Những lực cản lớn nhất của kinh tế Việt Nam năm 2022
- 59
- Sự kiện
- 11:30 24/01/2022
DNHN - Nếu chúng ta không thay đổi tư duy chống dịch của nhiều "quan xã, quan huyện, quan quận" thì đó sẽ là một trong những lực cản lớn nhất ngăn cản kinh tế Việt Nam hồi phục trong năm 2022.

Trung ương đánh trống xuôi, địa phương thổi kèn ngược
Ngày 19/1/2022 (tức 17/12 âm lịch), Chính phủ đã ra chỉ đạo các Tỉnh/Thành phố "không được đặt ra những quy định về phòng, chống dịch trái với hướng dẫn, quy định của Bộ Y tế, của Chính phủ, gây khó khăn không cần thiết cho người dân nhất là trong dịp về quê ăn Tết".
Nhưng có vẻ đã muộn mất rồi…
Vì từ 2 ngày trước, nhiều tốp công nhân ở các khu công nghiệp, nhiều tốp thợ xây dựng, nội thất và một số nhân viên ở các doanh nghiệp thương mại đã bắt đầu về quê nghỉ Tết và có lẽ tốp thợ cuối cùng sẽ rời các khu công nghiệp, các thành phố về quê ăn Tết là ngày 21/1/2022 (tức 20 tết). Hầu hết các nhóm lao động này đều nghỉ Tết 30 ngày, phải sau rằm (15/1 âm lịch) họ mới quay lại thành phố và khu công nghiệp để bắt đầu làm việc.
Sở dĩ họ phải về sớm như vậy vì nhiều địa phương ra qui định phải cách ly 14 ngày hoặc có địa phương tiến bộ hơn thì cho cách ly 7 ngày. Tệ hại hơn, có nhiều xã còn khóa trái cửa nhốt trong nhà những người dân mới về quê cho chắc ăn, bất chấp hành động nhốt người đó là vi hiến, trái pháp luật. Có địa phương còn dọa cách ly tập trung chứ không cách ly tại nhà. Quy định trái khoáy này của các địa phương đã buộc người lao động chỉ còn cách nghỉ Tết sớm 2 tuần, bởi họ tính toán về quê cách ly xong còn kịp đi chơi Tết.
Chưa hết, nhiều người Việt từ nước ngoài về Việt Nam đã hoàn thành việc cách ly tập trung theo qui định của Chính phủ khi về quê, một số địa phương lại bắt cách ly thêm 14 ngày nữa. Ngay Thủ đô Hà Nội bất chấp tỷ lệ tiêm vaccine 2 mũi đã đạt trên 80%, tương đương với top các quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất thế giới thế mà các nhà hàng đều bị cấm nhận khách ăn tại chỗ.
Chỉ khổ cho các ông chủ doanh nghiệp, các chủ công trình xây dựng, nội thất, các chủ nhà hàng thôi. Họ đã lao đao, kiệt quệ vì 3-4 tháng phong tỏa, dừng sản xuất kinh doanh, chưa kịp hoàn hồn thì lại bị cú đấm tết âm lịch nặng 30 ngày giáng xuống. Chưa hết họ vẫn còn phải lo tiền "thưởng tết" cho người lao động với sức ép "phải tương đương năm 2020" mà truyền thông suốt ngày ra rả đưa tin.
Nhiều doanh nghiệp vẫn đang ngóng chờ gói giải cứu của chính phủ để vực dậy vượt qua suy thoái kinh tế, riêng tôi, tôi nghĩ có lẽ cái họ cần trước tiên là sự cảm thông, thấu hiểu, cảm thông từ Chính phủ, từ chính quyền địa phương, từ các cơ quan quản lý nhà nước, cảm thông từ chính người lao động của mình, cảm thông từ giới truyền thông, đừng dồn tất cả gánh nặng, lo toan, đừng dồn tất cả khó khăn cho họ nữa.
Dịch COVID-19 còn kéo dài, chủng Omicron với tốc độ lây nhiễm cao hơn 3-4 lần rồi sẽ tràn vào nước ta, chắc chắn Việt Nam chúng ta sẽ trải qua một đợt bùng phát với số ca nhiễm mỗi ngày có thể lên đến dăm bẩy chục nghìn ca. Với tư duy chống dịch của một số địa phương như vậy, chả nhẽ lại lockdown, lại phong tỏa, lại dừng sản xuất kinh doanh thêm một lần nữa?
Rõ ràng chủ trương "thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh" của Chính phủ chưa ngấm, chưa được quán triệt đầy đủ xuống cấp tỉnh, cấp quận-huyện, đặc biệt là cấp xã. Chính phủ thì "thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh", địa phương thì vẫn đi đếm các ca nhiễm (không quan tâm đến nặng nhẹ, số ca bệnh nặng, số ca tử vong đang rất thấp), vẫn chạy theo cách ly, phong tỏa, xét nghiệm, truy vết. Nói một cách ví von, nó chẳng khác nào việc trong khi Trung ương ra sức "đánh trống xuôi" thì địa phương lại cố tình "thổi kèn ngược".
"Phải cách chức các quan huyện tự ý ban hành quy định riêng"
Nếu chúng ta không thay đổi tư duy chống dịch của nhiều "quan xã, quan huyện, quan quận" thì đó sẽ là một trong những lực cản lớn nhất ngăn cản kinh tế Việt Nam hồi phục trong năm 2022.
Vậy phải thay đổi thế nào?
Đầu tiên là tính tuân thủ: Tất cả các địa phương, các tỉnh-thành phố, các quận-huyện, đặc biệt là các xã phải tuân thủ các qui định chống dịch của Chính phủ, của Bộ Y tế, không được ra thêm các qui định trái với qui định của trung ương. Tính tuân thủ, nhất quán chính là sức mạnh của một tổ chức, của một chính phủ, một quốc gia. Trong đại dịch này tính tuân thủ, nhất quán càng cần thiết hơn, càng quan trọng hơn bao giờ hết, cần bỏ ngay thói xấu tiểu nông "phép vua thua lệ làng" đã và đang tồn tại lâu nay.
Có lẽ Chính phủ cần làm mạnh tay hơn với các lãnh đạo địa phương không tuân thủ qui định chống dịch của Chính phủ, của Bộ Y tế. Có lẽ phải có dăm bẩy "quan" bị kỷ luật, thậm chí bị cách chức vì ban hành các qui định riêng thì việc chống dịch mới nghiêm.
Thứ hai là việc chống dịch phải có tính hệ thống, với tư duy hệ thống. Phải hiểu rất rõ rằng cả xã hội là một hệ thống, cả quốc gia là một hệ thống thống nhất có mối tương quan mật thiết, có tác động tương hỗ lẫn nhau. Chống dịch không chỉ là vấn đề y tế, sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng vô cùng lớn đến kinh tế, xã hội; việc ùn tắc ở một địa phương không chỉ là ùn tắc ở địa phương đó mà còn tác động xấu dây chuyền đến các địa phương khác, đến các ngành kinh tế khác, thậm chí là cả các quốc gia khác.
Chỉ một qui định (hay khuyến cáo) của một số xã "người lao động về quê ăn Tết phải cách ly 14 ngày" dẫn theo hàng chục nghìn doanh nghiệp trên cả nước bị nghỉ Tết sớm 14 ngày hoặc chí ít là giảm sản lượng sản xuất, tiếp theo hiệu ứng lan truyền là không giữ được cam kết giao hàng với các đối tác (trong đó có cả các đơn hàng xuất khẩu), thế là uy tín của các doanh nghiệp bị giảm, thương hiệu quốc gia bị giảm, sức khỏe doanh nghiệp bị giảm, doanh số, lợi nhuận bị giảm, GDP quốc gia bị giảm, tất yếu là cuộc sống của người dân sẽ thêm khó khăn.
Việc người Trung Quốc nghỉ Tết sớm dẫn đến dừng thông quan hàng xuất khẩu ở các cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái, Lào Cai, hệ quả cuối cùng là bà con nông dân Nam Trung bộ và Nam bộ gánh chịu, là minh chứng rõ nhất về tính hệ thống, sự ảnh hưởng dây truyền do những quyết định cục bộ địa phương gây ra.
Thứ ba là tính logic. Qui định của Chính phủ, của Bộ Y tế không thể chi tiết, bao trùm hết các tình huống, thế nên các địa phương khi ra các quyết định bổ sung thì nó phải có logic, phải phù hợp với khoa học và thực tiễn.
Chẳng hạn, một số quận vùng cam ở Hà Nội ra quyết định đóng cửa các nhà hàng ăn uống tại chỗ, trong khi tính chất của đô thị là liên thông, quận không phải là ốc đảo, người dân vẫn đi lại tự do, các nhà hàng ở quận kế cận vẫn mở, người dân vẫn có thể sang ăn uống ở quận kế cận (thậm chí là bên kia đường thuộc quận kế cận). Vậy thì lệnh đóng cửa các nhà hàng chẳng có tác dụng ngăn ngừa sự lây lan của dịch.
Chẳng hạn nhiều xã, huyện bắt người lao động về quê phải cách ly 14 ngày vì sợ họ mang dịch bệnh về quê. Vậy thì người dân quê ốm đau đi lên tỉnh, lên Hà Nội khám chữa bệnh về thì sao, "quan xã, quan huyện" lên tỉnh, lên Trung ương họp về thì sao? Có nguy cơ lây lan dịch bệnh không? Có phải cách ly không? Nếu tất cả phải cách ly thì lao động, sản xuất, kinh doanh bị đình trệ thì ai chịu trách nhiệm?
Nói như vậy để thấy rằng làm lãnh đạo, dù là xã hay huyện thôi thì tính tuân thủ, tính hệ thống và tư duy logic là rất quan trọng.
Hãy đo các quyết định có tính hệ thống, tính logic, hãy đo tính tuân thủ các qui định của cấp trên cho các cán bộ các cấp và đấy chính là yếu tố quan trọng nhất khi xem xét đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
Đỗ Cao Bảo - Đồng sáng lập - Ủy viên HĐQT FPT/ theo Dân trí
Bài liên quan
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
- Talkshow Doanh nghiệp và chính sách: Động lực và triển vọng kinh tế Việt – Hàn (phần 2)
- Việt Nam sẽ khó duy trì lạm phát ở mức thấp như hiện tại?
- Việt Nam nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
- Siết tín dụng, doanh nghiệp gặp khó
- Các công ty Nhật Bản nỗ lực tập trung vào phân tích rủi ro địa chính trị
- Chỉ số S&P 500 vượt lằn ranh của thị trường giá xuống khi lo ngại suy thoái gia tăng
- Doanh nghiệp kiến nghị thủ tục hỗ trợ phát triển thương mại điện tử qua biên giới
- Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Cấm mua, bán sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức
- Cạnh tranh trong mức lương gây nên áp lực đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc
- Nhật Bản gỡ bỏ dần những hạn chế kiểm dịch đối với du khách để phục hồi du lịch
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung
- Bộ Tài chính muốn hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp
- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đề xuất ban hành thêm quy định về tiền lương tối thiểu vùng theo giờ
- Pfizer và Moderna đã tạo ra vắc xin cứu mạng con người. Vậy tại sao cổ phiếu của họ lại suy giảm?
- Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phải vật lộn với đợt tăng giá
Đọc thêm Sự kiện
Vĩnh Phúc: Tổ chức chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển “Nhà máy thông minh”
Chiều 24/5/2022, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Công thương và Công ty TNHH Samsung Electronics tổ chức Lễ khởi động chương trình hỗ trợ phát triển “Nhà máy thông minh” (Smart Factory).
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Ngày 25/5/2022, tại Trung tâm văn hóa- Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Đại hội khóa V (Nhiệm kỳ 2021-2026) và đón nhận Huân chương lao động hạng Ba.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, nhân viên
Thực hiện Kế hoạch số 10/KH – LĐLĐ ngày 14/4/2022 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2022; Kế hoạch số 06/KH-CĐVC ngày 27/4/2022 của Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ về Kế hoạch tổ chức tháng công nhân năm 2022, mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, phối hợp với Bệnh viện Medlatec đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ cán bộ, nhân viên tại Sở.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ giám sát công tác cán bộ đối với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền tại thị xã Phú Thọ
Mới đây, đoàn giám sát của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ do đồng chí Nguyễn Hải - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn có buổi giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ đối với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền thị xã Phú Thọ.
Khánh Hòa: Đồng ý thí điểm hoạt động tàu lưu trú du lịch qua đêm trên vịnh Nha Trang
Chiều 23-5, ông Lê Hữu Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan về hoạt động tàu lưu trú du lịch qua đêm trên vịnh Nha Trang.
Chủ tịch Hiệp hội Đài Việt nhận Bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và Ủy ban Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hiệp hội Đài Việt, bà Ngô Phẩm Trân chia sẻ: Tôi làm việc trong tâm trạng biết ơn giáo dục Đài Loan đã cho tôi học hỏi nhiều kiến thức hay ở họ, và với tinh thần cống hiến để phát triển Quê hương Việt Nam, vừa học hỏi vừa bước đi, chăm chỉ và cố gắng hoàn thành từng công việc dù lớn hay nhỏ.
Chính phủ đề xuất kéo dài thời hạn thí điểm nghị quyết về nợ xấu đến hết năm 2023
Sáng 24/5, tại Kỳ họp thứ 3, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) đến ngày 31/12/2023.
Ban Pháp chế HĐND tỉnh Phú Thọ làm việc tại Trại giam Tân Lập thuộc huyện Hạ Hòa
Ngày 23/5/2022, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Phú Thọ do đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Trại giam Tân Lập để nắm tình hình công tác thi hành án hình sự từ ngày 1/1/2020 đến hết năm 2021.
Ngày 24/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận về nhiều nội dung quan trọng
Trong ngày làm việc thứ hai hôm nay, 24/5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; cơ chế đặc thù cho tỉnh Khánh Hòa và một số vấn đề quan trọng khác.
Cần Thơ chỉ đạo tốt công tác Xây dựng Đảng - Xây dựng bộ máy chính quyền các cấp tinh gọn, năng động, hiệu quả
Ngày 21/5, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ tiếp xúc cử tri.