Nghịch lý các nhà máy tại Việt Nam lao đao vì thiếu lao động sau Covid

09:44 21/10/2021

Trong khi các nhà cung cấp chủ lực trên toàn cầu chật vật tìm nhân công, hàng triệu người lao động vẫn trong lâm vào cảnh thất nghiệp.

Bên trong nhà máy Daphaco ở tỉnh Long An
Bên trong nhà máy Daphaco ở tỉnh Long An. (Ảnh: Reuters) 

Đại dịch Covid-19 càn quét thế giới bao gồm cả Việt Nam đã khiến hàng triệu người dân mất kế sinh nhai. Mặt khác, cho đến thời điểm này, vô số nhà máy chưa thuê đủ người đáp ứng nhu cầu sản xuất của các khách hàng ngoại quốc trong bối cảnh lễ mua sắm cuối năm đang đến gần cũng như gián đoạn chuỗi cung ứng ngày càng trầm trọng.

Cơ quan chính quyền nhiều lần khuyến khích công nhân quay trở lại làm việc và đưa ra chính sách lợi ích trong đợt tuyển dụng mới. Tuy nhiên, thiếu lao động vẫn là vấn đề nổi cộm, thậm chí tại các nhà máy quy mô từ Samsung tới Adidas và Lululemon cần tăng cường sản xuất tại Việt Nam, một trong những nguồn cung trang phục và điện tử hàng đầu thế giới. Theo số liệu từ trang web việc làm lớn nhất Việt Nam, Navigos, tại trung tâm công nghiệp Bình Dương, các nhà cung cấp chỉ có một nửa số nhân công cần thiết để vận hàng toàn bộ công suất. 

Đây có lẽ là đợt di cư lao động lớn nhất của công nhân miền Nam nước ta kể từ ngày 1 tháng 10 trải dài từ thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và các tỉnh thành khác. Dịch Covid-19 càn quét vào mùa hè năm nay kéo theo hàng loạt hạn chế bao gồm công nhân phải thực hiện ba tại chỗ ăn, ngủ, nghỉ tại nhà máy. Ngay sau khi lực lượng chức năng bắt đầu chặn các cửa ngõ, hàng chục nghìn người di cư vội vã trở về quê. Jeffery Lee, Phó Giám đốc Công ty nhân sự A8 Resource, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Tất cả chỉ để sinh tồn. Vì vậy, các nhà máy cần phải giúp công nhân tồn tại nếu không muốn mất nguồn nhân lực".

Bên cạnh đó, đóng cửa trường học trong thời gian dài, các quy định liên tục thay đổi và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đầu năm 2022 đang làm phức tạp thêm nghịch lý thiếu lao động đồng thời thất nghiệp tràn lan chưa từng có tại Việt Nam. Do đó, bằng mọi giá, các công ty gấp rút đảm bảo lực lượng. Chẳng hạn, một công ty con của Sharp tăng thêm một tháng lương để đưa công nhân đến Bình Dương sản xuất mô đun camera cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Dệt may Hòa Thọ cũng có biện pháp tương tự khi cung cấp dịch vụ giữ trẻ nhằm thu hút lao động mới, các bậc phụ huynh yên tâm có địa điểm gửi con khi nhà trẻ chưa mở cửa trở lại. Nhiều công ty khác liên tục sáng tạo để giữ chân người lao động, từ gói chăm sóc da tay của Ford đến hỗ trợ máy tính học tập cho con em nhân viên của Daphaco Electric Cable.

Chính quyền địa phương đang vào cuộc để đưa người lao động trở lại các khu công nghiệp bằng xe buýt, tàu hỏa hoặc máy bay. Các nhà máy phía Nam tăng lương 15-20% thay vì 5-10% như thông thường. Điều đó  có nghĩa là người lao động có lợi thế thương lượng hơn trước. Cú sốc chuỗi cung ứng Covid mở đầu với nhu cầu mua sắm online gia tăng đột biến trong khi không có đủ tàu container hoặc chip máy tính. Hết thách thức này đến thách thức khác, bao gồm cả việc Việt Nam phải đóng cửa hoạt động kinh tế trong quý ba, thiếu hụt lao động có nguy cơ gây ra những khó khăn đáng kể hơn nữa.

Pou Chen, nhà thầu giày lớn nhất thế giới hợp tác với Nike và Adidas đã khai trương cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 6 tháng 10 lần đầu tiên kể từ tháng 7. Đơn vị này chia sẻ với trang tin địa phương Zing rằng công ty thiếu 40.000 công nhân so với 56.000 người như trước. Các công ty đăng quảng cáo tuyển dụng hàng trăm nhân lực cùng một lúc, cung cấp bữa ăn miễn phí và có thưởng nếu làm việc từ một tháng trở lên.

Ở Đồng Nai, ban quản lý các khu công nghiệp dần mở cửa trở lại, có khi hàng trăm nhà máy chỉ trong một ngày, bao gồm cả Chang Dae Vina, công ty sản xuất vỏ thiết bị cho Samsung và WJM Furniture cung cấp cho Puma và Armani. Hiện người lao động có thể di chuyển nhiều khu vực thay vì phải ở lại qua đêm. Giám đốc điều hành Ford Việt Nam, ông Phạm Văn Dũng cho hay: "Đại dịch toàn cầu đã tác động tiêu cực đến toàn ngành ô tô. Rất may, với những biện pháp và nỗ lực kịp thời của chính phủ Việt Nam, tình hình đã được kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất ô tô sớm quay trở lại sản xuất". 

Tuy nhiên, quay trở lại là quyết định khó khăn cho người lao động, đặc biệt là sau mùa hè. Nhiều người di cư mắc kẹt hàng tháng trời đã rời đi từ ngày 1 tháng 10.  Đối với những người di cư mắc kẹt trong khu vực, ngày 1 tháng 10 là cơ hội đầu tiên trong nhiều tháng để họ rời đi.  Nhà nghiên cứu lao động Tu Phuong Nguyen của Đại học Adelaide cho biết, nhiều người bị mất việc làm đã lựa chọn an toàn là về quê, họ có thể không tìm được việc làm nhưng ít nhất có gia đình và vẫn có thể sống qua ngày. Theo số liệu của Tổng cục Thống Kê, đã có 1,5 triệu người bỏ làm về quê từ quý 2 đến quý 3 tại Đông Nam bộ. Michel Bertsch, Giám đốc điều hành của Công ty sản xuất đồ nội thất Geuther Việt Nam, cho biết, công ty cố gắng bảo toàn gần như toàn bộ nhân viên nhưng nếu muốn, công nhân có teher nhận tiền lương và về quê. "Giống như đánh bạc vậy, chưa ai từng trải qua điều này trước đây và không ai biết điều gì sẽ xảy ra", ông nói. Trong lĩnh vực sản xuất, một số lượng công nhân nhất định sẽ không quay trở lại nhưng lương vẫn phải tăng thêm và cho hay đã quá muộn để vận chuyển hàng hóa kịp thời gian cho kỳ nghỉ lễ.

Các nhà phân tích cũng đồng tình với nhận định trên, chỉ ra bất kỳ sản phẩm nào chưa được vận chuyển trên biển sẽ không có mặt trên các kệ hàng nước ngoài dịp Giáng sinh. Dữ liệu từ United Nations Comtrade chỉ ra, sau Trung Quốc, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và dệt may lớn thứ hai vào năm 2020. Kỳ nghỉ lớn sắp tới là Tết Nguyên đán, hàng triệu người Việt Nam tạm dừng công việc để về quê. Hiện tại, các doanh nghiệp không biết chắc có bao nhiêu nhân viên sẽ trở lại trước kỳ nghỉ đầu tháng hai hoặc có thể hoàn thành bao nhiêu phần trăm công việc.

Quá trình phục hồi kinh tế thêm phần gian nan. Các quốc gia khác đã trải qua tình trạng mất kết nối giữa cung và cầu lao động do Covid-19 khiến người lao động phải ở nhà và hỗ trợ tài chính, sự cạnh tranh giữa các nhà tuyển dụng cho phép nhân lực kén chọn công việc. Ông Nguyễn Anh Khương, Giám đốc xuất nhập khẩu Daphaco cho biết: "Người lao động về quê sợ quay lại TP.HCM vì không lo được cho gia đình và lo sợ đại dịch". Ông cho hay, nếu tình trạng lây nhiễm lan rộng, khu vực có thể bị đóng cửa, khó thuyết phục người dân quay trở lại hơn. Trong khi miền Bắc tiếp tục phục hồi, nhiều nhà máy ở miền Nam đang bước vào tuần thứ ba mở cửa trở lại nhưng vẫn hoạt động dưới một nửa công suất. Để khởi động lại nền kinh tế, tỷ lệ và tốc độ tiêm chủng của thành phố Hồ Chí Minh tăng nhanh hơn nhiều so với cả nước, đạt 76,9% vào thứ sáu.

TL (theo Nikkei Asia)