"Phản pháo" về nghi vấn "làm đẹp" số liệu chỉ số CPI
- 487
- Vấn đề
- 15:35 29/06/2022
DNHN - Tại họp báo về tình hình kinh tế xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2022, Tổng cục Thống kê cho biết: Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%.
Tổng cục Thống kê khẳng định, con số thống kê mà cơ quan này đưa ra phản ánh sát diễn biến giá tiêu dùng trên thị trường, phương pháp tính minh bạch, công khai.
Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cho biết, phương pháp tính chỉ số được CPI áp dụng từ năm 1995, đúng hướng dẫn tổ chức quốc tế và phương pháp này cũng được hầu hết quốc gia trên thế giới ứng dụng.
Đặc biệt, chỉ số CPI phản ánh sát diễn biến giá tiêu dùng trên thị trường, đảm bảo so sánh về số liệu. Hàng tháng, 63 địa phương thu thập giá các mặt hàng và gửi về Tổng cục, đồng thời triển khai thêm 40 nghìn điểm điều tra giá thuộc các lĩnh vực kinh tế, dùng thiết bị điện tử điều tra nhằm rút ngắn thời gian sản xuất số liệu, bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới.
Vì vậy, số liệu thống kê CPI hoàn toàn yêu tâm vì tính thông tin khách quan, độc lập. Bà Oanh nhấn mạnh, CPI 6 tháng đầu năm tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước là thành công trong kiểm soát lạm phát của Việt Nam trước bối cảnh thế giới đang chịu áp lực lạm phát. Trong tháng 5/2022, lạm phát của Mỹ tăng 8,6%, cao nhất kể từ 1981 đến nay; lạm phát EU tăng 8,1% gấp 4 lần mục tiêu đề ra là 2%...
Theo bà Oanh, tại châu Á, bình quân 5 tháng đầu năm nay, lạm phát của Thái Lan tăng 5,2%, Hàn Quốc tăng 4,3%, Indonesia tăng 2,8%, Malaysia tăng 2,4%, Nhật Bản và Trung Quốc cùng tăng 1,5%.
Nói thêm về cách tính chỉ số giá tiêu dùng, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê trấn an: Phương pháp tính giá CPI Việt Nam theo chuẩn quốc tế, hàng năm chuyên gia của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều đến Việt Nam để rà soát phương pháp tính, giỏ hàng... từ đó họ sử dụng số liệu này trong các báo cáo của mình.
"Chúng tôi khẳng định cách tính chỉ số CPI của Việt Nam theo đúng thông lệ quốc tế, với hơn 750 danh mục mặt hàng đại diện, hơn 4.000 điểm lấy giá của ở các tỉnh, thành phố", bà Hương nhấn mạnh.
Về băn khoăn tại sao Việt Nam có mức tăng CPI thấp hơn Mỹ, EU, bà Hương cho hay ở Mỹ, EU có chỉ số CPI cao vì trong giỏ hàng thì xăng dầu chiếm 8-10% trong quyền số trong chi tiêu do người dân của họ tiêu thụ rất nhiều (ngoài việc sử dụng để phục vụ hoạt động đi lại, vận chuyển họ còn sử dụng xăng dầu để sưởi...). Trong khi đó, ở Việt Nam, quyền số của xăng dầu trong chi tiêu chỉ chiếm 3,56%.
Hơn nữa, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá, Việt Nam là nước nhập khẩu dầu thô nhưng cũng là nước xuất khẩu dầu thô lớn. Chúng ta có dầu thô và đã hướng tới chủ động sản xuất xăng dầu trong nước.
Cùng với đó, chỉ số CPI thế giới tăng cao do nhiều nước phụ thuộc nhập khẩu lương thực nên giá tăng cao, còn Việt Nam là cường quốc sản xuất về lương thực.
Bá Danh
Bài liên quan
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
- Hơn 55.000 doanh nghiệp kết nối cơ chế một cửa quốc gia
- Mức xuất siêu của Việt Nam còn thấp và thiếu tính bền vững
- Dù giá xăng giảm, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục gồng mình
- Gỡ khó trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho doanh nghiệp
- Cảnh báo từ Thương vụ Việt Nam tại Australia
- Quy hoạch Điện VIII - quyết tâm cao của Chính phủ để thực hiện cam kết COP26
- ASEAN luôn là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
Đọc thêm Vấn đề
Lạm phát là mối quan tâm hàng đầu những tháng cuối năm 2022
Nhận định lạm phát vẫn là mối quan tâm hàng đầu trong những tháng cuối năm 2022, các chuyên gia đưa ra phân tích cụ thể.
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong
Sáng 9/8, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình đã làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong về tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH, xây dựng nông thôn mới (NTM) và thực hiện Đề án Tái canh cây ăn quả có múi giai đoạn 2021-2025. Cùng dự có lãnh đạo UBND tỉnh Văn phòng Tỉnh ủy.
NHNN đã có kế hoạch hành động cho Đề án về xử lý nợ xấu
Kế hoạch được xây dựng căn cứ theo Quyết định số 689/QĐ-TTg và nội dung Đề án, bám sát quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 nêu tại Quyết định số 689/QĐ-TTg và Đề án.
Hà Tĩnh: 7 địa phương vượt kế hoạch thu ngân sách năm 2022
Kết quả thu ngân sách nội địa 7 tháng năm 2022 của Hà Tĩnh ước đạt 5.460 tỷ đồng (trong đó tiền sử dụng đất 1.912 tỷ đồng; thuế, phí 3.548 tỷ đồng) đạt 70% dự toán HĐND tỉnh giao.
Nghệ An: Dừng các hoạt động bơm hút nước ngầm của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa chỉ đạo tiếp tục dừng tất cả các hoạt động bơm hút, khai thác nước ngầm của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở xã Châu Hồng (huyện Quỳ Hợp) nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng, tài sản người dân…
Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 2023-2025: Tăng thu nội địa bình quân 8-9%/năm
Thông tư 47/2022/TT-BTC quy định, kế hoạch thu NSNN 03 năm 2023-2025 phấn đấu tốc độ tăng thu nội địa không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân chung cả nước khoảng 8-9%/năm
WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
Báo cáo mới nhất của WB cho thấy kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,2% trong quý IV/2021, 5,1% vào quý I/2022 và 7,7% trong quý II khi người tiêu dùng thỏa mãn những nhu cầu dồn nén trước đó và số lượt du khách quốc tế gia tăng.
Hà Tĩnh triển khai 5 dự án đầu tư công khẩn cấp
Trước đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và các bộ, ngành Trung ương xem xét hỗ trợ cho Hà Tĩnh 35 tỷ đồng để khắc phục 5 cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi bị hư hại do thiên tai, mưa, lũ.
Duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Bộ GTVT quyết định điều chỉnh, bổ sung diện tích đất quốc phòng trực tiếp quản lý là 3,54 ha để di dời hệ thống ụ bê tông xi măng tại khu vực phía Đông Bắc của Cảng.
Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
Bộ Xây dựng cho biết sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh các quy định cho phù hợp trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về đất đai, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng và pháp luật có liên quan trong thời gian tới.