Nhu cầu nhà ở cho lao động nữ ở các thành phố, khu công nghiệp là rất bức thiết
- Vấn đề
- 06:17 28/01/2021
DNHN - Đây là nội dung được đại biểu Hà Thị Nga - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (Hội LHPN) Việt Nam nhấn mạnh trong tham luận chiều ngày làm việc thứ hai (27/1) tại Đại hội XIII của Đảng.
Gánh những thiệt thòi
Nhiều ngành nghề trong các doanh nghiệp ở khu công nghiệp (KCN) như dệt-may, chế biến lương thực - thực phẩm, lắp ráp linh kiện điện tử… thường có xu hướng sử dụng lao động giản đơn, tay nghề thấp, chưa qua đào tạo.

Đây là cơ hội cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ di cư từ các vùng nông thôn tới để tìm kiếm việc làm tại các thành phố, các KCN. Nhưng thực trạng chỉ tuyển dụng lao động ở một độ tuổi nhất định và sa thải lao động sau một thời gian làm việc nhất định đã và đang là vấn đề nhức nhối hiện nay.
Các số liệu thông kê cho thấy, tính chung trong cả nước, độ tuổi bình quân của công nhân trẻ, dưới 25 tuổi chiếm 43,4%, từ 26-35 tuổi chiếm 34,7%, từ 36-45 tuổi chiếm 14%. Tuổi nghề dưới 1 năm chiếm 6,9%, từ 1-5 năm chiếm 30,6%, từ 6-10 năm chiếm 16,4%, từ 11-15 năm chiếm 10,5%, 16-20 năm chiếm 16,8%, 21-25 năm chiếm 13,3%, trên 25 năm chiếm 5,5%[3].
Tính riêng ở KCN, đa số lao động nữ có tuổi đời trẻ, từ 18-24 tuổi và hầu hết dưới 35 tuổi. Các doanh nghiệp ở KCN thường đầu tư công nghệ trung bình nên không đòi hỏi tay nghề cao, không có sự phân biệt lớn về kỹ năng giữa công nhân lâu năm và công nhân mới vào nghề. Làm việc trong dây chuyền công nghiệp đòi hỏi sức ép cao về tính chính xác, cường độ cao và sức khỏe tốt. Những công việc lao động nữ đảm nhiệm thường đòi hỏi nhiều thời gian, công việc lặp đi lặp lại một cách máy móc, buồn tẻ, thời gian tăng ca, tăng giờ nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe…
Khẳng định phụ nữ là nguồn nhân lực quan trọng của đất nước (chiếm trên 50% dân số), Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ trong độ tuổi lao động lên đến hơn 66%, cao hơn hẳn so với phần lớn các quốc gia trên thế giới.
Theo đại biểu Hà Thị Nga, lực lượng lao động nữ chưa qua đào tạo chiếm số lượng lớn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn hạn chế so với yêu cầu cao của thị trường lao động. Có gần 80% lao động nữ trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo. Tỉ lệ thất nghiệp ở nữ cao hơn bình quân chung của cả nước, việc làm bấp bênh, thu nhập thấp.
“Để giúp lao động nữ có cơ hội có việc làm, Nhà nước cần đảm bảo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng và thực thi các chính sách đào tạo nghề, có chính sách đào tạo nghề riêng cho phụ nữ, có các giải pháp hỗ trợ, bảo đảm cho nữ có cơ hội lựa chọn ngành nghề đúng với năng lực, sở trường.
Có như vậy mới góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao như văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra”, bà Nga bày tỏ mong muốn.
Đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho lao động nữ
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết, kết quả điều tra gần đây cho thấy 13,6% dân số cả nước là người di cư, trong đó, nữ giới chiếm 55,5%. Hầu hết họ di cư đến làm việc trong các khu công nghiệp, đến thành phố làm các công việc ở khu vực phi chính thức.
Công nhân lao động trong KCN hiện nay chủ yếu ở theo các hình thức như ở cùng gia đình hoặc nhà riêng, ở nhà trọ của tư nhân hoặc ở nhà thuê của doanh nghiệp. Do thu nhập thấp nên đa số thuê nhà giá rẻ, hoặc thuê chung, ở ghép, chất lượng nhà cho thuê kém, vệ sinh môi trường, điện, nước không đảm bảo an toàn; người lao động không có điều kiện nghỉ ngơi thoải mái để tái tạo sức lao động sau cả ngày làm việc nặng nhọc, mệt mỏi.
Với nhà ở thuê của doanh nghiệp, yêu cầu về giờ giấc, nội quy, quy định chặt chẽ về đi lại, giao lưu không phù hợp tâm lý tự do, thoải mái vốn có của lao động di cư do vậy không thu hút người lao động đến sinh sống.
“Với những người lao động di cư, nhà ở là vấn đề hết sức bức thiết. Thống kê cho thấy khoảng 80% công nhân đang phải thuê nhà ở trong các khu nhà trọ xung quanh các khu công nghiệp. Còn đối với nữ lao động di cư (công nhân, người bán hàng rong, lao động ở các chợ đầu mối, giúp việc gia đình, chăm sóc người ốm...) hầu hết chị em đều phải thuê nhà trọ.
Thậm chí, để giảm chi phí, nhiều người chấp nhận ở chung, phòng trọ rất tạm bợ, chật hẹp. Tình trạng sống chung khác giới, sống chung như vợ chồng cũng đã diễn ra ở nhiều khu nhà trọ, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội”, bà Nga nói.
Theo bà Nga, để đảm bảo quyền có nơi ở, chỗ ở cho mọi người dân, Nhà nước cần coi vấn đề nhà ở là phúc lợi của người dân để có chính sách đầu tư thỏa đáng, từng bước giải quyết về vấn đề nhà ở, trước mắt là cho các gia đình chính sách, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc thiểu số, người di cư...
Đồng thời tạo cơ hội tiếp cận dịch vụ công về giáo dục, y tế cho con em và gia đình phụ nữ khó khăn, lao động nữ di cư.
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cũng đề nghị Đảng, Nhà nước cần có chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho phụ nữ khi mang thai, sinh con, bởi trong số hơn 65% dân cư nước ta sống ở nông thôn thì có đến gần 50% là lao động nữ. Đảm bảo an sinh xã hội cho phụ nữ nuôi con nhỏ, trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ...
Bảo Ngân
Tin liên quan
#Đại hội XIII của Đảng

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tái đắc cử
Tối 30/1, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), ngay sau khi hoàn thành kiểm phiếu, Đại hội XIII của Đảng đã công bố danh sách các đại biểu trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.

Xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại, phát triển bền vững
Đó là chủ đề trong tham luận mà đại biểu Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình bày trong phiên thảo luận tại hội trường, Đại hội XIII của Đảng, sáng 27/1,

Ngày làm việc đầu tiên của Đại hội XIII bắt đầu diễn ra
Đầu giờ sáng 25/1, các đại biểu Đại hội XIII sẽ vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó, các đại biểu sẽ họp phiên trù bị tại hội trường lớn tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình.

Sẵn sàng các phương án y tế phục vụ Đại hội XIII của Đảng
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã trực tiếp đi kiểm tra công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII ở Văn phòng Trung ương Đảng và bốn địa điểm là nơi lưu trú, ăn nghỉ

Đã xử lý khoảng 35.000 tin bài xấu, độc trên không gian mạng
Tiến tới Đại hội XIII của Đảng, có thể có những diễn biến mới, phức tạp hơn trên không gian mạng về thông tin sai trái, thông tin xấu độc. Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị chức năng trực 24/14 giờ sẵn sàng phản ứng nhanh với các tình huống.
Đọc thêm Vấn đề
Quảng Bình: Lãnh đạo tỉnh tiếp công dân định kỳ tháng 4/2021
Vừa qua, tại trụ sở Tiếp công dân tỉnh, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy. Tham dự buổi tiếp có đồng chí Lê Văn Bảo, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
Hà Tĩnh phấn đấu tới năm 2025 xử lý 100% chất thải y tế nguy hại
Hà Tĩnh đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% lượng chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo.
Hà Tĩnh nỗ lực siết chặt quản lý môi trường
Hà Tĩnh đã và đang đặc biệt chú trọng đến vấn đề môi trường, nhất là sau sự cố xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng nghiệp Formosa cách đây 5 năm.
Quảng Bình: Khởi công chặn dòng, dẫn dòng dự án hệ thống thủy lợi Rào Nan
Vừa qua, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng ngành Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã tiến hành khởi công chặn dòng, dẫn dòng Dự án Hệ thống thủy lợi Rào Nan, bảo đảm đúng tiến độ an toàn của công trình thủy lợi Rào Nan. Tham dự buổi lễ có đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn.
Quảng Bình: Bàn giải pháp đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021
Vừa qua, đồng chí Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng thu học phí nhưng chất lượng chưa kiểm soát
Đây là sự bất cập lớn đang chờ giải pháp của nhiều trường đại học khi tăng thu học phí nhưng vênh chất lượng chưa được kiểm soát.
Siết quản lý trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn thành phố.
Hòa Bình lên kế hoạch chi tiết di dời dân, ứng phó khi có thiên tai
Tỉnh Hòa Bình xây dựng phương án chi tiết di dời dân khi có thiên tai xảy ra và bố trí các điểm ổn định dân cư khi sơ tán; khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Đường sắt kêu khó lên Thủ tướng, Bộ GTVT nói gì?
Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, việc giao dự toán ngân sách bảo trì hệ thống hạ tầng đường sắt quốc gia cho Cục Đường sắt Việt Nam là đang thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2020 hiện hành.
Doanh nghiệp “lách luật” trong việc đóng BHXH cho người lao động
Theo BHXH Việt Nam, hiện nay phần đóng BHXH, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp của chủ sử dụng lao động chiếm tới 2/3 tổng số tiền phải đóng, điều này dẫn tới nhiều doanh nghiệp cố tình lách để giảm bớt phần trách nhiệm đóng các loại bảo hiểm.