Những con số khổng lồ đằng sau Thế vận hội

09:25 22/07/2021

2,8 tỷ; 7,3 tỷ; 12,6 tỷ ; 22 tỷ hay 28 tỷ đô la Mỹ lần lượt là những chi phí dự kiến để có thể tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020 nhưng đây có lẽ chưa phải con số cuối cùng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Trong bối cảnh các trường hợp Covid-19 gia tăng tại Nhật Bản, Thế vận hội 2020 cuối cùng đã được tiến hành tại thủ đô Tokyo vào hôm thứ Sáu vừa qua. Theo lịch ban đầu, sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 24 tháng 7 đến ngày 9 tháng 8 năm 2020 nhưng đã bị hoãn lại vào tháng 3 năm ngoái do đại dịch. Hiện tại, Thế vận hội tổ chức quy mô khép kín, không mở cửa cho khán giả trong sự tiếc nuối của người dân trên toàn thế giới.

Vốn dĩ, các quốc gia và thành phố đăng cai đều đầu tư nguồn kinh phí khổng lồ cho sự kiện thể thao lớn nhất toàn cầu, đặc biệt do tính chất phức tạp của dịch Covid-10, chi phí tổ chức sự kiện trở thành vấn đề nổi cộm bởi chỉ ước tính riêng việc hoãn lại sự kiện 1 năm đã tiêu tốn của Nhật Bản 2,8 tỷ đô la Mỹ, 2/3 trong số đó được chi trả bằng nguồn tài trợ công. Con số này nằm ngoài tính toán vượt chi phí mà các tờ báo tài chính như Nikkei và Asahi đưa ra. Khi Tokyo được trao quyền tổ chức Thế vận hội vào năm 2013, ủy ban đấu thầu dự kiến ​​tổng chi phí là 7,3 tỷ đô la, sau này số tiền đã được điều chỉnh lên 12,6 tỷ đô la vào tháng 12 năm 2019. Ủy ban Kiểm toán Quốc gia Nhật Bản báo cáo rằng chi phí cuối cùng sẽ cao hơn đáng kể ở mức 22 tỷ đô la trước khi Nikkei và Asahi công bố tính toán mới lên tới 28 tỷ đô la Mỹ.

Nhiều thành phố đã rút ra được bài học kinh tế sâu sắc từ việc đăng cai Thế vận hội trong những năm qua. Chẳng hạn như gói thầu đăng cai Olympics năm 2015 của Hamburg, thành phố lớn thứ hai nước Đức đã bị người dân từ chối trong một cuộc trưng cầu dân ý vì lí do chi phí. Ngoài ra, sự kiện của Montreal năm 1976 vượt ngân sách 720% và Thế vận hội năm 1992 ở Barcelona chứng kiến ​​chi phí vượt quá 266%. Thế vận hội mùa Đông Sochi với 21,89 tỷ đô la Mỹ vào năm 2014 là một ví dụ vượt ngân sách điển hình khi có quá nhiều địa điểm hoạt động dẫn đến chi phí tăng quá 289%. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Thế vận hội 2016 tổ chức tại ở Rio de Janeiro có chi phí chỉ dưới 14 tỷ đô la, trong khi Thế vận hội 2012 ở London có tổng chi phí chưa đến 15 tỷ đô la, vượt 76%. 

Trong nhiều trường hợp, Thế vận hội kết thúc để lại những bãi hoang tàn, những ngôi làng đổ nát,... Trên thực tế, Olympic không chỉ là tượng đài thể thao đáng tự hào mà còn là bài học cho sự quản lý tài chính yếu kém cho mỗi quốc gia đăng cai.

TL