Phú Thọ nỗ lực nâng cao chất lượng giao thông đường bộ Thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn ở Phú Thọ Phú Thọ nằm trong nhóm dẫn đầu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 |
Quả bưởi được tận dụng để tạo ra nhiều sản phẩm như: Tinh dầu bưởi, cùi bưởi để làm chè bưởi, mứt bưởi... |
Trong bối cảnh ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, cây bưởi từ lâu đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng, giúp nhiều hộ dân ở Phú Thọ thoát khỏi cảnh nghèo khó và cải thiện cuộc sống.
Tính đến hết năm 2023, tổng diện tích trồng bưởi trên tỉnh đạt khoảng 5.600 ha, tăng 140% so với năm 2015, sản lượng trung bình đạt khoảng 18.000 tấn/năm. Toàn tỉnh đã xây dựng được 161 vùng trồng bưởi tập trung với tổng diện tích 2.650 ha; có 162 cơ sở với tổng diện tích 1.742 ha được cấp mã số vùng trồng, trong đó 144 mã phục vụ nội tiêu, 18 mã phục vụ xuất khẩu.
Đến nay, Phú Thọ đã có 10 hợp tác xã, cơ sở sản xuất bưởi được công nhận đạt hạng OCOP, trong đó có 2 chủ thể đạt hạng 4 sao, 8 chủ thể đạt hạng 3 sao với sản lượng đăng ký khoảng 10.000 tấn/năm. Giá trị kinh tế do cây bưởi mang lại đạt trung bình trên 800 tỷ đồng/năm.
Mứt bưởi là một trong những sản phẩm chất lượng từ vỏ quả bưởi. |
Tuy nhiên, ngành sản xuất và tiêu thụ bưởi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Từ năm 2020 trở lại đây, giá bưởi giảm mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân.
Trước thực trạng khó khăn đó, ngành Nông nghiệp Phú Thọ đã đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao giá trị kinh tế của cây bưởi. Một trong những hướng đi chiến lược là tập trung vào chế biến sâu và đa dạng hóa sản phẩm từ bưởi.
Nhằm đa dạng hóa sản phẩm bưởi trên địa bàn tỉnh, bên cạnh giống bưởi đặc sản Đoan Hùng, ngành Nông nghiệp và nhiều hộ dân đã tìm hiểu, nghiên cứu, đưa nhiều giống bưởi khác về trồng ở Phú Thọ như bưởi Diễn tôm vàng, bưởi Diễn tôm xanh, Xuân Vân, bưởi Soi Hà, bưởi da xanh, bưởi Tam Vân (đường lá nhăn), bưởi Tân Lạc...
Hoa bưởi được người dân tỉa bớt để chế biến tinh dầu. |
Thời gian gần đây, ngoài sản phẩm chính là quả bưởi, các sản phẩm khác từ bưởi như vỏ, cùi, hạt hoặc các quả bưởi bói tại các vườn bưởi non chất lượng thấp đều có thể đưa vào chế biến, tạo ra các phản phẩm phụ như tinh dầu bưởi, mứt bưởi, chè bưởi, rượu bưởi... đã được một số cá nhân, HTX trên địa bàn tỉnh nghiên cứu, đưa vào sản xuất, coi như một giải pháp để tăng nguồn thu nhập từ cây bưởi.
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, trong giai đoạn tới, sản lượng bưởi hàng năm không ngừng tăng lên do diện tích trồng mới trong giai đoạn đến thời kỳ thu hoạch. Bên cạnh đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất và xây dựng thương hiệu, ngành Nông nghiệp sẽ phối hợp với các địa phương, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến các sản phẩm từ bưởi, đặc biệt là chế biến sâu, tăng khả năng tiêu thụ để nâng cao giá trị sản phẩm từ cây bưởi. |