1. Người chiến thắng chưa chắc đã chiến thắng
Bài học đầu tiên này được thể hiện rõ nhất trong các buổi đấu của giới thượng lưu trên khắp thế giới. Nếu những người tham gia phiên đấu giá không tập trung lắng nghe và tìm hiểu đầy đủ thông tin về giá trị món hàng trước khi tham gia phiên đấu giá thì việc người khác giành được món đồ sẽ là chuyện có thể xảy ra. Bởi không khí của một buổi đấu giá thường diễn ra với nhịp độ nhanh chóng, và bất cứ ai trả giá cao hơn sẽ nắm chắc cơ hội sở hữu món đồ hơn.
Giảng viên của Đại học Harvard nói rằng, điểm chung giữa một người định giá món hàng thấp hơn giá trị thực của nó và một người trả đúng giá trị của món hàng là nó chẳng mang về cho họ chút lợi nhuận nào bởi giá trị thặng dư bằng 0.
Người chiếm được quyền sở hữu món đồ đấu giá là người đã chấp nhận trả giá cao hơn 2 người trên kia, đây được xem là người đã định giá quá cao giá trị của món hàng. Trong trường hợp này, người chiến thắng không những không có lợi nhuận mà họ còn bị “thâm hụt” tài sản do phải trả cao hơn giá trị thật của sản phẩm.
2. Những bộ sản phẩm "trọn gói" đồng nghĩa với sự lãng phí
Khi đi mua sắm, hầu như bất kì ai cũng từng bị thu hút bởi những bộ sản phẩm "trọn gói" và quyết định mua chúng bởi lời mời chào của nhân viên rằng mua trọn bộ sẽ hời hơn rất nhiều so với mua từng sản phẩm lẻ. Tuy nhiên, trong bộ sản phẩm trọn gói đó sẽ có những thứ bản thân thực sự không cần đến và chúng ta đã lãng phí tiền cho những sản phẩm thừa thãi như vậy.
Đây có thể xem là một chiêu thức bán hàng kinh điển của các nhà cung cấp, họ nhắm vào tâm lý muốn tiết kiệm của người tiêu dùng nhằm bán được nhiều sản phẩm nhất có thể. Tuy nhiên, điều này không những không giúp người tiêu dùng tiết kiệm tiền mà còn khiến họ bị lãng phí những món đồ không thật sự cần thiết.
3. Chi phí cố định không liên quan tới việc định giá sản phẩm
Việc tăng hay giảm giá sản phẩm không hề liên quan và không làm lay động tới những chi phí cố định như tiền thuê nhà hay đầu tư trang thiết bị.
Ví dụ: Nếu bạn bỏ ra 10.000 USD để đầu tư một món hàng và bán nó với giá 10 USD thì bất cứ khoản tiền nào kiếm được từ doanh số bán hàng sẽ được tính một phần vào lợi nhuận. Vì thế, nếu bạn quyết định hạ giá sản phẩm thấp hơn 10 USD thì con số 10.000 USD ban đầu vẫn giữ nguyên, chỉ có mức lợi nhuận mà bạn kiếm được bị giảm đi.
Do đó, tuyệt đối không được lấy chi phí cố định làm cơ sở để định giá sản phẩm. Giá bán sản phẩm được xác định dựa trên giá trị của sản phẩm, chi phí sản xuất, chi phí tiếp thị, lợi nhuận mong muốn và các yếu tố khác liên quan.
4. Khấu hao tài sản và giá trị hàng tồn kho không phụ thuộc tình hình kinh doanh
Trên lý thuyết, có hai cách chính để tính khấu hao. Một là, khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng, điều này đồng nghĩa với việc mức khấu hao hằng năm sẽ không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản); hai là, khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, tức là chi phí được ghi nhận trong những năm đầu sẽ nhiều hơn so với những năm sau đó.
Tương tự, một công ty có thể định giá giá trị hàng tồn kho của mình sau khi thay đổi giá của một sản phẩm bằng hai phương pháp sau: Một là, nhập trước – xuất trước (FIFO), tức là những chai nước ép được nhập vào kho lâu nhất sẽ được ghi nhận là xuất đầu tiên; Hai là, nhập sau – xuất trước (LIFO), tức những hàng hóa nhập kho gần nhất sẽ được xuất ra trước.
5. Cách dòng tiền lưu thông tiết lộ tình hình tài chính của công ty
Dòng tiền được xem là một trong những khái niệm quan trọng nhất khi xem xét đến tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Những báo cáo định kỳ về dòng tiền hiện có của công ty cho thấy cách mà lượng tiền này dịch chuyển từ những hoạt động như kinh doanh, đầu tư và những hoạt động tài chính khác.
H.C (t/h)