 13 tỷ đồng.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua hơn 2 năm thi hành Nghị định số 42/2019/NĐ-CP trên phạm vi cả nước đã có chuyển biến tích cực; các vụ vi phạm về hành chính được phát hiện và xử phạt kịp thời đảm bảo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Các chức danh có thẩm quyền xử phạt tại địa phương cơ bản thực hiện đúng quy định; xác định đúng đối tượng vi phạm; mức xử phạt, hình thức xử phạt, thẩm quyền xử phạt, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm…

Nhiều hành vi vi phạm hành chính được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Việc xử phạt được tiến hành nhanh chóng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng thẩm quyền.

Tuy nhiên, tình hình vi phạm hành chính vẫn diễn ra hết sức phức tạp, tập trung một số hành vi như: khai thác thủy sản bất hợp pháp; sử dụng xung điện, kích điện để khai thác thủy sản; sản xuất, buôn bán sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản không đạt chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ; không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản…

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi này trên thực tế cũng gặp nhiều khó khăn do sự phản ứng của đối tượng vi phạm. Nhiều trường hợp chống đối hoặc chây ỳ, không chấp hành quyết định xử phạt. Có nhiều trường hợp chỉ chấp hành quyết định xử phạt tiền mà không chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả.

Kiến nghị xung quanh Nghị định 42/2019/NĐ-CP

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thi hành Nghị định 42/2019/NĐ-CP còn gặp nhiều khó khăn bởi kinh phí hoạt động, trang thiết bị, phương tiện làm việc, hệ thống cơ sở dữ liệu, kho lưu trữ… vẫn chưa được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm và đáp ứng một cách kịp thời, đầy đủ. Tại hầu hết các Bộ, ngành, địa phương, các hoạt động liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính được lồng ghép trong một số hoạt động chuyên môn của từng lĩnh vực cụ thể và sử dụng nguồn kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên của mỗi cấp.

Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ có liên quan đã triển khai việc kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, do chỉ bố trí công chức được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành kiêm nhiệm, nên còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là đối với việc tham mưu, xử lý những vụ việc liên quan đến nghiệp vụ chuyên sâu… Vì vậy, chưa đáp ứng thường xuyên đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là việc tuần tra, kiểm soát trên biển và vùng nước nội địa.

Về thẩm quyền và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định chưa quy định đầy đủ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt là hành vi vi phạm nghiêm trọng như “khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác” và “tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép”, là chưa phù hợp với Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018. Quy định này đã có sự bất cập, chưa bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, dẫn đến khó khăn trong thực tiễn kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, đặc biệt là những hành vi khai thác bất hợp pháp (IUU) đã ảnh hướng quá trình gỡ "thẻ vàng” của Việt Nam.

Quy định phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng cho Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu tại một số điểm, khoản, điều chưa đúng quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định số 42/2019/NĐ-CP cũng chưa quy định hành vi tàu cá khi hoạt động “không mang theo Giấy phép khai thác thủy sản và Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá”. Vì thực tế nhiều trường hợp tàu cá hoạt động trên biển không mang 2 loại giấy nêu trên hoặc chỉ mang bản photocopy, gây khó khăn trong việc xác định hành vi vi phạm để xử lý…

Nhìn chung, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP vẫn còn những bất cập, thiếu tính thống nhất với Luật Thủy sản và các luật khác có liên quan. Một số chế tài thiết tính khả thi, còn bỏ sót nhiều vi phạm trong thực tế nhưng chưa được luật hóa. Thẩm quyền xử phạt chưa bám sát chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và phạm vi hoạt động của từng lực lượng liên quan đến lĩnh vực thủy sản và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản đã được quy định tại các luật chuyên ngành.

Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị với Bộ Tư pháp bổ sung một số hành vi vi phạm vào dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 42/2019/NĐ-CP như: “Không mang bản chính hoặc bản sao chứng thực đối với Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; Sổ đăng kiểm tàu cá; bảo hiểm thuyền viên tàu cá khi hoạt động trên biển”; “không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định” đối với tàu dịch vụ hậu cần nghề cá; “không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét” và “không mang Giấy phép khai thác thủy sản và Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá”…

Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển.

H. An (Nguồn: TTXVN)

Tin bài khác
Hà Nội cắt điện, nước các công trình chưa nghiệm thu phòng cháy

Hà Nội cắt điện, nước các công trình chưa nghiệm thu phòng cháy

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu áp dụng biện pháp cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm nếu đủ điều kiện theo quy định tại Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân thành phố.
Siết chặt kiểm tra, xử lý mỹ phẩm kinh doanh trái phép trên TikTok, Facebook

Siết chặt kiểm tra, xử lý mỹ phẩm kinh doanh trái phép trên TikTok, Facebook

Trước thực trạng vi phạm trong hoạt động sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh mỹ phẩm, đặc biệt trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội như TikTok, Facebook, Zalo, YouTube…
Bộ Công an cảnh báo người dân: Không sử dụng 12 sản phẩm sữa đã xác định là hàng giả và 72 sản phẩm đang điều tra

Bộ Công an cảnh báo người dân: Không sử dụng 12 sản phẩm sữa đã xác định là hàng giả và 72 sản phẩm đang điều tra

Theo Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên – Phó Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Công an, cơ quan điều tra xác định có 12 sản phẩm dinh dưỡng ( sữa dạng bột) là hàng giả, vì hàm lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với tiêu chuẩn công bố, vi phạm quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Hiện 72 sản phẩm sữa khác đang tiếp tục được điều tra làm rõ.
Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của VCCI

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của VCCI

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 về việc thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM), và quyền tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa (REX) theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Na Uy và Thụy Sỹ, trước đó được ủy quyền cho Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Bộ Công an đề xuất tăng hình phạt đối với các tội danh liên quan đến ma túy

Bộ Công an đề xuất tăng hình phạt đối với các tội danh liên quan đến ma túy

Bộ Công an vừa hoàn tất dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự, trong đó đề xuất điều chỉnh tăng mức phạt tù đối với nhiều tội danh liên quan đến ma túy.
Rà soát, chấn chỉnh kiểm định viên, hoạt động kiểm định xe cơ giới

Rà soát, chấn chỉnh kiểm định viên, hoạt động kiểm định xe cơ giới

Theo Cục Đăng kiểm, thời gian qua đã xuất hiện nhiều phản ánh không hay về thái độ phục vụ thiếu chuyên nghiệp, sách nhiễu người dân, từ chối kiểm định xe quá khổ, quá tải mà không căn cứ vào quy định.
Phú Thọ: Triệt phá đường dây ma túy "khủng", bắt giữ 73 đối tượng

Phú Thọ: Triệt phá đường dây ma túy "khủng", bắt giữ 73 đối tượng

Sau hơn 10 tháng kiên trì điều tra với tinh thần chủ động, mưu trí, dũng cảm, Công an tỉnh Phú Thọ đã lập nên chiến công đặc biệt xuất sắc khi triệt phá thành công chuyên án ma túy xuyên quốc gia lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi làm thêm giờ

Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi làm thêm giờ

Theo Điều 98 Bộ luật Lao động, người lao động làm thêm giờ được trả công với mức cao hơn so với lương làm việc vào giờ hành chính thông thường. Vậy có được miễn thuế thu nhập cá nhân không?
Phạt Biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo hơn 100 triệu đồng vì quảng cáo sai

Phạt Biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo hơn 100 triệu đồng vì quảng cáo sai

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã trực tiếp làm việc với BTV Quang Minh và MC Vân Hugo về các nội dung quảng cáo sai về sản phẩm sữa.
Kiểm soát, ngăn chặn việc bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử

Kiểm soát, ngăn chặn việc bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đặt mục tiêu thiết lập lại trật tự trong hoạt động kinh doanh dược, đặc biệt là việc bán thuốc qua hình thức thương mại điện tử.
Xét xử phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Vợ chồng Trương Mỹ Lan được giảm án

Xét xử phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Vợ chồng Trương Mỹ Lan được giảm án

Ngày 21/4, sau gần một tháng xét xử và nghị án, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án phúc thẩm đối với các bị cáo trong giai đoạn 2 của vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường thực thi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường thực thi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21/4/2025, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường triển khai hiệu quả Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng

Tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản đề nghị các Sở Y tế, các Chi cục an toàn thực phẩm tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm để phát hiện thực phẩm giả, kém chất lượng.
Đề xuất quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp”

Đề xuất quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp”

Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã bổ sung các quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp” nhằm thực hiện cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
Bộ Y tế: Khẩn trương kiểm tra thực phẩm chức năng, sữa bán tại bệnh viện, phòng khám

Bộ Y tế: Khẩn trương kiểm tra thực phẩm chức năng, sữa bán tại bệnh viện, phòng khám

Động thái này của Bộ Y tế xuất phát từ thực tế đáng báo động về việc lạm dụng kê đơn và giới thiệu các sản phẩm không đảm bảo chất lượng trong bệnh viện, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
Tham khảo Tăng trưởng mạnh Tham khảo Cơ hội đầu tư Cửa hàng Hải Sản Trung Nam TPHCM