Thứ sáu 04/04/2025 14:57
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Phương pháp xác định số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm hành chính

23/11/2022 15:06
Trường hợp không xác định được số lượng, khối lượng, đơn giá thì số lợi bất hợp pháp có được là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định.

Số lợi bất hợp pháp thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 65/2022/TT-BTC quy định số lợi bất hợp pháp thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính như sau:

Thông tư số 65/2022/TT-BTC ngày 2/11/2022 của Bộ Tài chính đã quy định chi tiết về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính (Ảnh minh họa)

Thông tư số 65/2022/TT-BTC ngày 2/11/2022 Bộ Tài chính quy định chi tiết về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính (Ảnh minh họa).

Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính; điểm e, khoản 3, Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và khoản 2, Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ- CP là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc tài sản khác có được từ hành vi vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân đó đã thực hiện trong lĩnh vực hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 65/2022/TT-BTC Tải vềquy định nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính như sau:

Việc xác định số lợi bất hợp pháp do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện và ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Số lợi bất hợp pháp được xác định từ khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính đến thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quá.

Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì xác định sổ lợi bất hợp pháp có được theo từng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo từng lần.

Thông tư số 65/2022/TT-BTC ngày 2/11/2022 của Bộ Tài chính đã quy định chi tiết về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính buộc phải nộp lại theo khoản 2, Điều 91 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ.

Cụ thể, Thông tư số 65/2022/TT-BTC quy định chi tiết khoản 2 Điều 91 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp (bao gồm tiền, giấy tờ có giá, vật và tài sản khác) có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để nộp vào ngân sách Nhà nước.

Theo đó, số lợi bất hợp pháp có được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính và được tính bằng số tiền thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ vi phạm sau khi đã trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó do tổ chức, cá nhân vi phạm cung cấp.

Phương pháp xác định số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính được tính bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ nhân (x) với đơn giá hàng hóa, dịch vụ trừ (-) chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa hoặc dịch vụ (nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó).

Trong đó, số lượng hàng hóa hoặc khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ được xác định trên cơ sở kê khai của tổ chức, cá nhân vi phạm và kiểm tra, xác minh của người có thẩm quyền xử phạt. Đơn giá hàng hóa, dịch vụ được xác định trên cơ sở hồ sơ, chứng từ của tổ chức, cá nhân vi phạm.

Cần lưu ý các trường hợp cụ thể có thể xảy ra được quy đinh định như sau:

Thứ nhất: Trường hợp không có hồ sơ, chứng từ để xác định thì đơn giá được xác định theo giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ tương tự tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

Thứ hai: Trường hợp không xác định được số lượng, khối lượng, đơn giá thì số lợi bất hợp pháp có được là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định.

Thứ ba: Trường hợp các tổ chức, cá nhân nhận gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm thì số lợi bất hợp pháp có được từ hoạt động gia công hàng hóa là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động gia công (tiền thuê, phí gia công) trừ (-) chi phí trực tiếp cấu thành nên tiền thuê gia công, tiền phí gia công (nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó).

Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hàng hóa gia công thì số lợi bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách nhà nước là toàn bộ số tiền nêu trên cộng (+) số tiền bằng với trị giá tang vật vi phạm hành chính có được do đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu hoặc cung cấp dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì số lợi bất hợp pháp có được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ đó.

Về xác định số lợi bất hợp pháp là giấy tờ có giá, Thông tư số 65/2022/TT-BTC hướng dẫn, số lợi bất hợp pháp có được bằng giấy tờ có giá là toàn bộ giấy tờ có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính. Giấy tờ có giá này là các loại giấy tờ có giá theo quy định của Bộ Luật Dân sự và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của Luật chuyên ngành.

Trường hợp giấy tờ có giá đã được chuyển nhượng thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền thực tế thu được tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp giấy tờ có giá đã bị tẩu tán, tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành giấy tờ có giá tại thời điểm tẩu tán, tiêu hủy.

Thông tư số 65/2022/TT-BTC cũng hướng dẫn xác định số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác. Theo đó, số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính là các tài sản khác theo quy định của Bộ Luật Dân sự.

Trường hợp vật, tài sản khác không phải hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ hoặc tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền tương đương giá trị thị trường của tài sản cùng loại hoặc xác định theo giá trị sổ sách của tài sản (nếu không có giá trị thị trường) hoặc xác định bằng giá trị tiền của tài sản ghi trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) của tổ chức, cá nhân vi phạm sau khi trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó.

Trường hợp vật, tài sản khác là hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ thì số lợi bất hợp pháp được xác định là tổng số tiền mà tổ chức, cá nhân nhận được khi thực hiện chuyển nhượng.

Theo Thông tư số 65/2022/TT-BTC, về xác định số tiền phải nộp đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật, trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp lại số tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Phương Ngân (T/h)

Bài liên quan
Tin bài khác
Hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Trong khoảng 10 năm trở lại đây nước ta đã ban hành nhiều luật trong đó đưa ra những quy định thể chế hóa việc phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo cho phù hợp với thực tiễn phát triển, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện các cam kết tại COP 26 trong đó mục tiêu lớn là dưa mức phát thải ròng bằng 0 (net zero) vào năm 2050.
Năm 2025: Trường hợp phải đổi "sổ đỏ cũ sang sổ đỏ mới" cần biết

Năm 2025: Trường hợp phải đổi "sổ đỏ cũ sang sổ đỏ mới" cần biết

Sở hữu sổ đỏ chính chủ là điều mà bất cứ ai đều quan tâm, nhưng những trường hợp phải đổi “sổ đỏ cũ sang sổ đỏ mới” năm 2025 không phải ai cũng biết…
Pháp lý hợp đồng: Đừng nhầm lẫn giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Pháp lý hợp đồng: Đừng nhầm lẫn giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại có thể cùng tồn tại nếu được thỏa thuận rõ trong hợp đồng. Thế nhưng, nhiều trường hợp bên vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm phạt vi phạm. Hãy nắm chắc quy định để tránh những "hợp đồng mập mờ".
Chồng để lại di chúc tài sản cho người khác: Vợ, con có đòi lại được ?

Chồng để lại di chúc tài sản cho người khác: Vợ, con có đòi lại được ?

Di chúc dù là sự thể hiện ý chí độc lập của một người nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi mất đi. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn có những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của những thành viên trong gia đình.
VCCI: Cần sửa quy định về lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết dùng tài sản công

VCCI: Cần sửa quy định về lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết dùng tài sản công

VCCI nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh một số quy định để đảm bảo tính minh bạch, hợp lý và hiệu quả trong quá trình lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết và xử lý tài sản công sau khi hết thời hạn hợp tác.
Luật sư Trương Thanh Đức: Cần siết quản lý để chặn sở hữu chéo ngân hàng

Luật sư Trương Thanh Đức: Cần siết quản lý để chặn sở hữu chéo ngân hàng

Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam mang đến nhiều rủi ro tiềm ẩn, đòi hỏi siết chặt quản lý và cải thiện pháp lý. Luật sư Trương Thanh Đức chia sẻ góc nhìn sắc sảo về vấn đề này và giải pháp kiểm soát hiệu quả.
Những điều doanh nghiệp cần biết về “kế hoạch thanh tra năm 2025”

Những điều doanh nghiệp cần biết về “kế hoạch thanh tra năm 2025”

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành văn bản về định hướng kế hoạch thanh tra năm 2025. Trong đó, có những điểm rất quan trọng mà doanh nghiệp cần biết…
Im lặng có phải là đồng ý giao kết hợp đồng?

Im lặng có phải là đồng ý giao kết hợp đồng?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, im lặng có thể được coi là đồng ý hoặc chưa thể xác định là đồng ý giao kết hợp đồng.
Người thuê nhà tại các tỉnh phía Nam được áp giá điện như thế nào?

Người thuê nhà tại các tỉnh phía Nam được áp giá điện như thế nào?

Từ ngày 11/10, khi điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo quy định, sinh viên, người lao động đi thuê nhà tại các tỉnh, thành phố phía Nam sẽ được áp giá điện như thế nào?
Bảo vệ lao động nữ: 15 quyền lợi pháp lý quan trọng cần biết

Bảo vệ lao động nữ: 15 quyền lợi pháp lý quan trọng cần biết

Pháp luật Việt Nam đã có những chính sách đặc biệt nhằm bảo vệ và hỗ trợ lao động nữ, đảm bảo họ có một môi trường làm việc an toàn và công bằng trong suốt thời gian làm việc và chăm sóc gia đình.
Bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế GTGT không?

Bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế GTGT không?

Thuế GTGT là sắc thuế quan trọng hầu hết mọi doanh nghiệp đều phát sinh. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) hay không là thắc mắc của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Hãy cùng VisioEdu tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết sau đây.
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Điều kiện và thủ tục như thế nào?

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Điều kiện và thủ tục như thế nào?

Độc giả hỏi: Tôi đang là thành viên của một công ty trách nhiệm hữu hạn. Tôi muốn góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì cần điều kiện gì và thủ tục thế nào?
Việt kiều mua nhà đất tại Việt Nam: Cần chuẩn bị những gì?

Việt kiều mua nhà đất tại Việt Nam: Cần chuẩn bị những gì?

Độc giả hỏi: Tôi là Việt kiều hiện đang sinh sống tại Úc. Tôi muốn mua nhà đất tại Việt Nam thì cần lưu ý và chuẩn bị những gì?
Có được sử dụng máy bay không người lái để cứu trợ trong thiên tai?

Có được sử dụng máy bay không người lái để cứu trợ trong thiên tai?

Máy bay không người lái có thể vận chuyển 5-7 kg nhu phẩm thiết yếu đến những vùng thiên tai bị cô lập. Theo luật, người điều khiển máy bay phải xin cấp phép…
Làm từ thiện sau bão: Cá nhân cần tuân thủ những quy định nào?

Làm từ thiện sau bão: Cá nhân cần tuân thủ những quy định nào?

Việc cá nhân làm từ thiện sau bão số 3 là hành động đáng trân trọng nhưng cần nắm rõ quy định của pháp luật.
Đọc nhiều