Quảng Ninh: Chuyển đổi số là yêu cầu cấp bách để cải thiện bền vững PCI
- 474
- Tiêu điểm
- 07:54 26/05/2022
DNHN - Quảng Ninh tiếp tục được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá là tỉnh giữ vị trí thứ nhất về Chỉ số PCI. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Quảng Ninh giữ vị trí quán quân PCI và 9 năm liên tiếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước. Đây là kết quả nỗ lực không mệt mỏi qua nhiều năm, nhiều thế hệ lãnh đạo chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, kỷ cương, dấn thân, sáng tạo gắn với tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy…
Ngày 25/5, tại Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức "Hội nghị phân tích chuyên sâu về PCI, phương hướng, giải pháp cải thiện bền vững PCI 2022". Vào tháng 4, tại lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2021, tỉnh Quảng Ninh lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh ở vị trí dẫn đầu toàn quốc chỉ số này. Quảng Ninh đạt 73,02 điểm trên thang điểm 100, đứng đầu bảng xếp hạng. Theo đánh giá từ VCCI, Quảng Ninh là địa phương có những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế và kiểm soát dịch Covid-19. Dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh, song chất lượng điều hành kinh tế tiếp tục duy trì xu hướng cải thiện theo thời gian. Cải cách hành chính có chuyển biến tích cực, với hiệu quả và hiệu lực thực thi gia tăng.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh: Quảng Ninh rất vinh dự, vui mừng khi tiếp tục được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá là tỉnh giữ vị trí thứ nhất về Chỉ số PCI. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Quảng Ninh giữ vị trí quán quân PCI và 9 năm liên tiếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước. Đây là kết quả nỗ lực không mệt mỏi qua nhiều năm, nhiều thế hệ lãnh đạo dày công chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, kỷ cương, dấn thân, sáng tạo gắn với tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy…
Những nỗ lực của tỉnh Quảng Ninh đã được cộng đồng doanh nghiệp, người dân đánh giá, ghi nhận, động viên và trong đó có cả sự gửi gắm những mong muốn, kỳ vọng lớn hơn về một chính quyền liêm chính, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gắn với tổ chức bộ máy ngày càng tinh gọn. Do đó, đòi hỏi trách nhiệm ngày càng cao của chính quyền, các sở ngành, nhất là liên quan tới những đòi hỏi về sự thay đổi trong chính bộ máy liên quan tới con người, công nghệ, quy trình và sự phối hợp liên thông giữa các ngành, các cấp trong hệ thống chính quyền địa phương.

Để thực hiện hiệu quả, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ yêu cầu cần tiếp tục kiên trì đẩy mạnh cải cách hành chính một cách quyết liệt, đồng bộ, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch, hấp dẫn. Ứng dụng mạnh mẽ và có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo bước đột phá hiện đại hóa nền hành chính; cung cấp tối đa các dịch vụ tiện ích số, mang lại giá trị gia tăng và tạo sự thuận tiện nhất cho mọi người dân; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị.
Đặc biệt, không bao giờ tự chủ quan, tự thỏa mãn mà luôn nhận diện kịp thời những khó khăn, thách thức của địa phương, đơn vị, ngành, lĩnh vực mình và của nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân để tìm cách tháo gỡ, giải quyết theo quy định với phương châm “làm đúng, làm nhanh, làm hiệu quả”, “nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật để người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng thật”...
Trên tinh thần định hướng, gợi ý từ Bí thư Tỉnh ủy, các chuyên gia và đại biểu tham dự đã dành thời gian để phân tích, đánh giá và nhận định những cơ hội, thách thức cũng như những giải pháp để tiếp tục kế thừa và phát huy thành quả đạt được trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện bền vững ở giai đoạn tiếp theo.
Do vậy, hội nghị cần chỉ rõ, xác định cuối cùng người dân được gì, doanh nghiệp được gì, tỉnh được gì... Tất cả điều đó đo đếm bằng đầu ra một cách căn cơ hơn, gắn với quy trình thanh tra, kiểm tra, giám sát một cách nghiêm ngặt; xác định chuyển đổi số là yêu cầu cấp bách để cải thiện bền vững PCI.
Theo các chuyên gia, dù Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu PCI, xếp hạng có chất lượng điều hành kinh tế “Rất tốt”, tuy nhiên, so với năm 2020, chỉ số giảm 2,07 điểm, một số chỉ số thành phần chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Một số chỉ tiêu mặc dù đã có sự cải thiện tăng điểm hoặc tăng hạng nhưng nhìn chung vẫn ở thứ hạng chưa cao so với các địa phương trên cả nước, còn nhiều dư địa để cải cách. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đặc biệt là cơ quan đầu mối các chỉ số thành phần và các cơ quan chủ trì các chỉ tiêu còn chưa thực sự nhuần nhuyễn và thường xuyên.
Năm 2022, Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu cải thiện từ 73.02 lên 75.38 điểm, tăng 2.36 điểm so với năm 2021. Đối với 10 chỉ số thành phần, phấn đấu có 6 chỉ số trong top 5/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, 3 chỉ số dẫn đầu cả nước. Để đạt mục tiêu này, các chuyên gia, đại biểu dự hội nghị đã thẳng thắng phân tích, đưa ra một số gợi ý, tham góp để Quảng Ninh tiếp tục cải thiện bền vững các chỉ số thành phần, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Trong đó, tập trung đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; phát triển doanh nghiệp và phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân, khởi nghiệp sáng tạo; thực hiện hiệu quả “ba đột phá chiến lược” trong tình hình mới, thích ứng linh hoạt với tình hình kinh tế thế giới và khu vực, nhất là diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
Cần đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền, nền kinh tế số và xã hội số, công dân số; nâng cao chất lượng phần mềm hệ thống quản lý, xử lý văn bản, nền tảng tích hợp, chia sẻ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp, các ngành về tầm quan trọng và ưu tiên tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, khắc phục tâm lý chủ quan, thoả mãn với những kết quả bước đầu…
Nhân dịp này, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tham mưu, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh 5 năm liên tiếp và năm 2021.
PV
Bài liên quan
Đọc thêm Tiêu điểm
Quảng Ngãi đề xuất Chính phủ, sớm có "cơ chế đặc biệt" cho KKT Dung Quất
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã có kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm ưu tiên sớm nâng cấp sân bay Chu Lai thành trung tâm vận chuyển hàng hóa cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tạo thành hành lang kinh tế chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vận tải tại KKT Dung Quất nói riêng, thúc đẩy phát triển các Vùng kinh tế động lực trọng điểm miền Trung nói chung.
Thu phí không dừng: Kiên quyết không lùi tiến độ, ai chậm phải chịu trách nhiệm!
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tiếp tục khẳng định kiên quyết không lùi tiến độ, nhất định hoàn thành lắp đặt thu phí không dừng trên toàn quốc trước ngày 31/7/2022.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát các quy định hiện hành về việc mua sắm thuốc, trang thiết bị và vật tư y tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư y tế và bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành y tế...
Lễ công bố thành lập Ban Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động
Chiều ngày 23/6, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (VINASME) đã đồng phối hợp cùng Công ty TNHH Nano Technologies Việt Nam tổ chức Lễ công bố thành lập Ban Hỗ trợ doanh nghiệp & người lao động (DN & NLĐ) và quyết định bổ nhiệm trưởng ban.
Bình Dương lần thứ 2 được ICF vinh danh Top 7 các cộng đồng phát triển thông minh trên thế giới
Sau bốn lần liên tiếp nằm trong Top 21 (Smart 21) và lọt vào Top 7 lần đầu tiên vào năm 2021, Vùng thông minh Bình Dương tiếp tục được Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) công nhận vào Top 7 các cộng đồng có chiến lược phát triển thông minh trên thế giới năm 2022.
Triển vọng báo chí số: Sự lên ngôi của phát thanh
Báo cáo xu hướng mới nhất của Viện Nghiên cứu Reuters năm 2022 cho rằng, về phía loại hình báo chí số, cũng như sự lựa chọn của công chúng cho thấy sự lên ngôi của phát thanh số, khi loại hình podcast này ngày càng được đón nhận rộng rãi trên các nền tảng tin tức.
Bình Dương tổ chức họp mặt kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2022)
Ngày 17/6/2022, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp mặt 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2022) và trao thưởng Giải báo chí Nguyễn Văn Tiết lần thứ VII năm 2021. Đến dự có ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Công nghệ vì lợi ích cộng đồng: Blockchain và an ninh kinh tế
Blockchain có thể cải thiện an ninh kinh tế ở các nước đang phát triển ra sao? Sau đây là nhận định từ chuyên gia Shehzad Bhanji – diễn giả chính và cố vấn cuộc thi RMIT Fintech Blockchain 2022.
Số hóa hoạt động xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Sáng ngày 16/6, Alibaba.com, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và công ty OSB đã cùng phối hợp tổ chức Hội thảo “Số hóa hoạt động xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” để đem đến các phân tích báo cáo xu hướng toàn cầu mới nhất, cũng như các ưu đãi về giải pháp tài chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp một cách tối ưu.
Hơn 70 ngàn tỷ đồng đầu tư dự án đường vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh
Sáng 16/6/2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng dự án đường vành đai 3 TP.HCM.