
Phú Thọ: Vai trò của khoa học và công nghệ đối với sản phẩm OCOP
Khoa học và công nghệ (KH&CN) đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững sản phẩm OCOP cho các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Tỉnh Phú Thọ đặt ra là phấn đấu đến năm 2025 có 100% số xã trên địa bàn tỉnh có sản phẩm tham gia chương trình OCOP; tiếp tục củng cố, phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của các chủ thể tham gia chương trình.
Sau bốn năm thực hiện, chương trình bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo được sức lan tỏa, tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, thu hút được nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm và có nhiều sản phẩm OCOP đặc thù của địa phương được công nhận.
Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, nâng cao chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Từ năm 2019 đến nay, toàn tỉnh có 142 sản phẩm, nhóm sản phẩm được công nhận đạt OCOP cấp tỉnh, trong đó 46 sản phẩm xếp hạng bốn sao; 95 sản phẩm, nhóm sản phẩm xếp hạng ba sao; một sản phẩm tỉnh đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận xếp hạng cấp quốc gia năm sao.
Thời gian qua, KH&CN đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP trên thị trường. Cụ thể như hỗ trợ ứng dụng chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chế biến; hỗ trợ tạo lập, bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm bằng các hình thức như chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu hàng hóa; hỗ trợ áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến như hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000; hỗ trợ tiêu chuẩn hoá sản phẩm; hỗ trợ áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, mã số mã vạch, thực hành nông nghiệp tốt, sản xuất hữu cơ...
Giai đoạn 2019-2022, Sở KH&CN thực hiện hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đề xuất các dự án đổi mới công nghệ, tiến hành kiểm tra, thẩm định và trình UBND hỗ trợ 43 dự án đổi mới công nghệ của 43 doanh nghiệp với tổng kinh phí hỗ trợ là 15.370 triệu đồng. Hiện đã có trên 300 quy trình công nghệ được chuyển giao và áp dụng; trên 500 cán bộ được đào tạo về quy trình công nghệ, trên 10.000 lượt người được tập huấn kỹ thuật; 354 văn bằng được bảo hộ sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh; đã hỗ trợ bao bì cho 50 sản phẩm.
Ông Khổng Danh Đạt - Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Phú Thọ cho biết: Thời gian tới, Sở KH&CN sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống nói chung và chương trình OCOP nói riêng theo đúng chương trình, kế hoạch UBND tỉnh đã phê duyệt. Trong đó, sẽ nghiên cứu, đề xuất một số nội dung tư vấn, hỗ trợ mới cho các chủ thể tham gia chương trình OCOP như hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; hỗ trợ công cụ sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.
P.V
Cùng chuyên mục


Phú Thọ: Đánh giá các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh liên quan đến các Hiệp định FTA

Thành lập Ủy ban điều tra vụ tai nạn máy bay trực thăng Bell 505

An Giang và tỉnh Takeo thắt chặt mối quan hệ, hợp tác toàn diện thực thi có hiệu quả và cùng nhau phát triển

Thủ tướng chỉ đạo 3 bộ tháo gỡ khó khăn, tìm giải pháp cho kinh doanh karaoke

Hoa hậu Mai Phương giới thiệu hoạt động phi lợi nhuận tại họp báo chung khảo Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế