Bài liên quan |
Phú Thọ phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2024 |
Phú Thọ: Lựa chọn nhà thầu xây kè khẩn cấp đê tả sông Hồng |
Phú Thọ: Ngành chế biến gỗ thích ứng trong xu thế mới |
Học viên tham gia các lớp đào tạo nghề may công nghiệp tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Tân Sơn (Phú Thọ). |
Huyện Tân Sơn có 17 xã, thị trấn, trên 90 nghìn người sinh sống với 83% là đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đang đứng đầu toàn tỉnh, bà con chủ yếu làm nông nghiệp, phát triển đồi rừng và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Để công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện đã triển khai đồng thời việc đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận việc làm ở các khu, cụm công nghiệp, tiến tới cân bằng tỷ lệ việc làm trong cả hai lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, Trung tâm đã mở các nhóm nghề đào tạo như: May công nghiệp, hàn điện, sửa chữa máy nông nghiệp và cơ điện nông thôn, sửa chữa lắp đặt mạng cấp thoát nước gia đình; vận hành máy xúc đào, chế biến gỗ...
Năm 2023, Trung tâm đã tổ chức đào tạo nghề cho 560 học viên. Trong đó, đào tạo theo chỉ tiêu pháp lệnh là 55 học viên; đào tạo theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 265 học viên; đào tạo theo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 240 học viên.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Tân Sơn hướng dẫn kỹ thuật nuôi dúi cho học viên. |
Tính đến hết tháng 8/2024, Trung tâm đã tuyển sinh và tiến hành đào tạo 31 lớp sơ cấp nghề cho lao động nông thôn với 539 học viên, hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh sơ cấp nghề cho lao động nông thôn của năm.
Các học viên sau đào tạo trên 80% có việc làm ngay, trong đó, riêng nghề may công nghiệp, có khoảng 90% lao động có việc làm sau đào tạo. Ngoài ra, học viên tham gia các lớp đào tạo nghề còn được hỗ trợ giới thiệu việc làm và vay vốn phát triển sản xuất.
Theo ông Trần Văn Hạnh – Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Tân Sơn, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đối với các nghề nông nghiệp, tiếp tục đặt lớp học ở địa phương có đông dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho người học.
Đối với các nghề phi nông nghiệp: Nâng cao việc giáo dục, bồi dưỡng cho học viên “tác phong nghề nghiệp”, tiếp tục đào tạo theo mô hình kết hợp với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo tuyển dụng và sử dụng lao động để khi người lao động vào làm tại các doanh nghiệp.