Thứ năm 21/11/2024 18:22
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Những thách thức và cơ hội cho Việt Nam từ chính sách của ông Trump

12/11/2024 15:37
Với việc ông Trump trở lại Nhà Trắng, Việt Nam sẽ đối mặt với cả những thách thức và cơ hội, khi chủ nghĩa bảo hộ thương mại có khả năng sẽ quay trở lại trên thế giới.
Những thách thức và cơ hội cho Việt Nam từ chính sách của ông Trump
Những thách thức và cơ hội cho Việt Nam từ chính sách của ông Trump (Ảnh: Reuters).

Việt Nam, được giới đầu tư và chuyên gia quốc tế coi là một trung tâm sản xuất mới nổi, sẽ đối mặt với cả rủi ro và cơ hội với sự trở lại của ông Donald Trump vào Nhà Trắng. Điều này đang làm dấy lên lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ thương mại sẽ tái xuất hiện, trong bối cảnh thặng dư thương mại với Mỹ gia tăng và dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc đổ vào nước ta để tìm cách tránh thuế quan.

Là một trong những nền kinh tế mở nhất Đông Nam Á, với ngành sản xuất điện tử đang phát triển, nước ta dễ bị ảnh hưởng bởi các hạn chế thương mại tiềm tàng từ Mỹ, và thực tế này đang gây ra những lo ngại. Dù vậy, các nhà phân tích vẫn lạc quan với tiềm năng do sự chuyển hướng thương mại của Trung Quốc, và chiến lược "đồng minh hóa sản xuất" từ phương Tây.

Theo ông Michael Kokalari, nhà kinh tế trưởng tại VinaCapital: “(Mỹ) sẽ có khả năng nghiêm ngặt hơn về các nội dung quy định. Điều này có lợi cho Việt Nam vì (các nhà sản xuất Trung Quốc) sẽ phải sản xuất nhiều hơn tại Việt Nam”.

Ông bổ sung: “Việt Nam có thể được coi là đối tác giúp Mỹ giảm phụ thuộc vào hàng hóa sản xuất cấp thấp từ Trung Quốc”.

Trong những năm gần đây, các nhà xuất khẩu Trung Quốc, bị cáo buộc chuyển hướng hàng hóa xuất khẩu sang Việt Nam nhằm né các thuế suất cao hơn từ Mỹ, đang bị các cơ quan chức năng nước này giám sát chặt chẽ. Thực tế này đang làm gia tăng các tranh chấp về quy tắc xuất xứ, đặc biệt nổi bật trong ngành năng lượng mặt trời.

Trong giai đoạn này, Việt Nam cũng ghi nhận sự tăng vọt đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ khu vực Trung Hoa đại lục, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất. Tổng cộng, Trung Quốc chiếm gần một nửa dòng vốn mới vào Việt Nam trong năm ngoái.

Các doanh nghiệp trong ngành báo cáo rằng, các nhà sản xuất Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam thường tập trung vào sản xuất cấp thấp, có khả năng sử dụng Việt Nam như một cơ sở để giảm chi phí thương mại.

“Nhưng điều này đang dần thay đổi... để bao gồm cả sản xuất tiên tiến, công nghệ và dịch vụ chuyên nghiệp”, bà Yun Liu, nhà kinh tế ASEAN tại HSBC Global Research cho biết. Bà cũng trích dẫn sự gia tăng đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực như xe điện và năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Theo đó, ông Kokalari nhận định rằng, việc Mỹ áp thuế trên diện rộng đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia ngoài Trung Quốc khó có khả năng làm giảm sức cạnh tranh của Việt Nam, nhất là khi nước ta có nguồn cung lao động trẻ, có kỹ năng và chi phí sản xuất tương đối thấp.

Trong chiến dịch tranh cử năm 2024, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề xuất áp thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu của Mỹ và 60% riêng với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.

“Chúng tôi kỳ vọng Trump sẽ tăng thuế từ quý 2/2025 bằng sắc lệnh, nhưng sẽ theo cách tiếp cận dần dần”, các nhà phân tích tại Allianz Research ghi nhận.

Nếu một cuộc chiến thương mại toàn diện xảy ra sau khi thuế nhập khẩu của Mỹ tăng lên mức như đề xuất, trung tâm nghiên cứu ở Munich dự đoán Việt Nam sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất trong khu vực ASEAN do tổn thất xuất khẩu, tiếp theo là Thái Lan, Malaysia, Singapore và Philippines.

Căng thẳng thương mại gia tăng

Từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung từ năm 2018 đến 2023, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đã tăng hơn gấp đôi lên 104 tỷ USD; và Việt Nam cũng đứng thứ tư sau Trung Quốc, Mexico và Liên minh Châu Âu.

Xu hướng này trùng hợp với mức giảm 112 tỷ USD trong nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc, và mức tăng 65 tỷ USD trong nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam cùng kỳ. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng một phần ba tổng xuất khẩu, tăng từ chưa đến 20% một thập kỷ trước.

Với sự trở lại của ông Trump, giới quan sát thị trường dự báo các loại thuế hoặc hạn chế xuất khẩu mới đối với Việt Nam từ chính quyền Mỹ mới, nhằm giảm thâm hụt thương mại của quốc gia phương Tây này và ưu tiên sản xuất nội địa, có thể làm suy giảm các thành quả mà Việt Nam đã đạt được thông qua mối quan hệ cân bằng với các siêu cường thế giới.

Ông Suan Teck Kin, trưởng bộ phận nghiên cứu tại UOB, nhận định: “Thị trường xuất khẩu của Việt Nam khá đa dạng, nên Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng ra các thị trường khác ngoài Mỹ để giảm áp lực từ nước này”.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, do các ảnh hưởng địa chính trị với Trung Quốc, việc tăng cường quan hệ kinh tế có lợi cho cả Việt Nam và Mỹ.

Ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên tại Chương trình Nghiên cứu Việt Nam của Viện Iseas-Yusof Ishak trụ sở tại Singapore, đã viết trong một ghi chú vào tháng 7 rằng, khi Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ song phương lên mức đối tác chiến lược toàn diện vào năm ngoái, Trump được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tích cực này, coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

“Việt Nam đang ở tuyến đầu của chiến lược của Mỹ nhằm quản lý sự trỗi dậy của Trung Quốc, điều này có khả năng giúp Hà Nội được Washington ‘ưu ái’ trong một số trường hợp”, ông lưu ý.

Ngành điện tử đang giành sự chú ý

Các nhà xuất khẩu Việt Nam đã tăng thị phần đáng kể tại Mỹ trong thập kỷ vừa qua, không chỉ trong các lĩnh vực giá trị gia tăng thấp như giày dép, dệt may và da, mà còn trong máy móc và hàng điện tử, theo phân tích của Allianz Research.

Trong khi đó, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc cũng tăng mạnh trong 10 năm qua, từ khoảng một phần tư lên đến gần một phần ba tổng số, cho thấy sự phụ thuộc lớn của Việt Nam vào nguyên liệu từ Trung Quốc cho sản xuất.

“Ngành điện tử có thể bị đặc biệt chú ý, do tỷ trọng ngày càng tăng trong xuất khẩu của Việt Nam, và khả năng liên quan đến hàng hóa trung chuyển từ Trung Quốc”, các nhà phân tích của Allianz Research viết.

Allianz chỉ ra rằng, 10% nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc là các sản phẩm phụ thuộc thiết yếu, trong đó 44% thuộc ngành dệt may và 32% thuộc lĩnh vực máy tính, viễn thông, điện tử và thiết bị gia dụng.

Ngành máy móc và thiết bị điện đã là lĩnh vực xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam từ năm 2010. Lượng vốn FDI vào sản xuất máy tính và điện tử của Việt Nam cũng tăng lên trong 10 năm qua.

Tuy nhiên, bà Bành Thị Hằng, nghiên cứu viên tại Viện Cạnh tranh Châu Á thuộc Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, nhận định rằng, giá trị gia tăng nội địa trong xuất khẩu của Việt Nam ở các ngành như thiết bị điện vẫn còn thấp.

“Chúng ta có thể kỳ vọng chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực thu hút nhiều FDI hơn vào sản xuất giá trị gia tăng cao trong thời gian tới”, bà bổ sung.

Bài liên quan
Tổng hợp những đề xuất kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump
Doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức bảo hộ thương mại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ biến động khi ông Donald Trump tái đắc cứ?
Chiến thắng của Tổng thống Trump mở rộng khoảng cách thị trường giữa Mỹ và châu Âu
Tin bài khác
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, kỷ nguyên vươn mình bắt đầu

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, kỷ nguyên vươn mình bắt đầu

Gần đây, doanh nghiệp nước ngoài dồn dập đến Việt Nam để xúc tiến đầu tư. Đây là “tín hiệu vui” cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã bắt đầu…
Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Đây là nhận định được đưa ra tại Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững” tổ chức ngày 21/11 tại Hà Nội.
Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Theo TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch VINASME, cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc tại Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc 2024 kỳ vọng mở ra nền tảng kết nối lâu dài và bền vững.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Hàn Quốc là đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam, với các cam kết hợp tác bền vững trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Xây dựng du lịch liên vùng hấp dẫn để du khách trải nghiệm trọn vẹn vẻ đẹp của từng địa phương

Xây dựng du lịch liên vùng hấp dẫn để du khách trải nghiệm trọn vẹn vẻ đẹp của từng địa phương

Đó là mong muốn của ông Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nghệ An tại Hội nghị xúc tiến, hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa…
Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024 với chủ đề “Niềm tin và hợp tác” tạo cơ hội quan trọng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của hai nước phát triển bền vững, mở rộng thị trường và gia tăng hợp tác đầu tư.
TP. Tân Uyên - Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm các ngày lễ lớn 2025

TP. Tân Uyên - Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm các ngày lễ lớn 2025

Bước sang năm 2025, thành phố Tân Uyên sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm chào mừng các ngày lễ lớn và sự kiện chính trị trọng đại.
Đầu tư đường sắt theo phương thức PPP là không khả thi

Đầu tư đường sắt theo phương thức PPP là không khả thi

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã chia sẻ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế từ 27 dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao theo phương thức PPP là không khả thi.
Xuất khẩu của Nhật Bản tăng vượt kỳ vọng trong tháng 10

Xuất khẩu của Nhật Bản tăng vượt kỳ vọng trong tháng 10

Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 10 đã tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, đảo chiều so với mức giảm 1,7% của tháng 9 và vượt qua dự báo tăng 2,2%.
Các công ty Nhật Bản chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á

Các công ty Nhật Bản chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á

Ngày càng nhiều công ty Nhật Bản chuyển hoạt động sản xuất tại Trung Quốc sang các quốc gia ASEAN. Xu hướng này xuất phát từ sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cùng những rủi ro kinh doanh tại đây.
Phú Thọ: Tìm thấy tất cả 5 thi thể học sinh lớp 8 đuối nước trên sông Hồng

Phú Thọ: Tìm thấy tất cả 5 thi thể học sinh lớp 8 đuối nước trên sông Hồng

Sáng nay 20/11, lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy 3 thi thể còn lại trong tổng số 5 học sinh bị mất tích trên sông Hồng vào chiều ngày 18/11.
Hôm nay (20/11): “Món quà” lớn nhất của nhà giáo từ nghị trường Quốc hội

Hôm nay (20/11): “Món quà” lớn nhất của nhà giáo từ nghị trường Quốc hội

Ngày 20/11, món quà lớn nhất của các nhà giáo từ nghị trường Quốc đó là các đại biểu tán thành tiền lương nhà giáo cao nhất hệ thống hành chính sự nghiệp.
Doanh Nghiệp "hiến kế" đầu tư xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Doanh Nghiệp "hiến kế" đầu tư xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Các doanh nghiệp Việt chia sẻ chiến lược và đề xuất về cơ chế chính sách, cơ hội hợp tác quốc tế và năng lực để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Việt Nam sẽ có Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế?

Việt Nam sẽ có Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế?

Bộ Chính trị vừa đồng ý chủ trương đối với đề án xây dựng Trung tâm Tài chính (TTTC) khu vực và quốc tế tại hai địa điểm là TP. Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng.
Hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh – Điểm đến bốn mùa”

Hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh – Điểm đến bốn mùa”

Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp whội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh-Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.