Những “đốm lửa” khởi nghiệp
- 40
- Khởi nghiệp
- 09:46 10/02/2020
Khó có thể kể hết những tấm gương khởi nghiệp đang nở rộ trên khắp vùng, miền của đất nước. Hôm nay, họ là những “đốm lửa”, nhưng ngày mai sẽ trở thành ngọn lửa hun đúc tinh thần khởi nghiệp Việt Nam.
Thật đáng mừng là hệ sinh thái khởi nghiệp Việt trong năm qua đã cho ra đời biết bao startup ghi danh trên bản đồ khởi nghiệp thế giới.
Trong vòng chung kết cuộc thi Startup World Cup 2019 diễn ra tại San Francisco (Mỹ) ngày 17/5, startup Abivin của Việt Nam xuất sắc giành ngôi vô địch cùng phần thưởng 1 triệu USD.
Cuộc thi có sự tham gia của những startup hàng đầu đại diện cho hơn 40 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Canada...
Ra đời năm 2015, Abivin là công ty giải quyết các vấn đề trong ngành logistics truyền thống dựa trên nền tảng công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI), Học máy (Machine Learning). Startup này áp dụng thuật toán để tạo ra lộ trình nhanh nhất cho hàng trăm xe giao hàng, hàng nghìn đơn hàng trong vài giây. Các quy trình giao hàng gồm kiểm soát đơn hàng, tồn kho, quản lý xe... được số hóa hoàn toàn.
Trong khi đó, công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực livestream video Uiza của Việt Nam sẽ được Sequoia Capital rót vốn 1,5 triệu USD. Đây là một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất thế giới.
Uiza thành lập năm 2017 và hoạt động theo mô hình B2B, cung ứng giải pháp giúp khách hàng doanh nghiệp (DN) như các công ty thương mại điện tử, giáo dục trực tuyến, truyền thông phát trực tuyến video (livestream) trên quy mô toàn cầu. Startup Việt này cho biết sẽ dùng 1,5 triệu USD của quỹ Sequoia để tiếp tục xây dựng sản phẩm và thu hút nhân sự.
Còn Telepro xuất hiện với tư cách là một startup trẻ lần đầu góp mặt tại Sao Khuê trong top 10 DN tiêu biểu ngành giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) tại Chung kết Sao Khuê 2019 diễn ra ngày 21/4, bên cạnh những "ông lớn" như Viettel, FPT, Mobifone, Misa...
Dù mới được thành lập từ tháng 5/2018, nhưng sau gần một năm hoạt động, Telepro đã chứng minh mình xứng đáng là startup tiên phong trong việc định nghĩa lại ngành Telesale, Telemarketing Việt Nam.
Vượt qua hàng loạt đối thủ mạnh đến từ khu vực như Trung Quốc và Indonesia, đáp ứng được các điều kiện khắt khe của hội đồng giám khảo, startup Botbanhang của Việt Nam nhận giải thưởng ở hạng mục "E-Business (kinh doanh điện tử).
Dự án được đánh giá cao ở tính sáng tạo, đổi mới của công nghệ và khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội. Với tiêu chí đề cao giải pháp công nghệ mới từ ban tổ chức WSIS, Botbanhang được đánh giá là sản phẩm có tính sáng tạo, có khả năng phát triển và tác động mạnh vào sự phát triển của CNTT tại Việt Nam.
![]() |
Và nữa, startup ứng dụng công nghệ để thăm khám và chăm sóc sức khỏe tại nhà của Việt Nam – Jio Health đã huy động được 5 triệu USD trong vòng gọi vốn series A do quỹ đầu tư mạo hiểm Monk’s Hill Ventures dẫn đầu.
Jio Health cho biết kế hoạch sắp tới là sử dụng số tiền được đầu tư để tiếp tục mở rộng các dịch vụ của mình và đáp ứng kỳ vọng tăng trưởng. Ngoài ra, Jio Health cũng đang tìm cách mở rộng quy mô đội ngũ cung cấp dịch vụ chăm sóc và hoạt động tại Việt Nam.
Qua ứng dụng trên smartphone, Jio Health sẽ hỗ trợ các y bác sĩ thăm khám và chăm sóc bệnh nhân mọi lúc mọi nơi một cách thuận tiện hơn. Khách hàng có thể chủ động lựa chọn bác sĩ cũng như đặt lịch hẹn khám tại nhà, khám trực tuyến hoặc tại phòng khám đa khoa của Jio Health.
Fresh Saigon là startup đang theo đuổi giấc mơ về sản phẩm nông nghiệp kỹ thuật cao, chuẩn quốc tế, tốt cho sức khoẻ người dùng và hoàn toàn từ thiên nhiên. Đây là thương hiệu nước ép tươi HPP đầu tiên tại Việt Nam ra đời vào tháng 3/2017 do anh Lê Bá Hải Siêu là sáng lập và điều hành. Đến nay, sản phẩm đã phát triển đến thế hệ thứ 2 với 12 sản phẩm cho 3 nhu cầu là detox giảm cân, chăm sóc da, bổ sung collagen từ bên trong và giải pháp cho người tập Fitness về nước trái cây cung cấp vitamin C, ít calories và giải độc gan do nóng trong người khi sử dụng protein.
Tháng 5 vừa qua, tại giải thưởng Singapore Taste Awards 2019, Fresh Saigon đã bất ngờ giành được 2 giải vàng, 1 giải bạc, từ đây mở ra cơ hội kết nối tới 4.683 nhà phân phối tại 160 quốc gia.
Nhà sáng lập Lê Bá Hải Siêu cho biết: Fresh Saigon đang có kế hoạch ra mắt thêm các dòng nước ép tươi khác trong năm nay nhằm hiện thực hoá giấc mơ giúp người Việt khoẻ và đẹp hơn thông qua dinh dưỡng đúng. Xa hơn là đưa thương hiệu Việt tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của nền kinh tế wellness có giá trị hơn 4.200 tỷ USD.
Tiên phong triển khai mô hình du lịch kết hợp công việc với ứng dụng CoXplore, Nguyễn Thanh Hương không chỉ chủ động đón đầu xu hướng làm việc từ xa của giới trẻ và các startup, mà còn tham vọng trở thành một “Airbnb” trong lĩnh vực co-working.
Đáp ứng nhu cầu của giới trẻ, một hình thức du lịch mới đã ra đời, đó là co-workation. Co-workation là sự kết hợp của coworking (cùng làm việc) và vacation (kỳ nghỉ). Dù không còn quá mới mẻ ở các nước phương Tây, nhưng xu hướng này mới chỉ thực sự được biết đến ở Việt Nam khoảng 2 năm trở lại đây và CoXplore Vietnam (được sáng lập bởi Nguyễn Thanh Hương) là đơn vị tiên phong triển khai mô hình độc đáo này.
Tháng 9/2019 tại Boston, Mỹ, chung kết cuộc thi Khởi nghiệp toàn cầu VietChallenge với sự tranh tài của 9 đội thi xuất sắc là các startup Việt đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, đã diễn ra tại Viện Công nghệ MIT. Kết quả chung cuộc Chung kết VietChallenge 2019, chiến thắng thuộc về Medlink - Nền tảng kết nối trực tiếp giữa các hãng Dược và Nhà thuốc. Đây cũng là startup từng đạt giải nhì tại cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia Techfest Vietnam 2018.
Được đánh giá cao bởi ban giám khảo là các nhà đầu tư, chuyên gia hàng đầu Mỹ, mô hình kinh doanh của Medlink cung cấp nền tảng bao gồm website cho công ty dược và ứng dụng điện thoại cho các nhà thuốc. Điều này cho phép nhà thuốc nhận đơn hàng online từ các công ty dược mà không cần quảng cáo hay tốn bất kỳ chi phí nào.
Công Huyền
Bài liên quan
#hệ sinh thái khởi nghiệp

Đề án 844: “Bà đỡ” mát tay cho khởi nghiệp sáng tạo
Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 844/QĐ-TTg đã ghi dấu lần đầu tiên Việt Nam có một đề án quốc gia về khởi nghiệp. Với những hoạt động bài bản, phong phú, những kết quả ban đầu của đề án đã cho thấy giá trị và sức lan tỏa của chính sách.

Chương trình ký kết hợp tác chiến lược toàn diện đồng hành chung tay kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp vững mạnh
Ngày 27/11/2021, tại Hà Nội đã diễn ra chương trình ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với mục đích tạo môi trường thuận lợi, kiến tạo một hệ sinh thái khởi nghiệp bền chặt. Đây là khởi đầu quan trọng đánh dấu sự quyết tâm trong hành trình kết nối, giao thương xuyên quốc gia dựa trên những nền tảng đã có phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xã hội.

Bức tranh về thị trường vốn đầu tư cho các start up Việt Nam trong bối cảnh Covid-19
Giống như mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế, startup Việt Nam dường như cũng đang phải gánh chịu những tác động nặng nề từ dịch Covid-19. Tuy vậy, đây lại là một cơ hội có một không hai cho cả các quỹ nội địa để họ có thể có một vai trò chủ đạo, chủ chốt trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam.
Đọc thêm Khởi nghiệp
Nhà phát triển phần mềm chatbot FreeD huy động được 15 triệu đô la
Việc rót vốn sẽ cho phép công ty phần mềm dịch vụ khách hàng mở rộng hơn nữa sang Đông Nam Á và Thái Bình Dương bằng cách thêm văn phòng tại Indonesia và Thái Lan và mở rộng hoạt động tại Singapore.
Cuộc thi I-Hotelier: Cơ hội cho những bạn trẻ đam mê ngành nhà hàng khách sạn
Qua 13 mùa thành công với nhiều thí sinh tiềm năng, cuộc thi I-HOTELIER chính thức quay trở lại, với chủ đề “Bùng lửa đam mê, thỏa sức sáng tạo”. Ở mùa này, cuộc thi tiếp tục giữ vững các giá trị những mùa trước thông qua các vòng thi mang kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực Nhà hàng - Khách sạn. Đặc biệt, I-HOTELIER 2022 sẽ khai thác sự sáng tạo, linh hoạt của thí sinh và đào sâu vào vấn đề nhân sự trong ngành, thay vì các đề thi mang tính hàn lâm.
Startup hậu cần của Trung Quốc Yunlsp huy động được 15 triệu đô la trong vòng Series B
EWTP Capital là nhà đầu tư chính, với Grand Yangtze Capital và The Smith One là đồng đầu tư. Yiren Capital là cố vấn cho vòng đầu tư này.
Gần 200 gian hàng với hơn 600 sản phẩm tham gia Techfest Quảng Nam 2022
Ngày 16/6, tỉnh Quảng Nam khai mạc ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - chuyển đổi số - sản phẩm OCOP lần thứ 3 (Techfest Quang Nam 2022) chính thức khai mạc. gần 200 gian hàng với hơn 600 sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo, sản phẩm OCOP và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Đội ngũ chuyên gia về AI sẽ rời bỏ Big Tech để làm việc với các công ty khởi nghiệp mới
Những chuyên gia về trí tuệ nhân tạo đang từ bỏ những công việc hàng đầu tại các công ty như Google, Meta, OpenAI và DeepMind và tham gia một loạt các công ty khởi nghiệp mới với tham vọng muốn đưa AI lên một tầm cao mới.
Những kỳ lân công nghệ của Ấn Độ phát triển bất chấp nhiều khó khăn trong việc IPO
Ấn Độ đang sản sinh ra hàng loạt kỳ lân với tốc độ nhanh chóng, có tới 16 công ty khởi nghiệp đạt được mức định giá tỷ đô la trong năm nay.
Công ty khởi nghiệp Blibli của Indonesia đặt mục tiêu huy động gần 500 triệu đô la
Công ty thương mại điện tử Blibli của Indonesia được cho là đã hoàn thành kế hoạch về việc niêm yết tiềm năng tại thị trường địa phương trong những tuần tới.
Cà Mau: Đẩy mạnh hỗ trợ sáng tạo khởi nghiệp
Cuộc phỏng vấn ông Triệu Thanh Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) về một số nội dung xoay quanh nỗ lực và chủ trương của tỉnh nhà trong hỗ trợ khởi nghiệp.
Doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số
Diễn đàn Khởi nghiệp kinh doanh RMIT với chủ đề “Khởi nghiệp thông minh - Số hóa giúp ích thế nào cho hành trình khởi nghiệp của bạn” đã đem đến những hiểu biết sâu sắc về cách xây dựng các doanh nghiệp khởi nghiệp kỹ thuật số trong tương lai cho Việt Nam.
Các quỹ đầu tư mạo hiểm chuyển trọng tâm sang thị trường Đông Nam Á và Ấn Độ
Nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) hỗ trợ các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á và Ấn Độ đang tăng số tiền kỷ lục cho các quỹ mới, động thái này diễn ra khi nhiều người bắt đầu chuyển dòng tiền của họ ra khỏi Trung Quốc vì những lo ngại về thị trường này.