Phần mềm thiết kế Canva đạt định giá 15 tỷ đô la, đưa nhà đồng sáng lập Melanie Perkins và Cliff Obrecht trở thành tỷ phú

10:00 08/04/2021

Chưa đầy một năm sau khi đạt được mức định giá 6 tỷ đô la trong bối cảnh số lượng người dùng gia tăng mạnh thời kỳ đại dịch, phần mềm thiết kế Canva với các công cụ thiết kế độc đáo đã tăng hơn gấp đôi mức định giá, điều này khiến hai nhà đồng sáng lập nhanh chóng trở thành tỷ phú.

Các nhà đồng sáng lập Canva Cameron Adams (trái), Cliff Obrecht (giữa) và Giám đốc điều hành Melanie Perkins (phải) đã đạt mức định giá 15 tỷ USD cho công ty phần mềm thiết kế Úc của họ. CANVA

Các nhà đồng sáng lập Canva bao gồm Cameron Adams (trái), Cliff Obrecht (giữa) và Giám đốc điều hành Melanie Perkins (phải). 

Canva có trụ sở tại Sydney, Australia mới đây đã công bố rằng họ đã huy động được 71 triệu đô la trong khoản tài trợ mới do T. Rowe Price và Dragoneer dẫn đầu với mức định giá 15 tỷ đô la. Các nhà đầu tư hiện tại bao gồm Blackbird Ventures và Skip Capital đã tham gia vòng này. Canva cho biết, họ vẫn đang có lãi, báo cáo doanh thu mới đây của cũng cho rằng doanh thu hàng năm đạt 500 triệu USD, tăng 130% so với năm trước. 

Với nguồn vốn mới, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Melanie Perkins và COO Cliff Obrecht, đều trở thành tỷ phú. Forbes ước tính rằng Perkins và Obrecht, hai người kết hôn vào tháng 1 năm 2021, mỗi người sở hữu khoảng 15% cổ phần của Canva trước khi nhận được khoản đầu tư. Với mức định giá 15 tỷ đô la, cặp đôi này mỗi người sẽ nắm giữ số cổ phần trị giá khoảng 2 tỷ đô la. ( Forbes áp dụng chiết khấu 10% đối với việc định giá công ty tư nhân.)

Trong một cuộc phỏng vấn, Obrecht nói rằng, hai vợ chồng đang xem xét việc thành lập một nền tảng để đóng góp nhiều vào các vấn đề trên thế giới như biến đổi khí hậu và bất bình đẳng giàu nghèo. Obrecht nói: “Việc tích trữ các khoản tiền không phải là điều chúng tôi mong muốn. Điều mà thúc đẩy chúng tôi là xây dựng một sản phẩm mà mọi người đều yêu thích, chúng tôi muốn đem lại những thứ tốt đẹp cho thế giới". 

Ra mắt vào năm 2013, khi người đồng sáng lập thứ ba, Cameron Adams cùng gia nhập Perkins và Obrecht, Canva đã xây dựng nên câu chuyện thành công ngay tại quê hương Úc để lập nên một đế chế toàn cầu với 20 triệu người dùng, tinh đến tháng 12 năm 2019, thời điểm Perkins xuất hiện trên trang bìa của Forbes .

Ngày nay, con số đó là 55 triệu người dùng đang hoạt động, ba triệu người trong số họ chi tiền để sử dụng phầm mềm thiết kế này, Adams (người không tiết lộ số cổ phần nắm giữ tại Canva) cho biết, trong một cuộc phỏng vấn. Ban đầu Canva chuyên cung cấp các công cụ thiết kế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để dễ dàng sáng tạo ra một cái menu riêng hoặc một bức ảnh đăng trên Instagram. Sau dần, Canva dần phát triển các công cụ trở nên nâng cấp hơn. 

Canva cũng cho biết rằng, 85% doanh thu của công ty nằm ở Hoa Kỳ. Hiện Canva vẫng đang trong giai đoạn đầu của việc phát triển thành một công ty phần mềm “freemium” (Freemium là sự kết hợp của từ "free" và "premium". Đây là một mô hình kinh doanh khá đặc biệt liên quan đến việc cung cấp cho khách hàng cả dịch vụ miễn phí và dịch vụ tính phí).

Melanie Perkins, được chụp ảnh tại đây trên đỉnh văn phòng Canva ở Sydney cho câu chuyện trang bìa của Forbes vào năm 2019, là nữ tỷ phú tự thân mới nhất. DEAN MACKENZIE
Melanie Perkins, chụp ảnh tại văn phòng Canva ở Sydney để lên trang bìa của Forbes vào năm 2019. Ảnh: Forbes

Trong những tháng gần đây, các tính năng của phần mềm đã cho phép mọi người chỉnh sửa trực tiếp video và các tài sản kỹ thuật số khác. Một số khách hàng tiêu biểu của Canva có thể kể đến như: American Airlines ( hãng hàng không lớn nhất thế giới về lượng khách-dặm vận chuyển và quy mô đội tàu bay, và lớn thứ hai thế giới về doanh số hoạt động), Kimberly-Clark (tập đoàn chăm sóc cá nhân đa quốc gia của Mỹ), McKinsey (công ty tư vấn quản lý toàn cầu có trụ sở tại New York) và Salesforce (công ty phần mềm dựa trên đám mây của Mỹ có trụ sở tại San Francisco).

Và với việc Úc đã mở cửa trở lại hoàn toàn cho hoạt động kinh doanh trực tiếp, cùng với New Zealand và một số quốc gia châu Á, Canva không hy vọng những xu hướng đó sẽ biến mất. Trụ sở chính của Canva đã mở cửa trở lại vài tháng trước; Obrecht cho biết trong khi ban đầu, nhân viên chỉ làm việc nhỏ lẻ, một nửa số nhân viên tại công ty có thể được phép có mặt trực tiếp tại bất kỳ thời điểm nào, Obrecht nói, và hầu hết mọi người đều chỉ có mặt trên mạng xã hội của công ty. Ông cho biết thêm, môi trường văn phòng kết hợp như vậy khiến các nhân viên sẽ có đủ không gian để sáng tạo riêng.

Với nguồn vốn, Canva có kế hoạch tiếp tục đầu tư vào sản phẩm và thuê thêm văn phòng. Văn phòng lớn thứ 2 của công ty vẫn ở Manila, nhưng Canva gần đây đã mở rộng sự hiện diện ở Austin, Texas và cũng đã thuê một số nhân viên ở San Francisco.

Tuy nhiên, cũng giống như vòng tài trợ trước đó, đợt huy động vốn mới nhất của Canva đã mang lại một lượng tiền mặt để giúp họ tăng trưởng. Với câu hỏi tại sao một doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu ba con số có lãi như vậy tại sao lại phải bận tâm đến số tiền như vậy. Obrech chia sẻ, chúng tôi chỉ trị giá 6 tỷ đô la vào một năm trước, nhưng bây giờ chúng tôi đã được định giá 15 tỷ đô la. Đây là một động lực rất lớn để giúp chúng tôi tiếp tục làm việc". 

Bảo Bảo(Theo Forbes)