Thứ bảy 21/12/2024 20:06
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN: “Không có chuyện Việt Nam thiếu gạo“

12/10/2020 00:00
Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam sẽ không bao giờ có chuyện Việt Nam thiếu gạo, trên các cánh đồng ĐBSCL luôn có cây lúa hiện diện và các tỉnh trong vùng luân phiên thu hoạch lúa.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 121/TB-VPCP ngày 23/3/2020, để đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh dịch Covid-19, từ 0 giờ ngày 24/3, việc mở tờ khai hải quan xuất khẩu bị tạm dừng. Tuy nhiên, ngay sau đó, Bộ Công Thương đã công văn hỏa tốc gửi Thủ tướng xin cho phép hoãn việc dừng xuất khẩu gạo .

Bởi theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, lý do xin hoãn là sau khi tiếp nhận phản ánh của một số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo và để có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ Đông Xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký, cũng như hàng tồn kho thực tế hiện nay tại các doanh nghiệp.

PV đã trao đổi với ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Intimex Group về vấn đề này.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN: “Không có chuyện Việt Nam thiếu gạo“ - Ảnh 1.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Intimex Group

Lo ngại hạn hán ở ĐBSCL và dịch Covid-19 nhiều nước tăng mua gạo, khiến thị trường gạo xuất khẩu sôi động, ông nhận định gì về vấn đề này?

Nhằm dự trữ lương thực trong mùa dịch nên các thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia và Indonesia đang đẩy mạnh nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Thường các doanh nghiệp không mua gạo cùng một lúc mà rải đều ra trong năm, bây giờ họ mua gạo sớm là để chống dịch và ổn định thị trường, thật ra nhu cầu của các nước này không tăng bao nhiêu so với năm 2019.

Thị trường gạo của Philippines đã được tư nhân hóa nên lượng gạo nhập khẩu sẽ tùy thuộc vào năng lực tài chính của các doanh nghiệp, dần về cuối năm khi Philippines đã mua đủ lượng gạo cần thiết họ sẽ giảm hoặc ngừng nhập khẩu.

Thị trường Malaysia, Indonesia cũng chưa có gì đặc biệt lắm, cơ bản sản xuất gạo trong nước cũng đủ trang trải, nhưng năm nay do dịch bệnh nên họ tăng mua thêm một ít.

Trong khi chúng ta tăng bán và thị trường Đông Nam Á lại giảm bán vào thị trường châu Phi, đã có một loạt hợp đồng đi Châu Phi bị hủy, do phía khách hàng xin hủy giao hàng. Bất lợi của thị trường châu Phi là giá bán thấp, thanh toán chậm, thị trường xa nên rất ít doanh nghiệp muốn bán trừ khi các thị trường gần không tiêu thụ được mới bán sang Châu Phi.

Trước đây, chúng ta bán vào châu Phi khoảng 1,4 triệu tấn/năm, nay giảm bán vào châu Phi chuyển về bán các thị trường gần để thu tiền nhanh và tránh được rủi ro, bởi các thị trường gần có đặc điểm là mua ngay, bán ngay tránh được những biến động bất lợi. Đây là sự điều phối hàng hóa trên thị trường không phải do nhu cầu chung của cả thị trường tăng.

Gần đây có nhiều thông tin cho rằng Trung Quốc tăng nhập khẩu gạo từ Việt Nam, vậy thực hư câu chuyện này như thế nào?

Trung Quốc vừa là nước mua gạo mà cũng là nước bán gạo lớn trên thế giới, họ đang dừng xuất khẩu và với khối lượng gạo tồn kho của Trung Quốc được cho là dư cho tiêu dùng nội địa.

Philippines, Trung Quốc và gần đây là Malaysia tiến hành nhập khẩu cho thấy nguồn cung thị trường thắt chặt. Song, Trung Quốc chỉ nhập khẩu nếp của Việt Nam, không nhập khẩu gạo, vì nước này không thiếu gạo.

Bây giờ, Trung Quốc chỉ thiếu nếp và họ đang đẩy mạnh nhập khẩu nếp để có đủ nguồn cung bột làm bánh chuẩn bị Tết Đoan Ngọ tại Trung Quốc.

Năm 2020, hạn ngạch nhập khẩu gạo Trung Quốc dành cho Việt Nam vẫn là 390.000 tấn gạo, nhưng họ chỉ nhập khẩu nếp ra tấm nếp. Tấm nếp không có hạn nhập chỉ đánh thuế nhập khẩu.

Hạn hán và xâm nhập mặn có thể khiến nông dân vùng ĐBSCL sẽ giảm diện tích trồng lúa, và nếu doanh nghiệp tăng bán gạo vậy liệu chúng ta có đảm bảo anh ninh lương thực và có đủ gạo để bán cho khách hàng?

Việt Nam là nước nông nghiệp, năm 2019 sản lượng lúa cả nước đạt 43,8 triệu tấn. Trong đó, khu vực phía Nam với khoảng 1,6 ha đất lúa sản xuất khoảng 27,5 triệu tấn, ĐBSCL đạt 24,7 triệu tấn.

Khu vực ĐBSCL lại sản xuất lúa 3 vụ/năm, trong khi các nước trên thế giới không có nước nào sản xuất lúa 3 vụ/năm như Việt Nam. Do vậy, sẽ không bao giờ xảy ra chuyện Việt Nam thiếu gạo, trên các cánh đồng ở ĐBSCL luôn có cây lúa hiện diện và các tỉnh trong vùng luân phiên thu hoạch lúa.

Vụ Đông Xuân 2019-2020, các tỉnh phía Nam xuống giống được 1,505 triệu ha, tăng 60 nghìn ha so với vụ Đông Xuân năm ngoái (1,445 nghìn ha), đạt năng suất khá cao từ 6,8-6,9 tấn/ha.

Vụ Hè Thu 2020 đã xuống giống được 80 nghìn ha/1,6 triệu ha diện tích kế hoạch. Với giá lúa gạo tốt như hiện nay chắc chắn vụ Hè Thu bà con sẽ tăng diện tích, cơ hội xuất khẩu gạo sẽ tăng, có thể vụ Thu Đông cũng sẽ tăng diện tích sản xuất.

Ngoài ra, chúng ta có lượng lúa gạo từ Campuchia về, vì giá lúa Campuchia thấp hơn giá lúa trong nước do người dân Campuchia đưa qua Việt Nam bán. Cùng với đó còn có một lượng lúa gạo nhất định do nông dân sống ở biên giới sang Campuchia thuê đất trồng lúa, thu hoạch xong bà con chở lúa về. Tuy nhiên, thời gian gần đây do dịch Covid-19 biên giới bị đóng cửa nên việc vận chuyển lúa của bà con gặp khó khăn.

Nếu lo sợ thiếu gạo mà giữ lại thì giá gạo sẽ rớt sâu nông dân trồng lúa sẽ than oán, vì đang thu hoạch lúa Đông Xuân bà con rất cần giá lúa lên. Bài học dừng xuất khẩu gạo năm 2008 vẫn còn nguyên giá trị!

Xin cảm ơn ông!

Quang Trí (t/h)

Tin bài khác
Những điểm mới trong Luật Đầu tư công: Tinh thần cải cách và phân cấp

Những điểm mới trong Luật Đầu tư công: Tinh thần cải cách và phân cấp

Luật Đầu tư công có hiệu lực từ tháng 1/1/2025, Thứ trưởng Bộ KH và ĐT Nguyễn Đức Tâm cho biết trong tháng 1 năm sau sẽ hoàn thành hướng dẫn văn bản thi hành luật để đưa luật vào cuộc sống.
HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

Bước sang năm 2025, HSBC kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng GDP 6,5%, tương ứng với mục tiêu Quốc hội giao.
Đề xuất cơ chế mới mua bán điện dư từ điện mặt trời mái nhà

Đề xuất cơ chế mới mua bán điện dư từ điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất cơ chế mua bán sản lượng điện dư từ điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Chính sách này hứa hẹn khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.
Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng về phát triển công nghiệp trên địa bàn, với tổng quy mô các khu công nghiệp dự kiến đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030.
Nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam - Nhật Bản hợp tác thương mại, đầu tư

Nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam - Nhật Bản hợp tác thương mại, đầu tư

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam năm 2025

Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam năm 2025

Các chuyên gia nhận định, dòng vốn FDI vào Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu nhờ vào lo ngại về thuế cao đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.
Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam

Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, Nhật Bản không chỉ là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam mà còn là nhà tài trợ ODA lớn thứ tư cho Việt Nam.
Oxford Economics phân tích yếu tố khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 đạt 6,7%

Oxford Economics phân tích yếu tố khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 đạt 6,7%

Dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và các năm tiếp theo cho thấy nền kinh tế vẫn tiếp tục duy trì sức bật mạnh mẽ, nhờ vào sự ổn định của ngành chế biến chế tạo và sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Ngành thuế gặp nhiều khó khăn trong việc thu thuế thương mại điện tử

Ngành thuế gặp nhiều khó khăn trong việc thu thuế thương mại điện tử

Ngành thuế đối mặt với khó khăn trong thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới, nhưng vẫn còn dư địa lớn để khai thác. Làm thế nào để giải quyết thách thức này?
Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 400 nghìn tỷ đồng năm 2024

Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 400 nghìn tỷ đồng năm 2024

Tổng cục Hải quan vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết kết quả công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Với chủ đề thi đua năm 2024: “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo, quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành hải quan”, toàn ngành đã quyết tâm thi đua và cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị năm 2024.
Thủ tướng chỉ đạo trả gộp 2 tháng lương hưu, trả đủ lương thưởng Tết cho người lao động

Thủ tướng chỉ đạo trả gộp 2 tháng lương hưu, trả đủ lương thưởng Tết cho người lao động

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành chỉ thị, trong đó yêu cầu đảm bảo người lao động được chi trả đầy đủ lương thưởng Tết đúng chế độ.
Tổng kiểm kê tài sản tại hơn 100.000 đơn vị trên toàn quốc

Tổng kiểm kê tài sản tại hơn 100.000 đơn vị trên toàn quốc

Đến ngày 18/12/2024, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch triển khai Tổng kiểm kê tài sản công; đã rà soát pháp luật, khảo sát thực tế, xây dựng biểu mẫu, chỉ tiêu kiểm kê, xây dựng và ban hành phần mềm kiểm kê.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nỗ lực vào 8 nhiệm vụ trong năm 2025

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nỗ lực vào 8 nhiệm vụ trong năm 2025

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đánh giá cao nỗ lực của ngành chứng khoán và yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tập trung, tiếp tục nỗ lực vào 8 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025.
Hà Tĩnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành Công nghiệp bán dẫn

Hà Tĩnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành Công nghiệp bán dẫn

Theo kế hoạch, các cơ quan, đơn vị tỉnh Hà Tĩnh sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển nhân sự phục vụ ngành Công nghiệp bán dẫn.
Tăng trưởng vùng Trung du và miền núi phía Bắc ước đạt 9,11%, đứng đầu cả nước

Tăng trưởng vùng Trung du và miền núi phía Bắc ước đạt 9,11%, đứng đầu cả nước

Tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ 4 chiều 18/12, ông Nguyễn Đức Tâm - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tăng trưởng vùng Trung du và miền núi phía Bắc cao nhất cả nước.