Phú Thọ: Nâng cao tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến tại cấp xã, làm đến đâu chắc đến đó
- 15
- Sự kiện
- 15:29 15/11/2021
DNHN - Thời gian qua, với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt “phải thực chất, hiệu quả, làm đến đâu chắc đến đó”, Phú Thọ đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) tại cấp xã. Từ đó, giúp người dân hiểu và áp dụng vào cuộc sống, hình thành thói quen sử dụng DVCTT khi có nhu cầu giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC).

Mặc dù là nhiệm vụ mới, khó, song với quyết tâm phải làm bằng được, thời gian qua, xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn đã tăng cường các hoạt động hỗ trợ người dân trong việc tiếp cận, sử dụng DVCTT bằng nhiều hình thức linh hoạt, bảo đảm việc triển khai hiệu quả, thực chất, phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế tại địa phương.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng - Chủ tịch UBND xã Sơn Hùng cho biết: Xác định việc triển khai DVCTT là phải làm từng bước, kiên trì tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu và làm quen với việc sử dụng DVCTT. Ban đầu, chúng tôi lựa chọn một số TTHC dễ thực hiện như đăng ký khai sinh, cấp phiếu lý lịch tư pháp, cấp đổi thẻ BHYT… để hướng dẫn người dân thực hiện. Đồng thời, cử 2 cán bộ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ người dân đăng ký tài khoản, nộp hồ sơ trực tuyến và liên kết với ngân hàng để người dân thanh toán lệ phí hồ sơ qua QR-Code.
“Đa số người dân đều có tâm lý lo ngại về sự không thuận tiện, khó thao tác khi sử dụng DVCTT nên vẫn muốn đến trực tiếp cơ quan nhà nước để nộp hồ sơ. Để người dân tin, hiểu, chúng tôi hướng dẫn người dân kê khai đầy đủ thông tin hồ sơ qua giấy, sau đó để người dân tự nhập thông tin lên hệ thống, hỗ trợ người dân quét các giấy tờ liên quan; đồng thời hướng dẫn để người dân có thể thao tác tương tự trên điện thoại thông minh - anh Đỗ Tiến Luận - công chức Tư pháp - Hộ tịch, UBND xã Sơn Hùng chia sẻ.
Là xã có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin được đầu tư đồng bộ, tuy nhiên những “nút thắt” trong công tác chỉ đạo, trình độ công nghệ thông tin của cán bộ xã và chưa có các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện đã khiến tỷ lệ phát sinh hồ sơ DVCTT trước đây của xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy ở mức thấp.
Luôn trăn trở, băn khoăn tìm cách tháo gỡ, quyết tâm thay đổi tư duy, cách làm, xã Bảo Yên thường xuyên quán triệt, đề cao tinh thần gương mẫu, đi đầu từ người đứng đầu cho đến cán bộ công chức trong chỉ đạo tổ chức thực hiện. Lãnh đạo xã trực tiếp giám sát, trao đổi với cán bộ phụ trách thực hiện giải quyết hồ sơ TTHC trực tuyến để nắm bắt, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện; tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ cập nhật kiến thức, kỹ năng để hướng dẫn người dân một cách tốt nhất.

Ông Nguyễn Hồng Hương - Chủ tịch UBND xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy cho biết: Đưa DVCTT đến với người dân là nhiệm vụ khó, do đó xã thường xuyên rà soát, đơn giản hóa và cắt giảm các thủ tục không cần thiết để tạo thuận lợi tối đa cho người dân. Đến nay xã có 61 TTHC được cung cấp dịch vụ công ở mức độ 3, 21 TTHC được cung cấp ở mức độ 4. Xã cũng nhanh chóng thực hiện ký hợp đồng tạo lập và duy trì biên lai điện tử; mở tài khoản Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) và tài khoản VNPT-PAY, tạo điều kiện để người dân thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền về DVCTT đến 100% khu dân cư và người dân thông qua hệ thống đài truyền thanh, các tổ chức đoàn thể, khu dân cư…
Sau một thời gian triển khai, đến nay người dân trong xã đã hiểu và có thói quen sử dụng DVCTT trong giải quyết TTHC. Từ đầu năm đến nay, xã tiếp nhận trên 860 hồ sơ TTHC, trong đó có 27,42% hồ sơ được tiếp nhận trực tuyến, là một trong những xã có số lượng hồ sơ trực tuyến cao của huyện Thanh Thủy.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thời gian qua đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội để nhiều địa phương tạo bước đột phá trong triển khai DVCTT, hạn chế việc phải đến trực tiếp cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện TTHC.
Để khắc phục những khó khăn trong triển khai thực hiện, đem tiện ích của DVCTT đến với đông đảo người dân, các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao tỉ lệ giải quyết DVCTT, nhất là tại cấp xã. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản đẩy mạnh triển khai cung cấp DVCTT, mở rộng triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong việc thu phí, lệ phí đối với các TTHC; đồng thời xây dựng, cập nhật quy trình điện tử đối với việc giải quyết từng TTHC trên Cổng dịch vụ công, hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh và đồng bộ trạng thái hồ sơ giải quyết TTHC với Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Đồng chí Lê Quang Thắng - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: Với mục tiêu “thực chất, hiệu quả, làm đến đâu chắc đến đó”, ngay trong tháng 10/2021, Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai thí điểm việc tiếp nhận, giải quyết TTHC trực tuyến mức độ 3, 4 tại Bộ phận một cửa cấp xã thay cho cấp huyện tại huyện Tân Sơn và Thanh Ba đối với 2 TTHC thuộc lĩnh vực đất đai. Phối hợp với Cục Thuế tỉnh, VNPT Phú Thọ hoàn thành kết nối kỹ thuật, đảm bảo cho việc cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện TTHC về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Hiện nay, 100% UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành mở tài khoản ngân hàng thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi sử dụng DVCTT.
Những “nút thắt” về thói quen và trình độ công nghệ thông tin của cán bộ, người dân cũng đã được tháo gỡ thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn triển khai DVCTT, thanh toán trực tuyến từ cấp huyện đến cấp xã trong thời gian qua. Kiên trì và tận tụy, các cán bộ Sở Thông tin và Truyền thông luôn chủ động hỗ trợ, hướng dẫn “cầm tay chỉ việc” cho đội ngũ cán bộ công chức tại Bộ phận một cửa các xã, thị trấn; xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai đến từng huyện, xã.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng chủ động phối hợp với Viễn thông Phú Thọ, Cục Thuế tỉnh thiết lập, đăng ký sử dụng biên lai điện tử; Bưu điện tỉnh thực hiện thủ tục ủy quyền, bàn giao biên lai thu tiền để thu phí, lệ phí và thanh toán hộ cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu thanh toán các dịch vụ hành chính công bằng tiền mặt. Nhờ đó, tỷ lệ tiếp nhận và giải quyết TTHC trên môi trường mạng tại cấp xã từng bước tăng cao. Riêng trong tháng 10/2021, UBND các xã, phường, thị trấn tiếp nhận và giải quyết trực tuyến 7.733/ 23.866 tổng số hồ sơ tiếp nhận, đạt 32,40%, tăng 11,82% so với tháng 9/2021, vượt kế hoạch đề ra.
“Với sự đồng hành, hỗ trợ rất lớn từ Văn phòng UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Thông tin và Truyền thông, việc tiếp nhận và giải quyết TTHC trực tuyến từ cấp huyện đến cấp xã đã có nhiều chuyển biến thực chất, dần đi vào nền nếp. Việc cung cấp DVCTT của cơ quan nhà nước trên địa bàn được người dân và doanh nghiệp đồng tình, đánh giá cao giúp giảm thời gian, chi phí đi lại; rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, tăng tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước” - đồng chí Nguyễn Tiến Như Khoa - Chánh Văn phòng HĐND - UBND huyện Tân Sơn khẳng định.
Đưa DVCTT đến gần hơn với người dân cần cả quá trình nỗ lực bền bỉ, lâu dài của chính quyền các địa phương. Việc chuyển biến mạnh mẽ từ cấp xã thời gian qua đã khẳng định “chỉ cần quyết tâm ắt sẽ thực hiện hiệu quả”. Tin tưởng rằng, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là người đứng đầu chính quyền cơ sở cùng sự trách nhiệm của đội ngũ cán bộ cấp xã, DVCTT sẽ tiếp tục được triển khai sâu rộng, có hiệu quả. Qua đó, góp phần đẩy mạnh cải cách TTHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.
PV
Bài liên quan
- Tinh từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 14/11/2021, Phú Thọ ghi nhận thêm 27 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 7 ca trong cộng đồng
- Công khai san lấp đất nông nghiệp trái phép ở xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
- UBND tỉnh Phú Thọ mở Hội nghị trực tuyến đánh giá về báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021
Đọc thêm Sự kiện
Bình Dương: thu hút đầu tư nước ngoài hơn 2,5 tỷ đô la Mỹ
Với sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, 6 tháng đầu năm 2022, các lĩnh vực kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phòng, an ninh của đất nước đều đạt những thành tựu, kết quả nổi bật, chất lượng đời sống của người dân được nâng cao.
Dự báo CPI năm 2022 từ 3,3 - 4%
Sáng 5/7, Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) tổ chức Hội thảo diễn biến thị trường, giá cả Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo 6 tháng cuối năm. Tại hội thảo, nhiều chuyên gia kinh tế đồng tình cho rằng, lạm phát năm 2022 vẫn sẽ trong tầm kiểm soát, dưới mục tiêu đề ra là 4%.
Doanh nghiệp Hải Phòng thu hút thêm 24.000 lao động
Với đà tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 trên hai con số (11.1%), đồng thời liên tục mở rộng và quy hoạch Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp mới là cơ sở để Hải Phòng thu hút lượng lao động rất lớn. Thông tin từ Ban quản lý kinh tế, hiện tại các Khu công nghiệp của Hải Phòng cần thêm khoảng 24.000 lao động.
Thanh Hóa: Đảm bảo tốt nhất mọi điều kiện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
Theo kế hoạch, kỳ thi THPT sẽ diễn ra từ ngày 06-08/7 trên cả nước. Tại Thanh Hóa sẽ có 74 điểm thi trên địa bàn toàn tỉnh. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã hoàn tất.
Phú Thọ: Vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt hơn 16 nghìn tỷ đồng trong sáu tháng đầu năm
Báo báo của Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ cho thấy, ước tính 6 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh thực hiện theo giá hiện hành đạt 16.413,1 tỷ đồng.
Phú Thọ: Đẩy mạnh hướng phát triển kinh tế đồi, rừng mang tính bền vững
Đối với đặc thù của tỉnh Phú Thọ phát triển kinh tế lâm nghiệp luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong khâu định hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Chính vì vậy, hàng năm, các địa phương trong tỉnh luôn tích cực triển khai kế hoạch phát triển lâm nghiệp, tập trung vào trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Đến nay, độ che phủ rừng luôn giữ được ổn định, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tạo tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
Quảng Ninh: Quy hoạch đến năm 2030 là một tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại
Vừa qua, tại TP Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định quy hoạch chủ trì cuộc họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kết quả đánh giá môi trường chiến lược. Thành viên Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh đã nhất trí thông qua Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Cần một cơ chế đặc thù để thúc đẩy liên kết phát triển
Chiều 1/7, tại Quảng Nam, trong khuôn khổ tọa đàm. "Liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm trong bối cảnh mới" đại biểu của các tỉnh, thành phố gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định đã đề cập tới nhiều khó khăn, vướng mắc trong liên kết phát triển vùng. Trong đó, nhấn mạnh đến thể chế, cơ chế hoạt động của Hội đồng vùng hay Tổ điều phối vùng.
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 1/7, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với Câu lạc bộ (CLB) Doanh nhân Thanh Hóa tại TP HCM và các tỉnh phía Nam.
Hà Nội: Họp báo công bố thông tin nhiều vấn đề “nóng”
Tình hình dịch COVID-19; vụ án liên quan đến việc mua sắm kit xét nghiệm của Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á; quy định về sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố để trông, giữ xe… là những thông tin nổi bật.