Thứ tư 22/01/2025 20:01
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Kinh tế số

Quản lý dịch vụ OTT viễn thông để đảm bảo an toàn và quyền lợi người dùng

02/06/2023 14:59
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) sẽ đưa ra các quy định quản lý dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet (OTT viễn thông).
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Sáng 2/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Luật Viễn thông 2009 có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế nói chung và ngành viễn thông nói riêng, đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật về viễn thông ở nước ta, đặc biệt là trước xu thế toàn cầu hóa.

Sau hơn 12 năm áp dụng, Luật Viễn thông và các văn bản hướng dẫn đã tạo hành lang pháp lý thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia thị trường.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Viễn thông đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không phù hợp với bối cảnh mới có nhiều thay đổi. Vì thế, phải sửa đổi toàn diện để xây dựng hành lang pháp lý phù hợp với yêu cầu mới và khắc phục các vướng mắc trong công tác thực thi, quản lý Nhà nước.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói trước đây, việc cung cấp dịch vụ viễn thông phải có hạ tầng mạng, và quản lý hạ tầng mạng là quản lý luôn được dịch vụ viễn thông.

Còn ngày nay, trên Internet cũng có thể triển khai dịch vụ viễn thông xuyên biên giới, đặt ra bài toán quản lý phải bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa các dịch vụ cùng vấn đề an toàn, an ninh. Vì vậy, dự thảo quy định chi tiết về quản lý việc cung cấp và hình thức cấp phép với dịch vụ viễn thông, trong đó có trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây để đảm bảo tính linh hoạt, đảm bảo cơ chế khuyến khích dịch vụ mới phát triển.

Ông Hùng nói thêm, sự phát triển của công nghệ vệ tinh mới như vệ tinh chùm đặt ra yêu cầu bổ sung, hoàn thiện quy định quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông vệ tinh xuyên biên giới vào Việt Nam, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng tại Việt Nam.

Về nội dung cụ thể, Bộ trưởng cho biết, dự thảo Luật gồm 10 chương, 74 điều. Theo đó, dự thảo Luật quy định hình thức cấp phép và các điều kiện cấp phép theo hướng đơn giản hóa thủ tục, khuyến khích gia nhập thị trường đối với một số dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng; quy định điều kiện cấp phép chặt chẽ đối với các trường hợp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng, sử dụng tài nguyên viễn thông và mạng vệ tinh để bảo đảm an toàn, an ninh.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung quy định quản lý dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet (dịch vụ OTT viễn thông) theo nguyên tắc tạo thuận lợi cho phát triển nhưng có quản lý để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng, an toàn, an ninh. Đối với các nội dung mới có thể phát sinh trong tương lai như Internet thế hệ mới, mô hình hoạt động viễn thông mới, dự thảo Luật bổ sung quy định giao thẩm quyền cho Chính phủ ban hành các quy định điều chỉnh mới theo nguyên tắc phù hợp với quy định chung đã có của Luật.

Ngoài ra, dự thảo Luật kế thừa các quy định của Luật hiện hành về việc duy trì Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật sẽ tiếp tục rà soát để khắc phục những bất cập của việc triển khai hoạt động của Quỹ trong giai đoạn trước, đảm bảo không chồng chéo với nội dung và nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước. Cụ thể, xác định rõ mục tiêu hỗ trợ của Quỹ, các quy định về đóng góp và giải ngân thực hiện theo nguyên tắc thu và chi tương ứng, chưa có nhiệm vụ chi thì không thu để tránh tồn dư Quỹ…

Báo cáo thẩm tra dự án Luật, ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cho rằng OTT về bản chất là dùng Internet để cung cấp phần mềm ứng dụng, như Zalo, Viber, Telegram. Theo kinh nghiệm quốc tế, về cơ bản, OTT được chia thành hai loại chính, gồm OTT viễn thông và OTT cung cấp nội dung thông tin. Người dùng dịch vụ có thể tự do sử dụng đồng thời nhiều ứng dụng hoặc tùy ý thay đổi nhà cung cấp dịch vụ và không mất bất kỳ chi phí nào.

Ngoài chức năng gọi điện thoại, nhắn tin, dịch vụ OTT còn có các chức năng khác như họp trực tuyến, xem phim, truyền hình… và không thu phí. Các đặc điểm này dẫn đến việc sử dụng dịch vụ OTT phát triển rất nhanh chóng, ảnh hưởng lớn đến doanh thu của các dịch vụ tin nhắn và thoại truyền thống của các doanh nghiệp viễn thông ở nhiều quốc gia bao gồm cả thị trường Việt Nam. Quản lý dịch vụ OTT viễn thông là chính sách quan trọng, có tác động lớn đến người dân, doanh nghiệp, đến công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số đang được đẩy mạnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy. Ảnh: Media Quốc hội
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy. Ảnh: Media Quốc hội.

Đa số ý kiến của Ủy ban nhất trí rằng việc pháp luật chưa có quy định quản lý về vấn đề này sẽ dẫn đến quyền lợi của người dùng chưa được bảo đảm về bảo mật dịch vụ, tính minh bạch, thông tin, khả năng truy cập. Do đó, OTT viễn thông cần được quản lý theo cách thức phù hợp.

Vì vậy, Ủy ban KH,CN&MT đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu chỉnh lý các quy định nêu trên để bảo đảm chặt chẽ, khả thi; cân nhắc, chỉ nên luật hóa những nội dung đã được thống nhất, đánh giá tác động kỹ lưỡng. Đối với những nội dung còn ý kiến khác nhau chỉ nên quy định mang tính nguyên tắc và sẽ được cụ thể hóa tại văn bản hướng dẫn để bảo đảm tính linh hoạt trên thực tế.

Tại cuộc họp sáng nay, có ý kiến cho rằng việc dự thảo đưa trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây và viễn thông cơ bản trên Internet vào nhóm cần điều chỉnh có thể sẽ làm tăng chi phí tuân thủ của doanh nghiệp liên quan, ảnh hưởng đến lợi ích mà dịch vụ đó có thể mang lại đối với nền kinh tế, tác động tiêu cực đến thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Do đó, Ủy ban đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm lập pháp của các nước, làm rõ hơn việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo và báo cáo Quốc hội về định hướng thiết kế hệ thống luật liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông thời gian tới.

Những điểm mới của Luật Viễn thông sửa đổi:

- Dự thảo luật quy định các điều kiện cấp phép theo hướng đơn giản hóa thủ tục.

- Hoàn thiện quy định sử dụng tài khoản SIM thuê bao di động để thanh toán cho dịch vụ viễn thông và dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động hợp pháp.

- Bổ sung đối tượng của hoạt động chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông.

- Hoàn thiện quy định tăng cường sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động giữa các doanh nghiệp viễn thông để đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

(Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng)

Minh Phương (T/h)

Tin bài khác
Ưu đãi dành cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bảo lãnh dự thầu điện tử

Ưu đãi dành cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bảo lãnh dự thầu điện tử

Dịch vụ bảo lãnh dự thầu điện tử là hình thức BIDV tiếp nhận hồ sơ phát hành bảo lãnh dự thầu từ Hệ thống e-GP và phát hành thư bảo lãnh dự thầu điện tử cho khách hàng thông qua kết nối giữa ngân hàng và Hệ thống e-GP.
Tăng tốc chuyển đổi số ngành Logistics để nâng cao sức cạnh tranh

Tăng tốc chuyển đổi số ngành Logistics để nâng cao sức cạnh tranh

Ngành logistics Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ với xu hướng chuyển đổi số, nhưng vẫn cần thêm giải pháp chiến lược để nâng cao sức cạnh tranh và tối ưu hóa hoạt động.
Bình Phước đẩy mạnh chuyển đổi số - Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Bình Phước đẩy mạnh chuyển đổi số - Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Trong bối cảnh cả nước đang tích cực triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tỉnh Bình Phước đang từng bước thực hiện mạnh mẽ công cuộc chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Yên Bái ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 3.0 hướng tới Chính quyền số

Yên Bái ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 3.0 hướng tới Chính quyền số

Việc ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 3.0 nhằm xây dựng Chính quyền số tỉnh Yên Bái đến năm 2030 đảm bảo đồng bộ, hiệu quả làm hài lòng người dân và doanh nghiệp.
Kinh tế số năm 2025: Góc nhìn và triển vọng tăng trưởng

Kinh tế số năm 2025: Góc nhìn và triển vọng tăng trưởng

Tổng cục Thống kê đã phân tích và đưa ra đánh giá khái quát về kinh tế số Việt Nam năm 2024 và triển vọng tăng trưởng của ngành năm 2025.
Ứng dụng theo dõi phạt nguội đứng đầu bảng xếp hạng được tải về nhiều nhất Việt Nam

Ứng dụng theo dõi phạt nguội đứng đầu bảng xếp hạng được tải về nhiều nhất Việt Nam

Ứng dụng giao thông thông minh Việt Nam - VNeTraffic ghi nhận hơn 50.000 lượt tải, vươn lên top 1 những ứng dụng được tải về nhiều nhất từ ngày 2/1 sau khi Nghị định 168 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực.
Ngành Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ AI trong quản lý và hỗ trợ người nộp thuế

Ngành Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ AI trong quản lý và hỗ trợ người nộp thuế

Ông Phạm Quang Toản - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Tổng cục Thuế cho biết, trong tháng 1/2025, Tổng cục Thuế sẽ triển khai thí điểm ứng dụng Trợ lý ảo cho công chức thuế trong công tác quản lý nợ, kỳ vọng mang lại hiệu quả cho ngành thuế cũng như thuận tiện cho người nộp thuế.
Doanh nghiệp toàn cầu cần sẵn sàng cho hệ sinh thái thanh toán mới

Doanh nghiệp toàn cầu cần sẵn sàng cho hệ sinh thái thanh toán mới

Doanh nghiệp toàn cầu cần thích nghi với hệ sinh thái thanh toán mới, tận dụng công nghệ và chiến lược phù hợp để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, giảm chi phí và thúc đẩy tăng trưởng trên thị trường quốc tế.
TP. Hồ Chí Minh: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại

TP. Hồ Chí Minh: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại

Ngày 23/12, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương đã tổ chức “Hội thảo tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)” tại TP. Hồ Chí Minh.
Sơn La: Hơn 8.000 giao dịch nông sản thông qua các nền tảng số

Sơn La: Hơn 8.000 giao dịch nông sản thông qua các nền tảng số

Theo Sở Công Thương tỉnh Sơn La, trong năm 2024, tỉnh ghi nhận hơn 8.000 giao dịch nông sản thông qua các nền tảng số, với giá trị ước đạt trên 80 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2023.
Công ty Điện lực Sơn La tập trung đẩy nhanh tiến độ tích hợp công nghệ số

Công ty Điện lực Sơn La tập trung đẩy nhanh tiến độ tích hợp công nghệ số

Thời gian qua, Công ty Điện lực Sơn La đã tập trung đẩy nhanh tiến độ tích hợp công nghệ số và mô hình quản trị vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ra mắt tính năng

Ra mắt tính năng ''Ứng dụng chính thức của Chính phủ'' trên Google Play

Tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ’ trên Google Play giúp người dùng dễ dàng nhận diện các ứng dụng chính thức do cơ quan nhà nước phát hành.
Nghệ An: Tìm giải pháp khơi thông “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số của doanh nghiệp

Nghệ An: Tìm giải pháp khơi thông “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số của doanh nghiệp

Hiện doanh nghiệp Nghệ An còn gặp khó khăn trong việc chuyển đổi số để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Vậy, cần những giải pháp nào để doanh nghiệp Nghệ An khơi thông “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số?
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ứng dụng AI là nội dung cấp thiết của ngành Thuế

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ứng dụng AI là nội dung cấp thiết của ngành Thuế

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, nếu không ứng dụng công nghệ, ngành Thuế sẽ rất khó để thực hiện công tác phòng chống gian lận thuế và hoàn thành nhiệm vụ quản lý thuế.
Thanh Hóa: Hướng đến mục tiêu top 10 cả nước về chuyển đổi số vào năm 2025

Thanh Hóa: Hướng đến mục tiêu top 10 cả nước về chuyển đổi số vào năm 2025

Để đạt được mục tiêu top 10 cả nước về chuyển đổi số vào năm 2025, cùng với các giải pháp về tuyên truyền, hỗ trợ, tỉnh Thanh Hóa sẽ chú trọng thúc đẩy hoạt động số hóa các ngành kinh tế.