Chủ nhật 13/07/2025 19:56
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Nhiều chuyên gia nước ngoài hiến kế bảo tồn di sản kiến trúc truyền thống trong đô thị Việt Nam

05/11/2021 23:05
Nhân dịp kỷ niệm 13 năm ngày đô thị Việt Nam (8/11/ 2008 – 8/11/2021), sáng ngày 05/11/2021 Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo nhân lực ASEAN, Trường ĐH KHXH và NV, ĐHQG – HCM đã phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa và Phát triển, Trường Đại học

Các đại biểu tham dự Hội thảo trực tuyến (Ảnh chụp màn hình)

Các đại biểu tham dự Hội thảo trực tuyến (Ảnh chụp màn hình).

Sự kiện này có sự tham gia của nhiều lãnh đạo, chuyên gia đến từ HĐND TP.HCM, các Viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước: TS. Nguyễn Minh Nhựt – Phó trưởng ban Văn hóa – Xã hội, Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; TS. Hoàng Anh Tuấn – Giám đốc Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh; TS. Lê Hoàng Dũng – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; PGS.TS. Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng trường Đại học Văn Lang; PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân – Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo nguồn nhân lực ASEAN; TS. Nikhil Joshi – Đại học Quốc gia Singapore;… Bên cạnh đó, chương trình cũng thu hút sự tham gia của gần 200 sinh viên, học giả,… quan tâm đến vấn đề bảo tồn những giá trị truyền thống ở Việt Nam hiện nay.

TS. Lê Hoàng Dũng – Phó Hiệu trưởng trường ĐHKHXH&NV phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh chụp từ màn hình
TS. Lê Hoàng Dũng – Phó Hiệu trưởng trường ĐHKHXH&NV phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh chụp từ màn hình.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Lê Hoàng Dũng khẳng định: “Là một trong 2 trường Đại học đào tạo Khoa học Xã hội và Nhân văn lớn nhất cả nước, chúng tôi luôn ý thức kết hợp lý luận và thực tiễn, phối hợp với bộ 3 giá trị cốt lõi: Sáng tạo – Dẫn dắt – Trách nhiệm. Nhà trường luôn nhìn nhận, đánh giá, nâng cao nhận thức, tiếp nhận, lắng nghe ý kiến chuyên gia về vấn đề bảo tồn, gìn giữ những di sản của quá khứ để đảm bảo sự phát triển bền vững của tương lai”. Ngoài ra, ông cũng cho biết Ban tổ chức chương trình đã nhận được hơn 40 bài viết cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh với các chủ đề có liên quan: bảo tồn di sản, kinh nghiệm từ các nước ASEAN về bảo tồn di sản,…

Tiến sĩ - KTS. Lê Minh Hùng: Viện trưởng Viện nghiên cứu Di sản & Phát triển Trường Đại học Văn Lang
Tiến sĩ - KTS. Lê Minh Hùng: Viện trưởng Viện nghiên cứu Di sản & Phát triển Trường Đại học Văn Lang chia sẻ tại hội thảo.

Hội thảo nhằm nhìn nhận, đánh giá về công việc bảo tồn di sản kiến trúc truyền thống của Việt Nam trong ASEAN; Đưa ra giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện khuôn khổ, chính sách về bảo tồn di sản sản kiến trúc Việt Nam, góp phần tuyền truyền, phổ biến rộng rãi chính sách liên quan về bảo tồn di sản trong giảng viên, sinh viên các trường đại học đang học các chuyên ngành về đô thị học, kiến trúc, văn hóa, bảo tàng,… ; Tăng cường giao lưu, chia sẻ học thuật trong cộng đồng ASEAN.

Diễn giả trình bày về việc bảo tồn di sản kiến trúc truyền thống của Việt Nam. Ảnh chụp màn hình
Diễn giả trình bày về việc bảo tồn di sản kiến trúc truyền thống của Việt Nam. Ảnh chụp màn hình.

Bên cạnh bài phát biểu về Bảo tồn các công trình kiến trúc – thiết kế một tương lai phát triển bền vững từ quá khứ của TS. Nikhil Joshi - Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và “Bảo tồn di sản kiến trúc tại các đô thị - góc nhìn từ kinh tế của ông Gan Yee Chun - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Samtec Việt Nam, còn có 5 tham luận được trình bày tại Hội thảo, đó là “Di sản văn hóa Đô thị Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh góp phần phát triển bền vững” của TS. Nguyễn Thị Hậu – Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP. Hồ Chí Minh; “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị ở TP.HCM” của TS. Nguyến Đức Tuấn - trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh; “Hiện trạng bảo tồn di sản kiến trúc đô thị dựa trên sự tham gia của cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh (nghiên cứu trường hợp quận 1 và quận 3)” của TS. Nguyễn Minh Nhựt - Phó trưởng ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP.HCM; “Bảo tồn di sản văn hóa và du lịch nâng cao giá trị thành phố: Áp dụng xu hướng số hóa vào di sản văn hóa với sự hỗ trợ của BIM, Laser Scanning và Hi-Tech” của TS. Nguyễn Anh Thư và nhóm nghiên cứu đến từ Khoa Xây dựng, trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh; “Bảo tồn và phát triển kiến trúc đô thị cổ tại Singapore: qua nghiên cứu chính sách của cục tái thiết đô thị Singapore (URA)”của NCS Phan Hoàng Long - Trung tâm nghiên cứu đô thị sáng tạo Lý Quang Diệu (LKYCIC), Singapore.

​Đây là 5 bài viết trong số 29 bài viết được Ban tổ chức Hội thảo tuyển chọn từ hơn 40 bài gửi đến hội thảo, sẽ được xuất bản online, Nhà xuất bản Xây dựng phục vụ công tác nghiên cứu đào về bảo tồn di sản kiến trúc trong đô thị Việt Nam.

Ông Gan Yee Chun - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Samtec Việt Nam, chia sẻ tại Hội thảo
Ông Gan Yee Chun - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Samtec Việt Nam, trình bày tham luận tại Hội thảo.

Ông Gan Yee Chun mở đầu cho phần chia sẻ của mình bằng việc nhấn mạnh đến giá trị cộng đồng, xã hội của công trình di sản dưới tác động của kinh tế, với tiêu đề “Bảo tồn di sản kiến trúc tại các vùng Đô thị - Từ góc nhìn kinh tế” ông phát biểu: “Kiến trúc không phải là vấn đề về KHÔNG GIAN, mà là về THỜI GIAN”. Chính vì vậy, việc bảo tồn kiến trúc còn có ý nghĩa giữ gìn các yếu tố mang tính lịch sử của con người. Ông đưa ra những ví dụ cụ thể mà kinh tế đã tác động lên các công trình kiến trúc di sản như là nhà Bok ở Malaysia năm 1929 đã bị phá hủy, hay kiến trúc nhà phố phía Tây của chợ Bến Thành. Bên cạnh đó, ông còn đưa ra các số liệu về sự tăng trưởng GDP ở các quốc gia ASEAN, hay việc người dân di cư lên thành phố để kiếm sống cũng đã có những tác động không nhỏ đến các công trình kiến trúc như: Đông dân hơn, nhiều tòa nhà hơn, nhiều đường phố, nhiều xe cộ hơn, nhiều cơ sở hạ tầng hơn.

Bên cạnh đó, ông còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo tồn di sản kiến trúc ở đô thị”. Cuối cùng, ông cho rằng, bảo tồn di sản kiến trúc chính là bảo tồn các giá trị thời gian của đô thị, chúng ta không thể mua được thời gian, nên việc xây dựng các công trình hiện tại, cao tầng và rồi phá hủy những công trình kiến trúc di sản kia sẽ không mang ý nghĩa gì.

TS. Nikhil Joshi đến từ Đại học Quốc gia chia sẻ chủ đề: “Bảo tồn mang tính xây dựng - Thiết kế một tương lai bền vững cho quá khứ”. Liên quan đến Hội nghị lần thứ 26 của các bên tham gia Công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu, TS trình bày 5 giải pháp về bảo tồn di sản như là “Tối đa hóa tiềm năng của các giải pháp dựa trên di sản”, “Truyền tải các hành động vì khí hậu”, “Học hỏi lẫn nhau”, “tạo nên các công dụng tương lai cho các tòa nhà cũ”, và cuối cùng là “lắng nghe cộng đồng để huy động sự hỗ trợ phù hợp”. Đặc biệt, ông nói chủ yếu về “Tạo nên các công dụng tương lai cho các tòa nhà cũ”. TS còn giới thiệu về phương pháp tiếp cận “bốn trụ cột” cho phát triển bền vững, gồm “Văn hóa - Xã hội - Môi trường - Kinh tế”, các yếu tố bên trong mỗi trụ cột này, khi kết hợp, hòa quyện cùng với nhau, sẽ giúp hình thành “sự phát triển bền vững” mà chúng ta đang hướng đến. Ngoài ra, TS còn giới thiệu 17 Mục tiêu phát triển bền vững của LHQ, trong đó ông nhấn mạnh vào mục tiêu thứ 11 với nội dung “Làm cho các thành phố và khu định cư của con người dành cho tất cả, an toàn, và có khả năng chống chịu và bền vững”. Với những số liệu thống kê mang tính cụ thể được đưa ra, ông còn giúp truyền tải một câu nói của Giám đốc sáng lập Web Structure - “Phá dỡ một tòa nhà lớn là đồng nghĩa với việc đốt cháy một khu rừng”.

TS còn thông tin về tiềm năng của văn hóa và du lịch trong việc hiện thực hóa 17 mục tiêu phát triển bền vững của LHQ (giai đoạn 2015 - 2030)

Cuối cùng, ông nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của những sáng kiến tích cực, tăng cường nhận thức, phối hợp giữa các trường đại học và trung tâm, giúp đảm bảo củng cố những giá trị văn hóa to lớn của nó hơn là vì sự thay đổi mà hủy hoại những công trình kiến trúc truyền thống này.

PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân- Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP.HCM, chia sẻ tại Hội thảo
PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân- Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP.HCM, chia sẻ tại Hội thảo.

Theo PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân- Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP.HCM cho biết, từ khi tuyên bố thành lập cộng đồng chung ASEAN (năm 2015) đến nay, vấn đề phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm đang nổi lên như một lời hiệu triệu có sức hấp dẫn lôi cuốn và lan tỏa khắp các quốc gia ASEAN.

Thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục cho thấy: các cơ sở giáo dục nào có tư duy hội nhập; có tầm nhìn đổi mới sáng tạo, định hướng phát triển trở thành cơ sở giáo dục có thứ hạng cao ở châu Á đều quan tâm đến hợp tác quốc tế.

“Tôi đánh giá rất cao chủ đề của Hội thảo thể hiện rõ tinh thần Cộng đồng ASEAN, điều này cũng đúng với chủ đề ASEAN 2021 do Brunei Darusalam - Chủ tịch luân phiên ASEAN khởi xướng: “Chúng ta quan tâm, chúng ta sẵn sàng, chúng ta thịnh vượng”. Hội thảo có sự tham gia ý kiến của cộng đồng ASEAN - các nhà quản lý văn hóa, kinh tế, xã hội, giáo dục; các nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ học, văn hóa học, chính trị học; các chuyên gia về kiến trúc, bảo tồn di sản, nhân học, đô thị học … cho chúng ta niềm tin và sự hy vọng về triển vọng phát triển bền vững của TP.HCM và các đô thị ở Việt Nam từ kinh nghiệm và bài học quốc tế trong đó có nội dung bảo tồn di sản văn hóa nói chung, bảo tồn kiến trúc truyền thống nói riêng.”, bà Xuân nhận định ./.

Lập Nguyễn

Bài liên quan
Tin bài khác
TS. Võ Trí Thành: Bất động sản Hải Phòng hội tụ ba lợi thế phát triển

TS. Võ Trí Thành: Bất động sản Hải Phòng hội tụ ba lợi thế phát triển

Sự kết hợp giữa nền tảng sản xuất, chính sách linh hoạt và chất lượng sống cao giúp Hải Phòng trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư chiến lược.
Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Sự thay đổi chiến lược thuê của các tập đoàn toàn cầu đang tạo bước ngoặt cho bất động sản công nghiệp. Việt Nam đứng trước cơ hội vàng – nhưng liệu có đủ năng lực để nắm bắt?
Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp và sáp nhập địa giới hành chính từ 1/7/2025 mở ra cơ hội vàng giúc thị trường bất động sản chuyển mình vượt rào cản.
Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất cải cách thủ tục hành chính và quy định đấu thầu để xử lý tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”, thúc đẩy bất động sản bền vững.
Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc và Nam Khánh Hòa vừa công bố kế hoạch cho thuê môi trường rừng để khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại hai khu vực này.
Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND Thành phố kiến nghị điều chỉnh giá đất nông nghiệp trong Quyết định 79/2024 theo hướng tăng lên mức bằng 65–70% giá đất ở trong bảng giá đất.
Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, bổ sung hai sân bay Măng Đen và Vân Phong, mở ra cơ hội đột phá kinh tế - xã hội cho các địa phương.
Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Báo cáo Savills Impacts chỉ rõ chi phí, tài chính và nhân lực đang ghìm ngành xây dựng. Chịu áp lực nhưng mở ra hướng đi bền vững cho thị trường bất động sản.
Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp mở ra cơ hội vàng cho quy hoạch thông minh.
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.